Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 4, 2025

Lò Lu ở Tương Bình Hiệp

Lò lu Đại Hưng ở Tương Bình Hiệp

Hình trên là tui, chụp tại lò lu Đại Hưng, trên đường Lò Lu ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một - tức là có một làng nghề làm lu ở đây. Vậy mà tìm trên Google hoặc hỏi các AI như ChatGPT, Gemini về các làng nghề ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương, tụi nó lại giới thiệu ngay đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Thậm chí, khi được hỏi rằng có làng nghề gốm ở Tương Bình Hiệp hay không, Gemini đã trả lời như sau:

Không, Tương Bình Hiệp không nổi tiếng với làng nghề gốm theo nghĩa là một làng nghề quy mô lớn và đặc trưng như sơn mài. Làng nghề truyền thống chủ đạo, nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất của phường Tương Bình Hiệp (TP. Thủ Dầu Một) là làng nghề sơn mài.

18 thg 4, 2025

Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên

Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.

Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.

Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:

Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu

Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã

Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn

Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn

Tạo phôi sản phẩm gốm

Phôi đất để làm sản phẩm

Người làm gốm xoay quanh khối gỗ để tạo hình sản phẩm

Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm

Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu

Lê Hường

13 thg 4, 2025

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.

Phụ nữ M'nông ở buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nặn gốm

5 thg 4, 2025

Thơm ngon mật ong ở rừng tràm Trà Sư

Từ lâu, rừng tràm Trà Sư (TX. Tịnh Biên) được biết đến là điểm tham quan, du lịch đậm chất hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, với hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Đến đây, du khách leo lên gác vọng, phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng sẽ thấy từng đàn chim, cò đậu chi chít trên đọt cây.

Thăm làng nghề truyền thống thổ cẩm Khmer Văn Giáo

Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…

Đến ấp Sray Skoth, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Khmer bên khung cửi đang dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của người phụ nữ Khmer, nhiều sản phẩm thổ cẩm Khmer đã có mặt ở nhiều nơi trên đất nước và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Từ sản phẩm truyền thống ban đầu, thợ dệt sáng tạo hoa văn cách điệu, mẫu mã đa dạng, phong phú; màu sắc hài hòa, hoa văn sắc sảo, chủ yếu là mặt hàng sà rông, khăn choàng cổ, phông màn cửa, các loại khác theo đặt hàng.

23 thg 3, 2025

Khám phá quy trình sản xuất miến dong tráng tay truyền thống

Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm miến dong thủ công truyền thống. Không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, làm miến dong tại Ngọc Liên còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Trung Bộ.

Củ dong riềng được trồng ở đất đồi Ngọc Lặc, mỗi năm chỉ có 1 vụ và thường được thu hoạch sau khoảng 7,8 tháng. Người dân ở đây cho biết củ dong khi thu hoạch vào tháng 10 âm lịch sẽ cho chất lượng tốt nhất.

19 thg 3, 2025

Còn mãi hương vị bánh kẹo Quảng Ngãi

Từ bao đời nay, Quảng Ngãi đã khẳng định tên tuổi với nghề mía đường truyền thống, làm nên những sản phẩm bánh kẹo đậm đà bản sắc quê hương. Giữa nhịp sống hiện đại, thật đáng trân trọng biết bao khi vẫn còn những gia đình, doanh nghiệp hết lòng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lâu đời, đưa các sản phẩm bánh kẹo vươn mình ở thị trường trong và ngoài nước.

Gìn giữ nghề xưa

Giữa thị trường bánh kẹo hiện đại đầy cạnh tranh, đa dạng và phong phú, sản phẩm bánh kẹo truyền thống Quảng Ngãi vẫn luôn giữ vững vị thế đặc biệt đối với người tiêu dùng. Bởi, với nhiều người, những sản phẩm bánh kẹo không chỉ đơn thuần là món ăn, mà còn là biểu tượng văn hóa, là hương vị lưu giữ ký ức của bao thế hệ. Kẹo gương Phước Yến, kế thừa từ thương hiệu kẹo gương Hoàng Yến nổi tiếng, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của sự kết tinh ấy.

4 thg 3, 2025

Bên trong làng nghề làm bún gần 500 tuổi ở Huế

Nghề làm bún ở làng Vân Cù (TP Huế) tuổi đời gần 500 năm vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làng Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà) nằm bên sông Bồ cách trung tâm TP Huế khoảng 10 km, nổi bật với nghề làm bún truyền thống có lịch sử gần 500 năm.

2 thg 3, 2025

Khám phá làng hương di sản ở Tây Ninh

Làng Long Thành Bắc với những con đường phơi hương rực rỡ, mùi thơm thoang thoảng, là gợi ý cho du khách trong hành trình khám phá Tây Ninh.


Làng hương Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành, có lịch sử trăm năm, gắn liền với sự phát triển của vùng đất Tây Ninh. Nằm gần Tòa Thánh Tây Ninh, làng nghề nổi bật với những con đường phơi hương rực rỡ, thu hút du khách và nhiếp ảnh gia đến tham quan.

22 thg 2, 2025

Làng nuôi rắn nghìn năm hấp dẫn du khách

Giữa thủ đô có làng nghề chỉ một không hai: nghề nuôi rắn. Làng Lệ Mật giờ thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Dân làng không còn bắt rắn sinh nhai mà nuôi rắn và làm cả sản phẩm thời trang từ rắn để hút du khách.

Du lịch thăm làng rắn Lệ Mật được xem là tour “vượt qua sợ hãi”

Tại một góc nhỏ ở làng rắn Lệ Mật, nhóm bạn người Czech thích thú ngắm những chú rắn sọc dưa cuộn tròn trong hốc gỗ lũa. Những chuồng rắn xếp gọn trong khoảnh vườn rợp bóng cây đang nuôi hơn trăm con rắn của ông Trương Quốc Lập, ở tổ 8, phường Việt Hưng.

13 thg 2, 2025

Làng lưới Thơm Rơm

Làng lưới nằm cạnh quốc lộ 91, gần đầu cầu Thơm Rơm, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Ảnh: PSL

Nằm cặp hai bên quốc lộ 91, bên này cầu Thơm Rơm về hướng đi thành phố Long Xuyên (An Giang) là một làng nghề chuyên về lưới ăn nên làm ra từ hai chục năm nay. Đó là địa phận thuộc ba ấp Tân Lợi 1, 2 và 3 (xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ).

Khoảng thập niên 1980, khoảng 150 hộ dân từ huyện Phú Vang (hồi ấy thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, nay là Thừa Thiên - Huế) dắt díu nhau vào đây tìm đất sống. Hồi ấy, kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn, lại thêm cảnh đất lạ quê người, nhiều gia đình phải lục tục trở về quê cũ, một số tản đi nơi khác tìm cơ hội. Số còn lại giăng câu, làm mướn, mua ve chai… kiếm cơm qua ngày

13 thg 1, 2025

Trải nghiệm điểm du lịch làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Đây là làng nghề chuyên biệt về tăm hương duy nhất của Hà Nội, nơi lưu giữ và phát triển một nghề thủ công truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt.

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Tp Hà Nội có những nét đẹp độc đáo, khắc hoạ rõ nét văn hoá của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Người dân nơi đây nhiều đời nay đã gắn bó với nghề làm hương từ vỏ tre, nhuộm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ...

7 thg 1, 2025

Làng nghề bánh tráng Túy Loan đỏ lửa ngày đêm vào vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nỗ lực gìn giữ nét đẹp truyền thống, tìm kiếm hướng đi mới để phát triển bền vững.

Bà Trần Thị Luyện (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) làm bánh vào dịp cuối năm. Ảnh: Nguyễn Linh

31 thg 12, 2024

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia - Pà Cò. Ảnh: Hoàng Tâm

23 thg 12, 2024

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.

Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng

15 thg 11, 2024

Ghé thăm những làng nghề truyền thống ở Hưng Yên

Khi ghé thăm Hưng Yên, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống độc đáo như đan đó Thủ Sỹ, sản xuất tương Bần Yên Nhân, hay nghề làm mành trúc Đa Quang…

Nghề đan đó Thủ Sỹ

Tìm về xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, du khách sẽ có dịp hòa vào không gian thanh bình nơi làng quê Bắc Bộ xưa. Đây cũng là địa điểm nổi tiếng với nghề đan đó truyền thống hơn 200 năm tuổi. 

Khung cảnh thanh bình tại làng đan đó Thủ Sỹ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

11 thg 11, 2024

Bếp củi đỏ lửa ở làng nghề cốm Mễ Trì

Giữa cuộc sống nhộn nhịp của thành thị, nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Làng cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2019. Hiện nay, địa phương này có trên dưới 100 hộ gia đình nối nghiệp cha ông, duy trì nghề làm cốm.

8 thg 11, 2024

Nghề thủ công ở Tây Ninh

Mỗi làng nghề là một bản sắc, một nét đẹp truyền thống mang lại thu nhập cho người dân địa phương.

Ở Tây Ninh, nghề thủ công tương đối đa dạng, có những nghề đặc trưng địa phương đã tồn tại lâu đời, tập trung sản xuất trên địa bàn những nơi được công nhận là nghề truyền thống. Chẳng hạn như các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ; đồ gia dụng bằng nguyên liệu tre, trúc, tầm vông; nghề làm nhang, làm bánh tráng, muối ớt ở các phường Long Thành Trung, phường Long Thành Bắc, thị xã Hoà Thành.

6 thg 11, 2024

Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng nghề gạch, gốm huyện Mang Thít tồn tại khoảng 100 năm, nhìn từ xa trông như những toà tháp cổ lâu đời trầm mặc bên dòng Cổ Chiên.


Làng nghề làm gạch nung ở huyện Mang Thít hình thành cách đây hơn 100 năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.