30 thg 4, 2025

“Hội diều làng Bá Dương Nội” chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiều ngày 12-4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".

Làng Bá Dương Nội (còn có tên là Bá Giang), xưa có tên nôm là Kẻ Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, thị trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Thừa Thiên Huế, Vũng Tàu; đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010; 2014), Trung Quốc (2012); Cộng hòa Pháp (2012), Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.

Trăm năm Nam Bắc Hiệp và ông chủ nhà hàng bất đắc dĩ

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp nổi lên như một nơi chốn sang trọng giữa trung tâm Thủ Dầu Một, với thực đơn món Tây phục vụ giới trung và thượng lưu lui tới làm ăn ở đây cùng quan chức Tây ta trong tỉnh.

Cách nay hơn một trăm năm (1922), ở Thủ Dầu Một, thủ phủ tỉnh Bình Dương ngày nay, ngay dãy phố 4 căn xây cho thuê của ông Trần Trung Hiếu có một nhà hàng Tây đồ sộ chiếm một góc đường giáp ba mặt: đường Phan Thanh Giản (nay là Điểu Ông), Charles Chanson (nay là Ngô Tùng Châu) và Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học). Mặt tiền số 90 đường Thái Lập Thành ngang 7 m, sâu 30 m nở hậu. Nhà xây theo kiểu Tây bằng gạch, một tầng lầu.

Đây là cơ sở hùn hạp làm ăn của ông Trần Văn Nhàn và ông Tư Sửu, thuê của ông Trần Trung Hiếu. Nhà hàng là nơi gây dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân cố cựu ở Bình Dương những năm từ 1920 đến 1960.

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp sau 1945 (*)

Huyền thoại "đồ gỗ Phan Văn Nhị"

Xuất thân từ một vùng quê nghèo, chỉ với hai bàn tay trắng và không được học hành, ông Phan Văn Nhị đã tạo dựng được một thương hiệu sản xuất đồ gỗ có tiếng ở Sài Gòn, có chất lượng và tính mỹ thuật cao trong gần 30 năm.

Từ đầu những năm 2000 tại Sài Gòn, rất nhiều người trong giới trang trí nội thất và chơi đồ gỗ xưa cất công săn lùng một dòng đồ gỗ có từ đầu thập niên 1950. Họ đến các điểm bán đồ gỗ cũ trên đường Lê Công Kiều, đường Pasteur gần chùa Ấn, dưới chân cầu chữ Y hoặc đi xa hơn là đường Bùi Thị Xuân ở quận Tân Bình… để tìm cho được dòng đồ gỗ của hiệu “Phan Văn Nhị”. Chúng được nhận dạng nhờ kiểu dáng thanh thoát thể hiện ở cái tủ búp phê, bộ salon, tủ chén… Nếu may mắn, có thể tìm được món đồ gắn marque bằng đồng có hàng chữ màu vàng “Phan Văn Nhị” trên nền màu đỏ.

Người nghệ nhân duy nhất của dòng họ Lại làm giấy sắc phong

Ẩn sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Nhật Tảo (Hà Nội), ông Lại Phú Thạch là truyền nhân duy nhất của dòng họ Lại vẫn hàng ngày cần mẫn, tỉ mỉ trong chiếc bàn nhỏ sáng đèn để làm ra những tờ giấy sắc phong vang bóng một thời của tiền nhân họ Lại xưa để lại.

Nghệ nhân Lại Phú Thạch là nghệ nhân đời thứ 26 thuộc dòng họ Lại còn lưu giữ nghề làm giấy sắc phong.

29 thg 4, 2025

Tuồng Cổ Làng Thổ Hà: Di Sản Văn Hóa Nghệ Thuật Đặc Sắc

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, là một ngôi làng cổ nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng. Nơi đây không chỉ nổi bật với những nghề truyền thống như làm gốm, bánh đa nem, mì gạo, mà Thổ Hà còn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ. Với hàng trăm năm tồn tại, tuồng Thổ Hà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Tuồng Thổ Hà là một loại hình nghệ thuật tuồng cổ truyền, có ảnh hưởng sâu rộng từ tuồng cung đình, phản ánh đời sống phong kiến với những câu chuyện về vua chúa, quan lại và những trận chiến quyết liệt bảo vệ chính nghĩa. Các vở tuồng của Thổ Hà thường khai thác hai nhóm chủ đề chính: một là các tích truyện lịch sử Trung Quốc, hai là những câu chuyện về anh hùng dân tộc Việt Nam như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Huệ… Tuy nhiên, số lượng vở tuồng về lịch sử Việt Nam khá ít, do sự thiếu hụt tài liệu và truyền thừa từ thế hệ trước.

Hội làng ở ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài

Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, người dân làng So (thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội làng mình. Đây không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Đoàn rước kiệu thánh hướng về Miếu Ông và Miếu Bà, nơi thờ thân sinh của các vị Thành hoàng làng.

Cây hoa bún trăm tuổi hiếm hoi ở Hà Nội được bảo vệ như báu vật

Từng chùm hoa bún xoè to như con bún, cây hoa trăm tuổi mang vẻ đẹp nhẹ nhàng hấp dẫn người dân và du khách Thủ đô chiêm ngưỡng.

Giữa tháng 4, trong những cơn nắng bắt đầu oi hè, cây hoa bún cao sừng sững ở góc đường ở Đình Thôn (Mỹ Đình, Hà Nội) bắt đầu khoe sắc. Theo người dân tại đây, cây này đã có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi.

Lạc lối ở Sơn Trà giữa mùa lim xẹt trổ hoa vàng rực

Từ cuối tháng 3 và kéo dài đến gần cuối tháng 4, những cây lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà bung nở vàng rực rỡ.

Tới bán đảo Sơn Trà cuối tháng 4, anh Lê Văn Cường - du khách đến từ Quảng Trị cho biết, những cây lim xẹt cao hơn 10 mét đang trổ hoa rực rỡ, phủ sắc vàng tươi tắn khắp núi rừng bán đảo Sơn Trà.

“Ban đầu nhiều du khách lầm tưởng là hoa mai rừng, nhưng cánh hoa lim xẹt mỏng manh, hơi cong tự nhiên và màu vàng tươi đúng chất rừng khiến ai cũng trầm trồ”, anh Cường nói.

Màu vàng hoa lim xẹt khiến nhiều du khách ngỡ là hoa mai. Ảnh: Lê Văn Cường

28 thg 4, 2025

Núi Chứa Chan – Điểm đến hấp dẫn tại Đồng Nai

Núi Chứa Chan được biết đến là ngọn núi cao thứ hai khu vực Đông Nam Bộ với nhiều vách đá dựng đứng, hệ sinh thái đa dạng... Do nằm cách Sài Gòn không xa nên nơi đây vẫn thường được nhiều bạn trẻ yêu lịch và lựa chọn để khám phá.

Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ. Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.

Những ngôi chùa cổ kính cùng nhiều câu chuyện bí ẩn luôn thu hút sự tò mò của du khách khi đến núi Chứa Chan.

Khau Phạ mùa nước đổ

Bình minh trên vùng đất Cao Phạ.

Những ngày đầu hè, đèo Khau Phạ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái lại khoác lên mình "tấm áo" huyền ảo của mùa nước đổ. Nước từ các khe suối, dòng thác được dẫn về ruộng, khiến những thửa ruộng bậc thang lóng lánh như những "tấm gương khổng lồ" soi bóng trời mây. Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ hòa cùng nhịp sống cần cù của người dân vùng cao tạo nên một bản hòa ca mê hoặc lòng người.

Đặc sản rau rừng Arui

Từ một loại cây dại mọc trên các triền sông, Arui - tên gọi rau rừng theo tiếng Cơ Tu - trở thành món ăn dân dã được đồng bào miền núi ưa chuộng. Vài năm trở lại đây, Arui được săn lùng và biết đến như một đặc sản rau rừng phục vụ du khách.

Món rau Arui xào với thịt xông khói mang hương vị đậm đà khó cưỡng. Ảnh: ZƠRÂM THỊ TÝ

Hôm nọ, vợ chồng tôi về quê núi Đông Giang. Người bạn “nối khố” của chồng tên Alăng Beo mời ghé thăm Katu quán (tên gọi quán ăn của gia đình anh vừa mới khai trương tại thôn Bhlô Bền, xã Sông Kôn).

Gà nướng cơm lam

Một món ăn dân dã được chế biến đơn giản nhưng phải khéo lắm mới tạo ra hương vị gây thương nhớ. Và có lẽ, phải thưởng thức khi ngồi giữa khung cảnh thiên nhiên thì mới cảm hết độ ngon của món ăn.

Món cơm lam gà nướng tại Đà Lạt. Ảnh minh họa

27 thg 4, 2025

Khám phá Dinh Độc Lập nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 30/4/1975, sự kiện chiếc xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở ra thời khắc thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, non sông thống nhất, và ngôi dinh thự này cũng đã trở thành chứng tích lịch sử quan trọng giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 50 năm kể từ sự kiện lịch sử trọng đại ấy, Dinh Độc Lập với tên gọi Hội trường Thống Nhất ngày nay vừa là nơi lưu giữ ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa là một địa chỉ tham quan, khám phá, du lịch của hầu hết du khách khi đến thăm thành phố mang tên Bác.

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.

Gỏi cá cơm sông Trường Giang

Dù có bận rộn mấy, cuối tuần tôi cũng sắp xếp chạy ù về nhà. Đôi khi, chỉ để chờ món ăn mà từ lâu không thể tìm được ở bất cứ hàng quán nào nữa, chỉ còn lại trong ký ức ngày bé: gỏi cá cơm.

Gỏi cá cơm sông Trường Giang. Ảnh: B.N

Nếu dọc biển Tam Thanh, Tam Tiến, người ta dễ dàng tìm thấy món gỏi trứ danh làm từ cá trích vừa bắt lên từ biển tươi cong óng ánh, thì gỏi cá cơm hiếm hoi tìm thấy ở Núi Thành - nơi sông Trường Giang lặng lẽ chảy qua.

Trầm tích địa danh xứ Quảng

Tên gọi vùng đất mang ý nghĩa chính thức định danh về hành chính - xã hội, có ý nghĩa biểu tượng và tính thiêng của một nhân danh, địa danh, sự kiện lịch sử. Nguyên tắc định danh giúp phản ánh thực tế (địa dư, thổ sản…), lưu dấu sự kiện, thể hiện khát vọng nhân sinh của cộng đồng, nên luôn mang tính lịch sử và văn hóa một thời.

Thị trấn Trung Phước - đầu nguồn sông Thu Bồn, vốn thuộc huyện Nông Sơn cũ, nay là huyện Quế Sơn. Ảnh: MINH THÔNG

Lịch sử chứng kiến những lần đổi tên, theo nguyên tắc và mục đích, khát vọng tương ứng. Tất cả, qua thời gian, đã ổn định nhiều giá trị văn hóa cốt lõi từ những trầm tích địa danh độc đáo ở mỗi địa phương.

Thăm Phủ thờ Bà Chúa Muối

Thôn Quang Lang, thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là một trong những làng nghề làm muối lâu đời ở miền Bắc còn tồn tại đến ngày nay. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với “biển vô cực”, những cánh đồng muối trải dài, các lễ hội dân gian đặc sắc mà còn có ngôi phủ thờ duy nhất tại Việt Nam thờ Bà Chúa Muối – Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh.

Phủ thờ Bà Chúa Muối tọa lạc tại làng Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

26 thg 4, 2025

Mùa trái chín ở rừng Chiến khu Đ

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, nằm ở khu vực cuối Chiến khu Đ (CKĐ) xưa) đang quản lý hơn 100 ngàn hécta gồm hơn 68 ngàn hécta rừng tự nhiên và 32 ngàn hécta là hồ Trị An. Đây là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai với hệ động, thực vật phong phú.

Du khách chụp hình lưu niệm với cây đa cổ thụ tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Ảnh: B.Nguyên

Đây không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ mà còn là "địa chỉ đỏ" của cả nước với 3 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là địa đạo Suối Linh, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Mỗi năm vào tháng tư, nơi đây đón rất nhiều đoàn khách, trong đó có nhiều cựu chiến binh về nguồn ôn lại kỷ niệm chiến trường xưa. Đây cũng là mùa trái rừng chín, mùa để lại nhiều kỷ niệm với những chiến sĩ từng sống, chiến đấu ở rừng CKĐ.

Quả ngọt trên vùng đất núi lửa Đắk Nông

Xoài Đắk Gằn huyện Đắk Mil (Đắk Nông) mang hương vị ngọt ngào đặc trưng, không chỉ trở thành niềm tự hào của người dân địa phương mà còn góp phần quảng bá Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông đến bạn bè quốc tế.

Vườn xoài ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) là điểm đến số 18, thuộc Tuyến 2 “Bản giao hưởng của làn gió mới”, CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.

Hương vị ngọt ngào từ vùng núi lửa

Từ nhiều năm nay, mảnh đất Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) được biết đến là một vùng chuyên canh cây xoài. Người dân sản xuất chủ yếu các loại xoài Đài Loan, xoài Thái, xoài ba mùa, xoài Úc… Ngoài sản lượng cao, xoài Đắk Gằn còn nổi tiếng bởi chất lượng.

Điều đáng ngạc nhiên là đất bazan ở khu vực này không thuận lợi cho các loại cây công nghiệp, cây ăn trái như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng nhưng lại phù hợp với cây xoài.

Đất ở đây chủ yếu được phong hóa từ các loại đá trầm tích. Nền đất chủ yếu là đá phiến, cát kết, bột kết bị phong hóa mạnh, có nguồn nước ngầm dồi dào với độ sâu và thoát nước tốt, phù hợp với sự phát triển của cây xoài.

Vùng đất Đắk Gằn, huyện Đắk Mil có điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đồi dốc, sét pha cát và nhiều sỏi đá, tạo điều kiện lý tưởng cho cây xoài phát triển

Núi lửa Băng Mo ở Đắk Nông được xếp hạng di tích cấp tỉnh

Ngày 18/3, UBND huyện Cư Jút (Đắk Nông) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích danh lam thắng cảnh Núi lửa Băng Mo, tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling.

Các đồng chí: Y Quang BKrông, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn tham dự.

Các đồng chí: Y Quang BKrông, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông tham dự

Tiên Sa Show - sản phẩm du lịch đêm đầy ấn tượng của Đà Nẵng

Khung cảnh lộng lẫy mô tả cảnh các nàng tiên cánh tím lạc bước xuống rừng Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Với mong muốn tạo nên một sản phẩm văn hóa, du lịch mới chất lượng cao để phục vụ công chúng và du khách khi đến với Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tài năng Nghệ thuật Việt Nam (S-Talent JSC Việt Nam) vừa cho ra mắt vở vũ nhạc kịch “Tiên Sa” có nội dung nói kể những câu chuyện cổ tích và huyền thoại về vùng đất Đà Nẵng xinh đẹp. Vở diễn hoành tráng do nhiều nghệ sĩ gạo cội hàng đầu của Việt Nam dàn dựng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý và để lại dư âm tốt đối với đông đảo người xem.

25 thg 4, 2025

Người Si La ở bản mới Seo Hai

Nằm trên đỉnh núi cao có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Bản Seo Hai thuộc xã Kan Hồ, Mường Tè, Lai Châu là nơi sinh sống của hơn 72 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu dân tộc Si La. Tuy là một trong số những bản tái định cư nhưng nhờ những chính sách phù hợp của chính quyền địa phương đã giúp người Si La tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển về mặt đời sống, kinh tế mà vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Bản Seo Hai là một bản tái định cư của đồng bào dân tộc Si La.

Hàng vạn người dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2023 đến nay, Lễ hội được UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.

Hàng vạn người đổ về dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngắm mây trên đỉnh Hầu Thào

Bản Hang Đá nằm ngay cạnh thung lũng mây Mường Hoa, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng
Sa Pa vốn nổi tiếng bởi có nhiều địa điểm du lịch đẹp với những dãy núi hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang trùng điệp và không khí trong lành của miền núi Tây Bắc. Trong số những điểm đến hấp dẫn đó thì xã Hầu Thào đang trở thành một địa điểm ngắm mây lý tưởng dành cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.

Cây gạo hai thân, nở hoa vàng rực hiếm có ở Hải Dương

Khác với màu đỏ rực thường thấy, cây gạo tại đền Long Động lại trổ hoa màu vàng rực.

Không phải màu đỏ, màu cam, cây gạo nằm trong khuôn viên khu di tích lịch sử đền Long Động nở hoa mang màu vàng rực rỡ hiếm có. Đầu tháng Tư, hoa bung sắc tựa như thắp nắng, thu hút chim sẻ, chào mào... đến đậu hót líu lo.

Đặc sản Ninh Bình vào top món ăn từ dê ngon nhất thế giới

Dê tái chanh Ninh Bình được Taste Atlas vinh danh là món ăn từ dê ngon nhất thế giới.

Dê tái chanh Ninh Bình lọt top món ăn ngon nhất thế giới từ dê - Ảnh: HOÀNG HIỆP

24 thg 4, 2025

Viếng thăm Đền tưởng niệm Bến Nọc – nơi tội ác và sự hy sinh khắc sâu trên những bức phù điêu

Thành phố Hồ Chí Minh với tháng 4 đầy áp các sự kiện, hoạt động văn hóa – xã hội – thể thao sôi động và ý nghĩa, nhằm hướng đến sự kiện trọng đại của đất nước – kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong những ngày tháng 4 đầy cảm xúc và ý nghĩa như vậy, cùng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, chúng tôi về thăm lại Đền tưởng niệm Bến Nọc (phường Tăng Nhơn Phú A, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM) – là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của bao nhiêu thế hệ đã hy sinh tại mảnh đất này trong cuộc đấu tranh cách mạng, góp sức mang lại hòa bình đất nước.

Cổng tam quan đền tưởng niệm Bến Nọc.

Vượt đèo ghé bản Bắc Hoa nơi vùng cao Bắc Giang

Đẹp như tên gọi, bản Bắc Hoa là nơi còn nhịp sống thanh bình cùng vẻ đẹp những căn nhà đất truyền thống, lọt thỏm giữa đồng xanh, núi cao.

Nép dưới chân núi của vùng trồng vải bạt ngàn ở Lục Ngạn, bản Bắc Hoa đem lại trải nghiệm thú vị cho du khách khi phải phượt qua những đồi vải bung hoa vàng nhạt, hay cung đường đèo một bên là vách đá cheo leo, một bên là vực sâu mới tới.

Khám phá thiên đường nghỉ dưỡng tại Bách Thảo Ngân

Bắt đầu ngày mới với không khí mát lành, thả mình trong làn nước mát lạnh với tầm nhìn ra dòng suối thơ mộng và nhâm nhi ly cà phê có lẽ là điều ai cũng muốn. Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác ở một nơi thiên nhiên ôm trọn tâm hồn thì Bách Thảo Ngân chính là chốn thiên đường đang chờ bạn khám phá.

Tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Bách Thảo Ngân được đầu tư đồng bộ, tạo điểm nhấn cho du lịch Tuyên Quang.

Khánh thành Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Sáng 17-3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp Tuyên Quang tổ chức Lễ khánh thành Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp.

Dự lễ khánh thành có đồng chí Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ; Cục An ninh nội địa Bộ Công an.

Các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Quang Hòa

23 thg 4, 2025

Chiêm ngưỡng núi Mắt Thần khác lạ mùa cạn nước ở Cao Bằng

Cảnh vật quanh núi Mắt Thần thay đổi theo mùa, vẻ đẹp hài hoà giữa mây trời, non nước. Bãi cỏ như thảo nguyên rộng lớn.

Núi Mắt Thần, hay còn gọi theo tiếng Tày là Phja Piót (nghĩa là núi thủng), nằm trên địa bàn xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây là một trong những điểm đến đặc sắc thuộc tuyến du lịch phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Ngọn núi nổi bật với một lỗ thủng hình tròn nằm ở giữa lưng chừng núi, có đường kính lên tới 50 mét - một kiệt tác độc đáo được hình thành trong quá trình kiến tạo địa chất hàng chục triệu năm trước.

Những điều ít biết về quan Hiến sát sứ Hải Dương Ngô Thì Nhậm

Khi được bổ làm quan Hiến sát sứ ở Hải Dương, Ngô Thì Nhậm đã tập trung cải cách tư pháp, xử lý nghiêm minh các vụ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền địa phương.

Con phố mang tên Ngô Thì Nhậm ở phường Cẩm Thượng (TP Hải Dương)

Ở TP Hải Dương có một con phố mang tên Ngô Thì Nhậm. Con phố này hiện thuộc phường Cẩm Thượng, một đầu phố tiếp giáp với phố Phan Đình Phùng, một đầu phố giáp với bờ đê.

Đình Quỳnh Khê - Nơi hun đúc lòng yêu nước trong kháng chiến

Đình Quỳnh Khê ở xã Kim Xuyên (Kim Thành, Hải Dương) từng là nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng và nay là không gian sinh hoạt cộng đồng.

Đội tế nữ làm lễ tế thành hoàng làng từ chiều 14/3 âm lịch

Thăm các di tích thờ nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hòa chung dòng chảy của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã trở thành ngày lễ trọng đại với mỗi người dân Hải Dương. Đây cũng là dịp nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương mở hội để nhân dân hướng về nguồn cội.

Hải Dương hiện còn khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng. Các di tích còn lại thờ hoặc phối thờ nhiều nhân vật thời Hùng Vương như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, công chúa Tiên Dung, Bảo Phúc Đại Vương... Trong ảnh: Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng

22 thg 4, 2025

Đà Nẵng mùa hoa vàng và voọc chà vá chân nâu

Một chú voọc trưởng thành tuyệt đẹp ngồi trong bóng chiều. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Hằng năm, cứ vào độ từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch, rừng trên bán Sơn Trà ở Đà Nẵng lại rực vàng màu hoa lim xẹt, và đây cũng là thời kì cây rừng sinh trưởng tốt, cây cối ra nhiều lộc non nên thu hút các loài động vật ăn lá đi kiếm ăn, đặc biệt là voọc chà vá chân nâu, loài động vật tuyệt đẹp được ví là "nữ hoàng linh trưởng"...

Độc đáo lễ tắm Phật dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Lễ tắm Phật là nghi thức quan trọng và độc đáo trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Hằng năm, lễ thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch.

Bên trong 'ngôi làng ngầm' 2 km dưới lòng đất Quảng Trị

Sau khi bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời bóng tối' được công chiếu và trở thành 'cơn sốt' tại các phòng vé, người dân, giới trẻ đã đổ xô về check-in tại địa đạo Củ Chi, nơi được phim lấy làm bối cảnh. Ở Quảng Trị, cũng có một địa đạo dưới lòng đất là địa đạo Vịnh Mốc, từng nức tiếng năm châu, đi vào huyền thoại.

Cận kề ngày đất nước sắp bước vào dịp đặc biệt, tỉnh Quảng Trị lại trở thành "địa chỉ đỏ" của các đoàn khách từ bắc chí nam, từ nhiều nơi trên thế giới ghé thăm. Trong đó, địa đạo Vịnh Mốc (xã Kim Thạch, H.Vĩnh Linh) trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách khi đây là nơi có trải nghiệm đặc biệt về cuộc sống dưới lòng đất.

Bên trong địa đạo Vịnh Mốc có độ cao trung bình khoảng 1,6 m. ẢNH: H.A

Cây mít cổ thụ hơn 100 tuổi hiếm có ở Bắc Giang

Cây mít cổ thụ hơn 100 tuổi là gia sản ba đời của chủ nhà ở xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa.

Giữa không gian làng quê yên bình, cây mít cổ của gia đình ông Nguyễn Văn Đích (73 tuổi) sừng sững một góc xóm Nội Cả (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Tán cây mít sum suê, vươn cao lên khỏi mái nhà ngói cổ kính.

21 thg 4, 2025

Độc đáo nghi thức rước nước trong Lễ hội làng Bát Tràng

Năm 2025, làng gốm Bát Tràng của Việt Nam chính thức là thành viên của Làng nghề thủ công sáng tạo Thế giới. Hòa chung niềm vui đó, Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm nay đã được lan tỏa và vươn xa ra ngoài không gian làng quê. Ấn tượng nhất của Lễ hội làng gốm Bát Tràng là nghi thức rước nước để tế tại đình làng cổ Bát Tràng nhằm tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng cầu cho quốc thái dân an, sự hòa bình, an vui cho quê hương, đất nước.

Không khí rộn ràng tại sân đình làng Bát Tràng trong ngày hội truyền thống.

Góc thiêng giữa chốn học đường

Ngôi đình sừng sững trong khuôn viên Trường Tiểu học Phúc Thành (Kim Thành) không chỉ là chứng nhân của bao đổi thay mà còn là mái trường đầu đời của học sinh biết bao thế hệ.

Không chỉ nằm trong khuôn viên trường học, đình Dưỡng Thái hiện là một phần trong chương trình giáo dục địa phương, được lồng ghép vào nội dung học tập

'Làng Lá' tại thôn Nam Mỹ

Leaf Village & Farm - Làng Lá tại thôn Nam Mỹ (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) là điểm đến mới dành cho những ai yêu thích sự yên bình và gần gũi với thiên nhiên. Đến đây, mọi người sẽ được tận hưởng vô vàn trải nghiệm thú vị giữa cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, thanh mát với nhiều hoạt động tham quan, giải trí hấp dẫn.

Cảnh quan "Làng Lá" nhìn từ trên cao. Ảnh: Leaf Village & Farm cung cấp

Những bí ẩn ở Tùng Lâm Diệc Cổ

Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành. Chùa Diệc từng một thời là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ, là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…

Tùng Lâm Diệc Cổ nhìn từ trên cao

20 thg 4, 2025

Công trình kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Nam Định

TP Nam Định vẫn còn lưu giữ những công trình có kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn của người Hoa.

Đền Triều Châu có vị trí ở phố Hàng Sắt (TP Nam Định). Ảnh: Lương Hà

Đền Triều Châu (Phúc Triều Huệ hội quán) hay còn gọi là đền Sìu Châu ở phố Hàng Sắt, phường Nguyễn Du, TP Nam Định, được xây dựng từ thế kỷ XVI-XVII. Ngôi đền thờ bà Lâm Tức Mặc, được biết đến là một vị thần biển.

Ngày nay, đền Triều Châu là công trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa gồm các hạng mục như tòa tiền tế và tòa chính cung, làm theo lối chữ Nhị, giữa có hệ thống sân phân cách.

Đậm đà với cá nục nướng giấy bạc

Khi lớp giấy bạc nóng hổi được nướng trên bếp than hồng mở ra, hương thơm nồng từ cá nục chín mềm sẽ đánh thức mọi giác quan của thực khách. Ẩn sâu trong món ăn dân dã ấy là trọn vị ngọt của biển cả, tinh tế trong cách nêm nếm, hài hòa giữa nguyên liệu tươi ngon và cách chế biến mộc mạc mà đậm đà của người miền Trung.

Món cá nục nướng giấy bạc tại quán ăn Nhất Uy. Ảnh: VIỆT ÂN

Nhớ bánh sắn nướng cốt dừa

Từ những bếp than hồng ven đường, hương thơm ngọt ngào của bánh sắn nướng cốt dừa lan tỏa như lời mời gọi dịu dàng, níu chân người qua lại. Món quà quê gắn liền ký ức tuổi thơ ấy trở nên hiếm hoi giữa guồng quay nhộn nhịp của thành phố. Trong chuyên mục tuần này, Đà Nẵng cuối tuần mời quý độc giả cùng hoài niệm về hương vị mộc mạc của bánh sắn nướng cốt dừa.

Món bánh sắn nướng cốt dừa tại Ngọc Quý Food (27/46 Lý Thái Tổ, phường Thạc Gián). Ảnh: VIỆT ÂN

Hấp dẫn món sứa lá dung ở vùng biển Kỳ Anh

Vào mùa khai thác, hàng trăm ngư dân vùng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt để chế biến món sứa lá dung vàng ươm, thơm phức.

Mùa sứa thường bắt đầu từ độ tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Năm nay, theo ngư dân phường Kỳ Ninh, mùa sứa bắt đầu muộn hơn do thời tiết lạnh kéo dài. Sản lượng khai thác sứa ít hơn mọi năm nhưng lợi nhuận từ đầu mùa lại cao hơn nhiều năm trước, có thời điểm 1 kg sứa thành phẩm lên tới 150 nghìn đồng.

19 thg 4, 2025

Lò Lu ở Tương Bình Hiệp

Lò lu Đại Hưng ở Tương Bình Hiệp

Hình trên là tui, chụp tại lò lu Đại Hưng, trên đường Lò Lu ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một - tức là có một làng nghề làm lu ở đây. Vậy mà tìm trên Google hoặc hỏi các AI như ChatGPT, Gemini về các làng nghề ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương, tụi nó lại giới thiệu ngay đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Thậm chí, khi được hỏi rằng có làng nghề gốm ở Tương Bình Hiệp hay không, Gemini đã trả lời như sau:

Không, Tương Bình Hiệp không nổi tiếng với làng nghề gốm theo nghĩa là một làng nghề quy mô lớn và đặc trưng như sơn mài. Làng nghề truyền thống chủ đạo, nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất của phường Tương Bình Hiệp (TP. Thủ Dầu Một) là làng nghề sơn mài.

Khám phá khu rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa xóm nhỏ ở Đức Thọ

Ở thôn Hạ Tiến, xã An Dũng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có một khu rừng cổ thụ nằm ngay trong lòng khu dân cư với tuổi đời hàng trăm năm.

Khu rừng nhỏ này thực chất là vườn nhà thuộc sở hữu của 6 anh em ông Nguyễn Văn Thanh (75 tuổi, ở thôn Hạ Tiến, xã An Dũng, Đức Thọ), có tuổi đời khoảng 200 năm.

Độc đáo cây đa hình cổng làng ở Đức Thọ

Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.

Tại thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ có một cây đa 2 thân cổ thụ hàng trăm năm tuổi mang hình dáng cổng làng độc đáo.

Về làng cổ Tường Vân

Làng cổ Tường Vân nức tiếng với dòng họ Khương - dòng họ đại khoa bảng rất hiếm hoi của nước ta thời Bắc thuộc.

Đền thờ Khương Công Phụ tại làng Tường Vân, xã Định Thành (Yên Định). Ảnh: Vân Anh

18 thg 4, 2025

Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử

Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.

Huyện Kon Rẫy có nhiều điểm đến nổi bật, thu hút du khách. Ảnh: HT

Khám phá du lịch cộng đồng ở xã Thạch Lâm

Nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã chú trọng đến việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua nhiều cách làm đa dạng, phong phú. Từ đó, không chỉ bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường sinh sống trên địa bàn, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thác Mây đẹp như dải lụa trắng, là điểm du lịch thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Lăng Vạn An Vĩnh và những câu chuyện về thờ cúng cá Ông

Trên dải bờ biển dài hơn 130 km của tỉnh Quảng Ngãi, làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (nay thuộc TP. Quảng Ngãi) là một trong những địa phương lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết “Bàn chân khổng lồ”, có Dinh Bà, Dinh Bà Thủy, Lăng Vạn An Vĩnh, Đình làng và cả hệ thống địa đạo trên đồi núi An Vĩnh. Mỗi di tích là một nhân chứng sống động cho chiều sâu văn hóa và truyền thống kiên cường của cư dân vùng biển.

Một góc Miếu thờ ông Nam Hải ở Hoàng Sa, tức Lăng Vạn An Vĩnh (Quảng Ngãi)

Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên

Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.

Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.

Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:

Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu

Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã

Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn

Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn

Tạo phôi sản phẩm gốm

Phôi đất để làm sản phẩm

Người làm gốm xoay quanh khối gỗ để tạo hình sản phẩm

Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm

Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu

Lê Hường