Từ những ngày đầu, các nhà thám hiểm đã gặp khó khăn trong việc khám phá hố sụt này, cái tên hố sụt Ác Mộng cũng có từ đó. Đến nay, số người từng đặt chân xuống đáy hố sụt này chưa quá con số 10.
Nằm trong lòng Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, hệ thống hang Hung Thoòng bao gồm nhiều hang động như: hang Tròn, hang Hùng, hồ trên núi, hang Thung và hố sụt Ác Mộng.
Hố sụt Ác Mộng nằm trong hệ thống hang Hung Thoòng. Ảnh: Jungle Boss
Lễ cúng Giang Sơn là nghi lễ bắt buộc, diễn ra 3 lần trong 1 năm của đồng bào dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Đây là hoạt động tín ngưỡng văn hóa vẫn giữ nét nguyên sơ, huyền bí của đồng bào Chứt ở Quảng Bình.
Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt được tổ chức mỗi năm 3 lần
Những hình ảnh ban đầu về cấu trúc độc lạ có một không hai của hồ Lơ Lửng (Quảng Bình) đã khiến nhiều người sửng sốt, và câu chuyện tìm ra hồ nước này cũng bí ẩn, đầy sức hút.
Vào tháng 5/2024, đoàn thám hiểm của công ty TNHH Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã phát hiện một hồ nước bí ẩn trong một nhánh phụ của hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở Hung Thoòng.
Cơ duyên tìm ra hồ Lơ Lửng
Hồ nước nằm cách cửa hang khoảng 1 km, có diện tích bề mặt khoảng 100 m², bao quanh hồ là các cột thạch nhũ. Điều đặc biệt, hồ nằm cao hơn nhánh sông ngầm chính trong hang khoảng 15 m, nhìn như được “treo” trên vách hang nên được đặt tên là hồ Lơ Lửng.
Hồ Lơ Lửng được phát hiện vào tháng 5/2024. Ảnh: Jungle Boss
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức phục dựng, bảo tồn lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục (dân tộc Chứt) tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).
Già làng làm lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).
Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình, bản làng yên ổn, người dân vào rừng săn bắt, hái lượm được may mắn, đồng bào Rục thường tổ chức lễ cúng Giang Sơn vào tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ cúng cũng là dịp để trả lễ, cảm ơn đấng bề trên đã phù hộ độ trì, bảo hộ cho cuộc sống được yên bình, no ấm.
Tỉnh Quảng Bình là địa phương có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của đồng bào DTTS sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vỹ. Nơi đây đang được kỳ vọng là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Động Phong Nha được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước do quá trình phong hóa xảy ra trong lòng núi đá vôi, được đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đánh giá là kỳ quan tiêu biểu về giá trị thẩm mỹ, địa chất của thế giới tự nhiên. Theo các nhà thám hiểm, động Phong Nha đạt 7 tiêu chí: có sông ngầm đẹp nhất; có cửa hang cao và rộng; có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp; có hồ nước ngầm đẹp; có hang khô rộng và đẹp; có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ; là hang nước dài nhất
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều đến từ tỉnh Quảng Bình đã tái hiện lễ Trỉa lúa đặc sắc của dân tộc mình.
Lễ hội Trỉa lúa được xem là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru – Vân Kiều. Người dân cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.
Lễ Trỉa lúa với các lễ vật hiến sinh là nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. Ảnh: Hoàng Tâm
Lăng mộ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh được lập hơn 200 năm trước, bao quanh bởi rừng cây xanh mát nhìn ra sông Kiến Giang ở Quảng Bình.
Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, được bao quanh bởi rừng keo tràm và nhiều nhà dân.
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Ông làm quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu. Ông mất và an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.
Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) có đường biên giới tiếp giáp với Vườn quốc gia Hin Nam No (tỉnh Khăm Muộn) của nước bạn Lào. Cùng nằm trong hệ thống đá vôi có diện tích lớn nhất Đông Nam Á lại có rất nhiều sự tương đồng, việc hợp tác, liên kết giữa hai vườn quốc gia sẽ làm tăng quy mô, đồng thời nâng cao công tác bảo tồn và hướng tới trở thành di sản thiên nhiên liên quốc gia.
Lần đầu tiên Bảo tàng tỉnh Quảng Bình đã trưng bày bảo vật quốc gia "Ấn Tuần phủ Đô tướng quân" để phục vụ người dân, du khách tham quan… trong điều kiện bảo quản đặc biệt, với đội ngũ an ninh túc trực cùng hệ thống camera giám sát 24/24.
Ngày 12.6, thông tin từ Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình, nhân kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, lần đầu tiên, bảo vật quốc gia "Ấn Tuần phủ Đô tướng quân" đã được trưng bày đến với công chúng, trong điều kiện bảo quản đặc biệt với đội ngũ an ninh túc trực, cùng hệ thống camera giám sát 24/24 và thường xuyên được kiểm tra định kỳ.
Bảo vật quốc gia "Ấn Tuần phủ Đô tướng quân" lần đầu được trưng bày. THANH LỘC
Từ loài cây gai mọc trên đồi cát cằn cỗi cho đến loại quả gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, một phụ nữ ở Quảng Bình đã sáng tạo những món đồ uống với hương vị vừa lạ vừa quen, đậm chất quê.
Trà giải nhiệt từ loài cây gai
Nếu có dịp đặt chân đến Quảng Bình, bên cạnh thưởng thức những món ăn đặc sản như bánh lọc, khoai deo, cháo canh..., du khách nhớ tìm để thưởng thức một đồ uống độc lạ được làm từ loại cây gai mọc trên đồi cát khô cằn: trà xương rồng.
Hồ nước
"treo" lơ lửng tại hang Thung được tìm thấy đầu tháng 5 mang vẻ đẹp
"siêu thực", sẽ được khai thác du lịch cùng các tour thuộc thung lũng
Thoòng trong năm nay.
Đầu tháng 5, Jungle
Boss Tours - công ty du lịch mạo hiểm đang khai thác độc quyền một số tour khám
phá hang động tại Quảng Bình, thông báo tìm thấy một hồ nước bí ẩn nằm trong
nhánh phụ của hang Thung, thuộc thung lũng Thoòng (hung Thoòng) nằm trong Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hồ treo được đặt tên là hồ Lơ Lửng. Ông Lê Lưu Dũng,
Giám đốc công ty, cho biết nhóm thám hiểm tình cờ tìm ra hồ nước này trong lần
đi kiểm tra thường xuyên hệ thống an toàn và kiểm tra mực nước sông ngầm ở hang
Thung mùa hè năm nay.
Ở Tân Hóa, du khách có thể lái xe địa hình xuyên rừng, thám hiểm hang động hay trải nghiệm cuộc sống cùng người dân.
Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tháng 10/2023 được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới" với mô hình "thích ứng với thời tiết". Đây là làng du lịch đầu tiên được công nhận ở Việt Nam. Nằm giữa thung lũng núi đá vôi của miền tây bắc tỉnh Quảng Bình, Tân Hóa là một trong những "rốn lũ" của miền Trung. Gần 10 năm nay, nơi đây nổi tiếng nhờ là điểm khởi phát của hành trình khám phá các hang động như Tú Làn, hang Tiên, hang Tổ Mộ.
Du khách có thể đến Tân Hóa các mùa trong năm, với nhiều trải nghiệm khác nhau tùy điều kiện thời tiết. Hành trình dưới đây được gợi ý theo trải nghiệm của phóng viên VnExpress.
Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...
Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm
mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng
Bình, Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Tôi sinh ra trên một làng quê bên dòng sông Nhật Lệ. Từ nhà tôi băng qua con đường cái quan và một cánh đồng nhỏ sẽ đến dòng sông.
Phía bên kia sông là những đồi cát nhấp nhô theo hình tam giác, mà mỗi buổi sớm mai ánh nắng mặt trời hội tụ và tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. Tuổi thơ tôi tràn bao kỷ niệm gắn với dòng sông rất đỗi thơ mộng này.
Người ta ví sông Long Đại như con rồng lớn để thấy được sự hùng vĩ của nó. Thực ra sông Long Đại có nhiều tên gọi khác nữa. Đó là Đại Giang, là Nguồn Côộc.
Gọi là Đại Giang vì đây là con sông lớn nhất, hoành tráng nhất chảy xuyên qua giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ.
Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Long Đại, và cũng chính làng quê tôi lại mang tên của dòng sông ấy - làng Long Đại,thuộc huyện Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình. Nhiều lần bố tôi giảng giải rằng: Long Đại nghĩa là “Rồng lớn”.
Thời trai trẻ, tôi rất thích bài hát Đêm trên Cha Lo của nhạc sĩ Phạm Tuyên vì âm hưởng trầm hùng, sôi nổi, náo nức. Từ lúc đó, lòng mong ước sẽ có dịp đến thăm, nhưng chẳng dễ gì cho dù tôi đã nhiều lần ngao du từ Quảng Nam đến tận Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh.
Mãi cho tới tháng 5 này, khi bên đông Trường Sơn trời nắng chói chang, gió Lào thổi rát mặt còn bên tây trời đã đổ mưa rào, tôi mới thực hiện chuyến đi tới ngã ba Khe Ve - Quảng Bình rồi rẽ trục đường 12A hướng tới đèo Mụ Giạ giữa những cánh rừng xanh thăm thẳm. Từ nơi này nhìn lên là dãy núi Giăng Màn, nhìn xuống là thung sâu, rải rác làng mạc của người Chứt, Sách, Khùa, Mày sống bao đời nay.
Đây cũng chính là Cha Lo - điểm cuối cùng trên đất nước Việt Nam của dãy Trường Sơn để tới nước Lào và là tên một bản người dân tộc Chứt, thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.
"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".
Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.
Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.
Sau gần 10 năm được trục vớt từ lòng sông lên, gốc sưa “khủng” có đường kính thân cây khoảng 1 m, dài 1,8 m và nặng 2,1 tấn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.
Gốc sưa này có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, được xem là gốc sưa lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình với giá trị khoảng 17 tỷ đồng tại thời điểm năm 2014.
Trước đó, ngày 23/2/2014, hai cha con ông Nguyễn Văn Thời và Nguyễn Quang Huy cùng ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch trong khi đi đánh cá đã phát hiện gốc sưa lớn dưới lòng suối tại khu vực khe Troóc Vực, xã Phúc Trạch.
Gốc gỗ sưa được người dân phát hiện ngày 23/2/2014 tại khu vực suối Khe Tróoc , xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch và được chuyển giao cho Bảo tàng Quảng Bình theo Quyết định số 60/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 13/01/2015.
Sau khi phát hiện, cha con ông Thời đã tìm cách trục vớt nhưng bất thành vì gốc sưa quá lớn và nặng. Phát hiện sự việc, đến rạng sáng ngày 25/2, hàng ngàn người dân địa phương đã nhanh chóng kéo đến xem.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng gồm: chính quyền địa phương, công an và kiểm lâm đã có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường. Đồng thời, triển khai nhiều phương án kỹ thuật, máy móc và sức người trục vớt gốc sưa lên bờ để xử lý theo quy định của Nhà nước.
Gốc sưa này có tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm 1.
Đến ngày 26/2, sau khi tận dụng hết sức người và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, gốc sưa mới được trục vớt thành công.
Sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã quyết định đưa gốc sưa vào trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh. Tại thời điểm năm 2014, gốc sưa này được ước tính có giá trị khoảng hơn 17 tỷ đồng.
Gốc cây sưa khủng với tuổi đời hàng trăm năm này được xác định thuộc loại sưa mộc vàng (tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain) thuộc gỗ nhóm I. Đường kính thân cây khoảng 1 m, dài 1,8 m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5 m và nặng trên 2,1 tấn.
Đường kính thân cây khoảng 1 m; chiều dài thân, gốc rễ 2,5 m; chiều rộng nhất của rễ ở gốc 2,5 m. Gốc gỗ bị rỗng ruột và có trọng lượng hơn 2 tấn
Được biết, gỗ sưa hay còn gọi gỗ huê là loại gỗ quý mà Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi mọc lên và phát triển nhiều ở các dãy núi đá, đặc biệt là trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Việc trưng bày gốc gỗ sưa tại bảo tàng sẽ làm cho người dân địa phương biết rõ về loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị này để cùng chung tay giữ gìn cho môi trường sống.
Theo Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình, di vật được trưng bày tại bảo tàng là những vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc nghệ thuật. Nếu xét đến các đặc điểm trên thì gốc sưa này không có. Tuy nhiên, vì đây là bảo tàng tổng hợp nên gốc sưa có thể được trưng bày để minh họa cho đặc trưng của tỉnh nhà, làm phong phú các sản vật tự nhiên.
Đến thời điểm này, giá trị thực của gốc sưa hiện vẫn còn là ẩn số.
Một số hình ảnh về gốc sưa:
Bộ rễ cực lớn mọc bao quanh thân, bị ngâm dưới bùn thời gian dài nên phần giác ngoài bị phân hủy hết chỉ còn phần ròng cứng khiến gốc sưa giá trị càng lớn.
Cận cảnh bộ rễ khủng cực kỳ đẹp và giá trị của gốc sưa. Quá già và tác động bào mòn từ thiên nhiên tạo nên những vết nứt nhẹ rất đẹp mắt.
Bên trong thân của gốc sưa bị rỗng hoàn toàn, quá già cỗi cộng thêm bị ngâm nước thời gian dài tạo nên hàng triệu đường nứt nẻ cực kỳ đẹp mắt.
Đây được xem là gốc sưa lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình với giá trị khoảng 17 tỷ đồng tại thời điểm năm 2014.
Những đường vân gỗ cực đẹp như những hoa văn vẽ trên thân gốc sưa được tạo ra từ “mẹ thiên nhiên”.
Với hệ thống rừng thường xanh, nhiều cây gỗ lớn cùng những thác nước hùng vĩ chảy giữa núi rừng đã tạo nên cảnh đẹp thơ mộng ở Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong.
Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy).
Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy), giáp với biên giới Việt - Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị.
Đây là khu rừng nhiệt đới được bảo tồn nghiêm ngặt rộng đến 500.000 ha và được xem là một trong những "viên ngọc" vô giá về tài nguyên rừng. Nơi đây còn là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với sự giao hòa của rừng nguyên sinh Khe Nước Trong, sông Rào Chân cùng những ngọn núi cao trên 1.000 m và đa dạng nhiều loài động thực vật.
Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập 10 kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á năm 2023, trong đó khoai deo Quảng Bình vào top 10.
Khoai deo từ lâu đã trở thành đặc sản gắn liền với lịch sử phát triển, đời sống văn hóa của người dân Quảng Bình. Khi du lịch Quảng Bình phát triển, món ăn độc đáo này cũng trở thành đặc sản song hành, góp phần quảng bá địa phương được mệnh danh là "vương quốc hang động".
Khoai deo Quảng Bình vào top các đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng Việt Nam 2023. Ảnh BÁ CƯỜNG