4 thg 5, 2024

Con đường xanh mát giữa lòng Biên Hòa

Với những hàng cây cổ thụ tỏa bóng che phủ cả con đường, đường Trịnh Hoài Đức (phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa) là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè.

Người dân cảm thấy dễ chịu nhờ những hàng cây xanh và hồ nước mát. Ảnh: Minh Hạnh

Với nhiều người Biên Hòa thường sẽ rất ít khi nhớ tên đường, hay địa chỉ cụ thể mà chỉ đường cho nhau bằng tên địa danh của một khu vực hoặc một quán lâu năm.

Nhưng có một tên đường, đã mang theo nhiều kỷ niệm, xuyên suốt qua bao thế hệ người dân nơi đây mà không có một địa danh nào có thể thay thế được. Đó là con đường Trịnh Hoài Đức, nằm kế bên công viên Biên Hùng, buổi tối là khu chợ đêm nhộn nhịp.

Quán hủ tíu tên gọi nghe ‘lạnh sống lưng’ gần 40 năm tuổi ở Biên Hòa có gì đặc biệt?

Nhiều người ở Biên Hoà ít hẳn đã một lần nghe qua quán hủ tíu bà Hai (2025/32, Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa), hay còn có cái tên độc lạ là hủ tíu “Hài cốt”. Người mới biết, thường chê cái tên kỳ dị, nghe “lạnh sống lưng”, nhưng không biết rằng đây là cái tên thân thương mà thực khách lâu năm đã đặt cho quán.

Bà Hai trộn hủ tíu với nước sốt độc quyền. Ảnh: Minh Hạnh

“Mùa vàng” trên cánh đồng Thới Sơn

Cách thành phố Biên Hòa chưa đầy 10km, khác hẳn với cảnh tấp nập, đông đúc của một thành phố phát triển công nghiệp, cánh đồng lúa ở ấp Thới Sơn, xã nông thôn mới nâng cao Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) mang đến một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của một vùng quê yên bình.

Ngày mùa đã đến trên cánh đồng lúa trĩu hạt ở ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: Trần Danh

Cuối tuần ‘chill chill’ cùng cánh đồng lúa vàng ươm "sát vách" Biên Hòa

Chỉ cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 20 phút đi xe máy, có một cánh đồng lúa thanh bình đang trải dài mát mắt, làm dịu lòng bất cứ ai ghé qua vào những ngày tháng tư nắng nóng như "đổ lửa". Cánh đồng lúa này tọa lạc tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.

Các bạn trẻ tranh thủ mùa lúa đang chín vàng để lưu lại những tấm hình đậm chất miền quê thanh bình tại cánh đồng lúa xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: Hà Lê

3 thg 5, 2024

Lên Thèn Chu Phìn vui hội Gầu tào của đồng bào Mông

Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.

Thèn Chu Phìn là xã biên giới, cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 14 km về phía bắc. Đây là địa bàn cư trú của 386 hộ với 1821 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Nùng; Thèn Chu Phìn có 4 thôn Nậm Dế, Cáo Phìn, Lùng Chin Hạ, Lùng Chin Thượng.

Vì sao Kính Chủ - Nhẫm Dương được đưa vào hồ sơ di sản thế giới?

Mới đây, 2 di tích Kính Chủ - Nhẫm Dương (Kinh Môn, Hải Dương) đã được bổ sung vào hồ sơ đề cử quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Chùa Nhẫm Dương, một trong những di tích được đưa vào hồ sơ quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới