Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
28 thg 4, 2025
Đặc sản rau rừng Arui
Từ một loại cây dại mọc trên các triền sông, Arui - tên gọi rau rừng theo tiếng Cơ Tu - trở thành món ăn dân dã được đồng bào miền núi ưa chuộng. Vài năm trở lại đây, Arui được săn lùng và biết đến như một đặc sản rau rừng phục vụ du khách.
27 thg 4, 2025
Gỏi cá cơm sông Trường Giang
Dù có bận rộn mấy, cuối tuần tôi cũng sắp xếp chạy ù về nhà. Đôi khi, chỉ để chờ món ăn mà từ lâu không thể tìm được ở bất cứ hàng quán nào nữa, chỉ còn lại trong ký ức ngày bé: gỏi cá cơm.
Trầm tích địa danh xứ Quảng
Tên gọi vùng đất mang ý nghĩa chính thức định danh về hành chính - xã hội, có ý nghĩa biểu tượng và tính thiêng của một nhân danh, địa danh, sự kiện lịch sử. Nguyên tắc định danh giúp phản ánh thực tế (địa dư, thổ sản…), lưu dấu sự kiện, thể hiện khát vọng nhân sinh của cộng đồng, nên luôn mang tính lịch sử và văn hóa một thời.
Lịch sử chứng kiến những lần đổi tên, theo nguyên tắc và mục đích, khát vọng tương ứng. Tất cả, qua thời gian, đã ổn định nhiều giá trị văn hóa cốt lõi từ những trầm tích địa danh độc đáo ở mỗi địa phương.
Thị trấn Trung Phước - đầu nguồn sông Thu Bồn, vốn thuộc huyện Nông Sơn cũ, nay là huyện Quế Sơn. Ảnh: MINH THÔNG
Lịch sử chứng kiến những lần đổi tên, theo nguyên tắc và mục đích, khát vọng tương ứng. Tất cả, qua thời gian, đã ổn định nhiều giá trị văn hóa cốt lõi từ những trầm tích địa danh độc đáo ở mỗi địa phương.
13 thg 4, 2025
Mỳ Quảng và những phiên khúc nhớ
Sẽ là một điều rất cũ nhưng tôi phải thật thà nói rằng, với những người Quảng xa quê như mình, nghĩ đến một mùi hương quê nhà - là mường tượng ngay món mỳ Quảng.
Mỳ Quảng có thể ăn với nhiều loại nhưn. Dễ làm dễ ăn nhất là mỳ nhưn tôm, thịt xíu hay mỳ nấu gà ta. Cầu kỳ hơn một chút là mỳ ếch, mỳ cá lóc. Ăn kiểu nào cũng ngon. Bởi mỗi loại có hương vị riêng không lẫn vào nhau được dù vẫn là tô mỳ với cách chế biến không khác nhau là mấy. Lại còn bởi mỗi tâm thế ăn mang đến cái ngon riêng.
Một dĩa mỳ trộn gói ghém hương vị quê nhà mang theo. Ảnh: Tuấn Vũ
Mỳ Quảng có thể ăn với nhiều loại nhưn. Dễ làm dễ ăn nhất là mỳ nhưn tôm, thịt xíu hay mỳ nấu gà ta. Cầu kỳ hơn một chút là mỳ ếch, mỳ cá lóc. Ăn kiểu nào cũng ngon. Bởi mỗi loại có hương vị riêng không lẫn vào nhau được dù vẫn là tô mỳ với cách chế biến không khác nhau là mấy. Lại còn bởi mỗi tâm thế ăn mang đến cái ngon riêng.
12 thg 4, 2025
Tắk Pổ - điểm săn mây hấp dẫn của giới trẻ
Nóc Tăk Pổ (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) đã trở thành điểm đến quen thuộc của giới trẻ yêu thích du lịch khám phá và săn mây. Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng trải nghiệm độc đáo, nơi đây nhanh chóng thu hút sự quan tâm và là một trong những địa điểm “check-in” lý tưởng.
10 thg 4, 2025
Đi về phía tây Quảng Nam...
Phát triển du lịch các tỉnh miền núi Quảng Nam là một nội dung được quan tâm đặc biệt từ nhiều năm nay, không chỉ với các cấp chính quyền, người dân. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng mong muốn có cơ hội đầu tư tại đây.
5 thg 4, 2025
Xiêu lòng mùa hoa phía núi
Nếu muốn chiêm ngưỡng những mùa hoa đẹp đến nao lòng nơi núi rừng Quảng Nam, hãy đi về phía đại ngàn ngay trong tháng Ba này...
Làng sinh thái Hương Trà (TP. Tam Kỳ) được công nhận là điểm du lịch
Làng sinh thái Hương Trà (phường Hòa Hương, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa được Sở VH-TT&DL quyết định công nhận là điểm du lịch.
Theo Quyết định số 162, ngày 20/3/2025, của Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam, Làng sinh thái Hương Trà được công nhận là điểm du lịch.
Điểm du lịch Làng sinh thái Hương Trà, phía Bắc giáp khối phố Hương Sơn, phía Nam giáp sông Tam Kỳ, phía Đông giáp sông Bàn Thạch, phía Tây giáp khối phố Hương Trung.
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa" hàng năm diễn ra tại không gian Làng sinh thái Hương Trà. Ảnh: XUÂN PHÚ
Theo Quyết định số 162, ngày 20/3/2025, của Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam, Làng sinh thái Hương Trà được công nhận là điểm du lịch.
Điểm du lịch Làng sinh thái Hương Trà, phía Bắc giáp khối phố Hương Sơn, phía Nam giáp sông Tam Kỳ, phía Đông giáp sông Bàn Thạch, phía Tây giáp khối phố Hương Trung.
4 thg 4, 2025
Rừng đỗ quyên cổ nở rộ trên đỉnh A-ruung
Những ngày nắng xuân dịu dàng, đoàn công tác của huyện Tây Giang đã có chuyến thị sát đỉnh A-ruung A-choóh (Tiên Sơn) thuộc địa phần Tr'hy, Lăng, huyện Tây Giang. Nơi đây, mọi người chứng kiến khung cảnh khó quên: rừng đỗ quyên cổ đang kỳ nở rộ.
Mỗi chuyến về với rừng hoa đỗ quyên cổ trên đỉnh núi A-ruung A-choóh (Tây Giang). Đồng bào Cơ Tu nơi đây luôn trân quý hình ảnh lá cờ Tổ quốc thiêng liêng như là minh chứng về sự đoàn kết, son sắc niềm tin Đảng, Bác Hồ, quyết tâm bảo vệ ngàn xanh của rừng di sản, giữ vững vùng trời biên giới. Ảnh: PLÊNH PƠLOONG
Lang thang miền rừng
Hãy một lần như là cơn gió, tự do lướt qua những cung đường vắt vẻo sườn núi. Không chỉ là một chuyến đi, trên cung đường Hồ Chí Minh qua Quảng Nam là lời mời gọi từ đại ngàn hùng vĩ, nơi những ngôi làng nhỏ nép mình bên đồi xanh lặng lẽ kể những câu chuyện của đất trời.
3 thg 4, 2025
Dấu ấn những công trình thủy lợi
Sau ngày giải phóng, để giải quyết vấn đề lương thực, Tỉnh ủy Quảng Nam xác định đảm bảo nước tưới là biện pháp hàng đầu và phát động phong trào quần chúng tiến quân mạnh vào mặt trận thủy lợi.
2 thg 4, 2025
Bình Sa và những căn hầm bí mật
Những ngày tháng 3 lịch sử này, chúng tôi trở về với vùng đất xã Bình Sa (Thăng Bình), được nghe kể về những căn hầm bí mật, các chiến công cùng mất mát hy sinh của một thời bom đạn.
Đình làng Lộc Đại
Đình làng Lộc Đại (thôn Lộc Thượng, xã Quế Hiệp, Quế Sơn), gắn với quá trình khai đất lập làng từ cuối thế kỷ thứ 16. Ngoài việc là nơi thờ tự, tri ân công đức tiền nhân, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong làng, đình còn gắn với những sự kiện lịch sử trong hai cuộc kháng chiến…
Sứa trộn khóm mít
Ở Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) quê tôi, ngoài cá chuồn kho mít non được xem là biểu tượng của mối lương duyên của hai miền xuôi - ngược, còn có một món ngon nữa là sứa trộn khóm mít.
26 thg 3, 2025
Vào mùa ốc gạo, bạn trẻ mê mẩn đã ăn là 'dính cứng ngắc'
Ốc gạo - món ăn quen thuộc của người dân miền Trung, đặc biệt là vùng Quảng Nam - Đà Nẵng và dần trở thành đặc sản của vùng đất nơi đây. Tuy nhỏ như chiếc khuy áo, nhưng được nhiều người yêu thích, mê mẩn.
Những ngày này, dạo một vòng trên mạng xã hội hay các trang chợ online đều dễ dàng nhìn thấy hình ảnh ốc gạo được rao bán. Dù giá ốc tăng cao, nhưng đây vẫn là món ăn được nhiều người săn lùng.
Ở Đà Nẵng, tại các tuyến đường như Ông Ích Khiêm, Lê Văn Hiến… đều dễ bắt gặp các sạp bán ốc gạo với đủ loại ốc lớn, ốc nhỏ. Tại chợ Cồn, giá ốc gạo dao động 60.000 - 80.000 đồng/lon, có nơi lên đến 100.000 đồng/lon.
Không cao sang như nhiều loại món ăn khác, ốc gạo ghi điểm với thực khách bởi sự dân dã, mộc mạc. Hương vị beo béo của ốc như kéo người dân về với những miền thơ ấu.
Với Phạm Thị Thu Hồng (25 tuổi, sinh sống tại TP.HCM), ốc gạo là món ăn bình dị mà cô thường nhung nhớ mỗi khi nghĩ đến ẩm thực quê nhà.
"Sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, tôi quá quen thuộc với hương vị của ốc gạo. Đến mùa, tôi và gia đình thường ngồi lại lể ốc cùng nhau, thỉnh thoảng tôi rất nhớ cảm giác quây quần ấy.
Giờ đây đi làm xa quê, đôi lúc tôi thèm hương vị dung dị đó, ở Sài Gòn thỉnh thoảng vẫn thấy người bán nhưng tôi ăn không cảm thấy tươi, ngon như ốc ở quê mình", Thu Hồng chia sẻ.
Đã ăn là "dính cứng ngắc"
Theo nhiều người, ốc gạo phải ăn cùng nhau mới ngon, càng đông người món ăn này càng bắt miệng. Do vậy ốc gạo thường xuất hiện trong các buổi trò chuyện, "tụm năm tụm bảy" cùng nhau hàn thuyên, tâm sự.
Tại bờ kè dưới chân cầu Thuận Phước (quận Sơn Trà) vào buổi chiều, không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều nhóm bạn tụ lại, lể ốc gạo, trò chuyện cùng nhau. Với nhiều bạn trẻ, đây là một cách giải trí, giải tỏa căng thẳng hữu hiệu, giúp gắn kết các mối quan hệ bạn bè với nhau.
Cuối tuần Trần Thị Phương Kiều (21 tuổi, trú quận Thanh Khê) thường mang ốc gạo cùng bạn bè ra chân cầu Thuận Phước vừa lể ăn vừa hóng mát, tâm sự.
"Vừa lể ốc, vừa nói chuyện cùng bạn bè là một cảm giác rất thú vị. Ốc này một khi đã lể là dính cứng ngắc, không dứt ra được. Khi nào hết ốc mới dừng lại. Ốc nhỏ nhỏ nhưng có sức hút kinh khủng, ngồi hơi đau lưng, nếu không em có thể lể được vài lon một lần", Phương Kiều nói.
Cứ cách vài hôm, Như Quỳnh (33 tuổi, trú quận Hải Châu) lại ra chợ mua ốc gạo về ăn. Với Như Quỳnh, ốc gạo là món ăn mà khi đến mùa chị nhất định phải thưởng thức.
"Vào mùa ốc, cứ vài ngày tôi lại ra mua. Tôi thích cảm giác vừa lể ốc vừa nói chuyện cùng mọi người. Ngồi tụ tập lể ốc như vậy là tôi có thể lể hoài, ngồi mấy tiếng liền cũng được", Như Quỳnh chia sẻ.
Các cửa kênh, sông đổ ra biển ở Kiên Giang đang là ngư trường để người dân địa phương bủa lưới, đặt dớn săn cá, tép… bán kiếm tiền đón Tết Nguyên đán.
Ốc gạo được bày bán tại nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng - Ảnh: THANH THÙY
Những ngày này, dạo một vòng trên mạng xã hội hay các trang chợ online đều dễ dàng nhìn thấy hình ảnh ốc gạo được rao bán. Dù giá ốc tăng cao, nhưng đây vẫn là món ăn được nhiều người săn lùng.
Ở Đà Nẵng, tại các tuyến đường như Ông Ích Khiêm, Lê Văn Hiến… đều dễ bắt gặp các sạp bán ốc gạo với đủ loại ốc lớn, ốc nhỏ. Tại chợ Cồn, giá ốc gạo dao động 60.000 - 80.000 đồng/lon, có nơi lên đến 100.000 đồng/lon.
Ốc gạo mộc mạc, dân dã
Theo bà Trần Thị Bích Thủy (47 tuổi, người bán ốc), những năm gần đây ốc gạo được nhiều người ưa chuộng hơn. Hằng ngày bà có thể bán hơn 100 lon ốc.
Tưởng cầu kỳ nhưng ốc gạo được chế biến rất đơn giản. Ốc phải ngâm kỹ cho sạch cát trước khi chế biến. Sau đó đem ốc luộc với sả, gừng, cho thêm một ít muối để đằm vị trong 10-15 phút.
Ốc sau khi luộc chín được trộn với những gia vị đơn giản như muối, mắm, bột ngọt, sả… Bà Thủy cho hay điểm nhấn của món ốc gạo tiệm bà nằm ở lọ nước mắm gừng.
"Mỗi khi khách đến mua, tôi nấu lại ốc cho nóng, sau đó trộn thêm một ít mắm gừng do tôi tự pha theo công thức riêng. Loại mắm này sẽ giúp ốc đậm đà và thơm hơn. Ốc gạo chuẩn bài là phải cho thêm ớt bột, cay cay mới ngon", bà Thủy nói.
Theo bà Trần Thị Bích Thủy (47 tuổi, người bán ốc), những năm gần đây ốc gạo được nhiều người ưa chuộng hơn. Hằng ngày bà có thể bán hơn 100 lon ốc.
Tưởng cầu kỳ nhưng ốc gạo được chế biến rất đơn giản. Ốc phải ngâm kỹ cho sạch cát trước khi chế biến. Sau đó đem ốc luộc với sả, gừng, cho thêm một ít muối để đằm vị trong 10-15 phút.
Ốc sau khi luộc chín được trộn với những gia vị đơn giản như muối, mắm, bột ngọt, sả… Bà Thủy cho hay điểm nhấn của món ốc gạo tiệm bà nằm ở lọ nước mắm gừng.
"Mỗi khi khách đến mua, tôi nấu lại ốc cho nóng, sau đó trộn thêm một ít mắm gừng do tôi tự pha theo công thức riêng. Loại mắm này sẽ giúp ốc đậm đà và thơm hơn. Ốc gạo chuẩn bài là phải cho thêm ớt bột, cay cay mới ngon", bà Thủy nói.
Cách chế biến đơn giản nhưng ốc gạo được nhiều người ưa chuộng
Không cao sang như nhiều loại món ăn khác, ốc gạo ghi điểm với thực khách bởi sự dân dã, mộc mạc. Hương vị beo béo của ốc như kéo người dân về với những miền thơ ấu.
Với Phạm Thị Thu Hồng (25 tuổi, sinh sống tại TP.HCM), ốc gạo là món ăn bình dị mà cô thường nhung nhớ mỗi khi nghĩ đến ẩm thực quê nhà.
"Sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam, tôi quá quen thuộc với hương vị của ốc gạo. Đến mùa, tôi và gia đình thường ngồi lại lể ốc cùng nhau, thỉnh thoảng tôi rất nhớ cảm giác quây quần ấy.
Giờ đây đi làm xa quê, đôi lúc tôi thèm hương vị dung dị đó, ở Sài Gòn thỉnh thoảng vẫn thấy người bán nhưng tôi ăn không cảm thấy tươi, ngon như ốc ở quê mình", Thu Hồng chia sẻ.
Đã ăn là "dính cứng ngắc"
Theo nhiều người, ốc gạo phải ăn cùng nhau mới ngon, càng đông người món ăn này càng bắt miệng. Do vậy ốc gạo thường xuất hiện trong các buổi trò chuyện, "tụm năm tụm bảy" cùng nhau hàn thuyên, tâm sự.
Tại bờ kè dưới chân cầu Thuận Phước (quận Sơn Trà) vào buổi chiều, không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều nhóm bạn tụ lại, lể ốc gạo, trò chuyện cùng nhau. Với nhiều bạn trẻ, đây là một cách giải trí, giải tỏa căng thẳng hữu hiệu, giúp gắn kết các mối quan hệ bạn bè với nhau.
Ốc gạo có vị ngọt, béo
Cuối tuần Trần Thị Phương Kiều (21 tuổi, trú quận Thanh Khê) thường mang ốc gạo cùng bạn bè ra chân cầu Thuận Phước vừa lể ăn vừa hóng mát, tâm sự.
"Vừa lể ốc, vừa nói chuyện cùng bạn bè là một cảm giác rất thú vị. Ốc này một khi đã lể là dính cứng ngắc, không dứt ra được. Khi nào hết ốc mới dừng lại. Ốc nhỏ nhỏ nhưng có sức hút kinh khủng, ngồi hơi đau lưng, nếu không em có thể lể được vài lon một lần", Phương Kiều nói.
Cứ cách vài hôm, Như Quỳnh (33 tuổi, trú quận Hải Châu) lại ra chợ mua ốc gạo về ăn. Với Như Quỳnh, ốc gạo là món ăn mà khi đến mùa chị nhất định phải thưởng thức.
"Vào mùa ốc, cứ vài ngày tôi lại ra mua. Tôi thích cảm giác vừa lể ốc vừa nói chuyện cùng mọi người. Ngồi tụ tập lể ốc như vậy là tôi có thể lể hoài, ngồi mấy tiếng liền cũng được", Như Quỳnh chia sẻ.
Mắm gừng - gia vị giúp món ốc gạo thêm ngon, "chuẩn bài"
Tại chân cầu Thuận Phước (quận Sơn Trà) thường có nhiều bạn trẻ tụm năm tụm bảy lể ốc cùng nhau
THANH THÙY
15 thg 3, 2025
Bánh đậu xanh Hội An
Bánh đậu xanh Hội An từ lâu đã là món quà quý giá mà bất cứ ai đã ghé đến Hội An đều chọn nó như một món quà nhỏ mang về để tặng người thân, bạn bè. Nó hấp dẫn không chỉ người lớn mà còn là món ăn vặt được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ giòn rụm như tan trong miệng của lớp vỏ, khi cắn đến nhân thì mềm mềm ngọt ngọt cực hấp dẫn, lớp vỏ giòn cùng nhân mềm mang đến một cảm giác vừa lạ vừa ngon khiến bạn chỉ muốn ăn hoài. Bánh đậu xanh đã có từ lâu đời, đến hôm nay tại Hội An vẫn còn nhiều gia đình giữ truyền thống làm bánh đậu xanh với nhiều bí quyết và công thức gia truyền đầy độc đáo và thú vị.
13 thg 3, 2025
Kỷ lục hành lang có mái che hình rồng vắt qua núi dài nhất Việt Nam
Hành lang có mái che hình rồng vắt qua núi tại khu du lịch Cổng trời Đông Giang, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, vừa được trao chứng nhận kỷ lục dài nhất Việt Nam.
Ngày 8/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa".
Ngày 8/3, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa".
10 thg 3, 2025
Huyền bí Mỹ Sơn
Giữa vùng rừng núi Duy Xuyên, Quảng Nam ở miền Trung Việt Nam có một quần thể kiến trúc cổ vô cùng kì bí và độc đáo được đánh giá ngang ngửa các khu đền tháp nổi tiếng khác ở Đông Nam Á như Angkor Wat (Campuchia), Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanmar), Wat Phou (Lào), Prasat Hin Phimai (Thái Lan). Đó chính là di sản thế giới khu đền tháp Mỹ Sơn, một trung tâm văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm Pa cổ lớn nhất ở Việt Nam.
27 thg 2, 2025
Bình minh trên biển Bình Minh
Bình Minh là vùng biển bình dị thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là nơi mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời về thiên nhiên và nhịp sống của ngư dân.
Biển Bình Minh là nơi mà người ta có thể tận hưởng khoảnh khắc bắt đầu ngày mới tuyệt đẹp. Khoảnh khắc mặt trời rực đỏ treo cao trên nền trời và cả nhịp sống bận rộn nhưng bình yên của những con người gắn bó với biển cả từ bao đời nay hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Biển Bình Minh là nơi mà người ta có thể tận hưởng khoảnh khắc bắt đầu ngày mới tuyệt đẹp. Khoảnh khắc mặt trời rực đỏ treo cao trên nền trời và cả nhịp sống bận rộn nhưng bình yên của những con người gắn bó với biển cả từ bao đời nay hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
18 thg 2, 2025
Xanh mướt tần ô ngày xuân
Dưới nắng xuân, những luống tần ô xanh mơn mởn đung đưa trong gió. Mùi thơm từ bát canh tần ô bay lên từ chái bếp - thứ mùi thơm nồng nàn dân dã khó ai quên được.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)