Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 4, 2025

Hàng vạn người dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2023 đến nay, Lễ hội được UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.

Hàng vạn người đổ về dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

24 thg 4, 2025

Khánh thành Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Sáng 17-3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp Tuyên Quang tổ chức Lễ khánh thành Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp.

Dự lễ khánh thành có đồng chí Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ; Cục An ninh nội địa Bộ Công an.

Các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Quang Hòa

21 thg 4, 2025

Những bí ẩn ở Tùng Lâm Diệc Cổ

Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành. Chùa Diệc từng một thời là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ, là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…

Tùng Lâm Diệc Cổ nhìn từ trên cao

17 thg 4, 2025

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.

Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.

Cổng Chùa Tây Tạng - Bình Dương

14 thg 4, 2025

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.

Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…

8 thg 4, 2025

Những ấn tượng ở chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long

Vừa qua khỏi cầu Mỹ Thuận bạn đã thấy thấp thoáng từ xa bên trái là ngôi tháp cao của chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long. Diện tích khuôn viên chùa đến hơn 17.000 m² cùng với kiến trúc bề thế khiến cho một số website du lịch gọi đây giống như một cổ trấn.

Cổng tam quan chùa rất uy nghiêm, bề thế. Hai cột đá rồng lớn ở Cổng Tam Quan được đúc bằng đá granite nguyên khối, cao 9 mét, chiều ngang 1,5 mét, dày 7 tấc. Ảnh: Vĩnh Long Tourist

7 thg 4, 2025

Phật Ngọc Xá Lợi - ngôi chùa ở Vĩnh Long xây dựng suốt nửa thế kỷ

 Cũng đã khá lâu tui mới có dịp ghé vô Vĩnh Long, gần 10 năm. Là ghé vô, chớ còn đi ngang qua thì đi hoài. Lần này đi Vĩnh Long, tui ngạc nhiên thấy nơi đây có một ngôi chùa thật lớn mà trước nay mình chưa hề biết.

Từ Sài Gòn đi Cần Thơ theo cao tốc, qua cầu Mỹ Thuận đi thẳng ta sẽ thẳng tiến Cần Thơ, nhưng nếu quẹo trái (quốc lộ 1) thì vừa quẹo ta sẽ thấy ngay bên tay phải là ngôi chùa Phật Ngọc Xá Lợi với tháp Xá Lơi cao vút.

6 thg 4, 2025

Chùa Hang trên triền núi Sam

Thông thường, hang là một chốn hoang vu, hẻo lánh, ít người lui tới. Bởi vậy, người muốn lánh đời đi tu thường tìm hang núi để ẩn mình. Cái hang nơi tu tập ấy dần dần hình thành nên một cái am, rồi chùa. Những chùa Hang ở khắp nước ta thường được hình thành như vậy.

Khung cảnh chùa Hang (Phước Điền tự) năm 2025. Ảnh: Mai Lĩnh

1 thg 4, 2025

Ngắm tượng Phật dát vàng khổng lồ trong thiền viện Chân Không - Vũng Tàu

Nằm trên sườn núi Lớn ở thành phố biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thiền viện Chơn Không sở hữu bức tượng Phật dát vàng khổng lồ, thu hút đông đảo du khách, người dân tham quan, chiêm bái.

Thiền viện Chơn Không, tọa lạc tại số 36/11 đường Vi Ba, nằm ở độ cao 80m so với mức nước biển, là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến du lịch Vũng Tàu.

24 thg 3, 2025

Cổ kính chùa Ngọc Lộ (Thanh Hà)

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa Ngọc Lộ ở xã Tân Việt (Thanh Hà, Hải Dương) vẫn giữ được nét uy nghi, trầm mặc, mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa.

Chùa Ngọc Lộ lưu giữ 25 pho tượng cổ được tạc bằng gỗ mít có niên đại từ thế kỷ XIX

22 thg 3, 2025

Khám phá Chùa Phật Ngọc Xá Lợi - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long

Du lịch tâm linh là du lịch khám phá thế giới tâm linh để trở về với thế giới nội tâm, lắng nghe và tìm về những điều tốt đẹp. Du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác.

Vĩnh Long có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với du lịch sinh thái miệt vườn vì có nhiều đình, chùa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Thời gian gần đây, chùa Phật Ngọc Xá Lợi được nhiều người biết đến bởi đây là một trong những điểm đến nổi tiếng không chỉ dành riêng cho các tín đồ phật tử, các bậc cao niên, các bạn trẻ trong tỉnh Vĩnh Long mà còn có rất nhiều du khách thập phương đến để tham quan, chiêm bái,…và cũng là nơi lưu lại những khung ảnh đẹp, điểm “check-in sống ảo” của giới trẻ thời nay. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem lý do vì sao ngôi chùa này lại nổi tiếng như vậy nhé!

12 thg 3, 2025

Khởi công trùng tu chánh điện Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia chùa Xvayton

Ngày 10/3, UBND huyện Tri Tôn và Ban Quản lý di tích cấp quốc gia Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Xvayton (chùa Xà Tón) tổ chức lễ khởi công trùng tu chánh điện.

22 thg 2, 2025

Chiêm bái chùa cổ được mệnh danh là đệ nhất vắng khách

Chùa Bà Đanh (Bảo Sơn tự) tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) mang nét kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Đại thừa.

Chùa Bà Đanh nơi được mệnh danh “đệ nhất vắng khách”.

20 thg 2, 2025

Hoa phật y điểm tô sắc vàng rực rỡ cho mùa xuân Bảo Lộc

Cứ cuối tháng 1 đầu tháng 2 những cây phật y (phượng vàng) nở rực rỡ như rộ kim quang ở tu viện Bát Nhã, xã Đam B'ri, TP Bảo Lộc.

Thập niên 1950, người Pháp đưa nhiều giống cây ở các thuộc địa khác về vùng B’lao (Bảo Lộc ngày nay) và Di linh để trồng, trong đó có phượng vàng, còn gọi là phật y.

17 thg 2, 2025

Du xuân núi Thúy Vân - thắng cảnh xứ Huế

Núi Thúy vân nằm giữa hệ thống đầm Cầu Hai, có khung cảnh hữu tình, chùa Thánh Duyên lịch sử, được vua Thiệu Trị xếp thứ 9 trong 20 thắng cảnh của Thừa Thiên Huế.

Thúy Vân là núi nhỏ nằm gần cửa biển Tư Hiền, thuộc địa phận làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 60 km.

31 thg 12, 2024

Chùa Champa Sóc Trăng: Nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Sóc Trăng, vùng đất của sự đa dạng văn hóa và tôn giáo, nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer độc đáo. Trong đó chùa Champa là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và những câu chuyện huyền bí.

Vị trí

Chùa Champa tọa lạc tại Ấp Phước Long, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km, chùa Champa nằm gần các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác như chùa Bốn Mặt, chùa Phật Nổi… Du khách có thể dễ dàng kết hợp tham quan bằng xe máy, taxi hoặc ô tô. Tuyến đường dẫn đến chùa khá thuận tiện, từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Lê Lợi, qua Quốc lộ 1A rồi rẽ phải vào DT932. Khi đến Tịnh xá Ngọc Tâm, rẽ trái là sẽ gặp ngay ngôi chùa Chăm Pa cổ kính.

Nguồn gốc tên gọi Chùa Champa

Dưới bóng những cánh hoa sứ trắng đỏ, chùa Champa hiện lên như một nét chấm phá độc đáo giữa vùng đất giồng cát cao ráo. Ngôi chùa này còn được người Khmer trìu mến gọi là Wat Chăm Pa hay Von Na Ram, bởi lẽ cái tên Champa bắt nguồn từ chính loài hoa sứ đã từng phủ kín vùng đất này. Tương truyền rằng, thuở xưa nơi đây có cả một rừng hoa sứ khoe sắc, đặc biệt là cây sứ cổ thụ với sắc đỏ rực rỡ cùng hương thơm nồng nàn lan tỏa khắp chốn. Chính vẻ đẹp kiêu sa ấy đã thôi thúc người dân lấy tên Champa để đặt cho ngôi chùa, như một cách lưu giữ ký ức về vùng đất ngát hương.

Dẫu thời gian có trôi qua, cây sứ cổ thụ năm nào giờ đã không còn, nhưng người ta vẫn có thể cảm nhận được hồn hoa sứ phảng phất đâu đây. Hai cây sứ mới được trồng trước lối vào nhà đại đức trụ trì như một lời nhắc nhở về quá khứ, đồng thời tiếp nối câu chuyện về loài hoa đã gắn liền với tên gọi và lịch sử của chùa Champa .

Lịch sử hình thành và phát triển Chùa Champa

Vào năm 1686, Chùa Champa được xây bằng gỗ, lợp lá đơn sơ và cách công trình kiến trúc hiện thời khoảng 1 km. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến năm 1974 thì ngôi chùa có vị trí và diện mạo như bây giờ.

Chùa Champa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là chứng nhân lịch sử, ghi dấu những đóng góp thầm lặng mà to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ngôi chùa cổ kính này đã trở thành điểm tựa vững chắc cho cách mạng, nơi hội tụ tinh thần yêu nước của đồng bào Phật tử Khmer.

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, chùa Champa đã mở rộng vòng tay, cưu mang nhiều cán bộ cách mạng là người Khmer như ông Tà Ruôi, Tà Éch, Tà Ben, Tà Sol, Tà Mỹ, Tà Nuôl. Những bức tường chùa không chỉ che chở cho các vị sư mà còn bảo vệ cho những người con ưu tú của dân tộc, những người đang ngày đêm chiến đấu vì độc lập tự do. Chùa cũng là nơi tổ chức nhiều cuộc họp bí mật, bàn bạc kế hoạch đánh đuổi giặc ngoại xâm, góp phần thắp lên ngọn lửa kháng chiến trong lòng người dân.

Không chỉ dừng lại ở việc che giấu, chùa Champa còn là nơi quy tụ, giác ngộ thanh niên Khmer. Nhà chùa đã khéo léo sử dụng việc tu học như một vỏ bọc, giúp cho các thanh niên trốn tránh sự truy lùng gắt gao của địch, bảo vệ nguồn nhân lực cho cách mạng.

Tiêu biểu là tấm gương của sư Lâm Thầu Luôi (thời đại đức Lâm Út trụ trì) khi bị địch ruồng bắt, đã vận động một số sư sãi cùng trốn vào vùng giải phóng tham gia cách mạng và lập nhiều chiến công. Hay như vị đại đức Kim Keo đã vận động bà con tín đồ Phật tử tham gia kháng chiến, che chở cho gần 500 người trong chùa để hoạt động cách mạng.

Đặc biệt, chùa Champa còn sở hữu một hầm bí mật, nơi ẩn náu an toàn cho cán bộ cách mạng, giúp họ tiếp tục hoạt động và lãnh đạo cuộc đấu tranh.

Chùa Champa xứng đáng là một biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước, sự hy sinh và lòng dũng cảm của đồng bào Khmer trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Khmer

Cổng chính của Champa nằm ngay mặt tiền Tỉnh lộ 1, hướng về huyện Kế Sách, cách chợ Phú Tâm chỉ 500 m. Cổng rộng khoảng 4 m, cao 8 m, với hai cột trụ tròn vững chãi sơn màu hồng phấn nổi bật. Trên đỉnh mỗi cột là hình tượng nàng Keyno uyển chuyển dang tay như nâng đỡ cả cổng chùa. Phía trên là kiến trúc ba khối bê tông theo kiểu tháp nhọn, khối giữa cao hơn hai khối hai bên tạo nên sự hài hòa, cân đối. Các khối tháp được chia thành nhiều tầng, bốn tầng dưới sơn son thếp vàng xen kẽ mảng màu xanh nhạt, hai tầng trên màu hồng phấn hình hoa sen, đỉnh tháp là hình hồ lô thu nhỏ dần. Có thể nói, cổng chùa Chăm Pa là một minh chứng cho nét kiến trúc cổ xưa được gìn giữ cho đến ngày nay. Tên chùa được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Khmer, phía trên là bức tranh sơn thủy hữu tình với hai đội nam nữ (7 nam, 8 nữ) đang say sưa kéo co được đắp nổi bằng xi măng vô cùng tinh xảo. Mặt sau cổng cũng có kiến trúc tương tự, chỉ khác là thay vì trò chơi kéo co là hình ảnh đoàn người đua ghe ngo truyền thống của người Khmer. Cả hai biểu tượng này đều mang ý nghĩa về sức mạnh, sự đoàn kết và chiến thắng.

Con đường bê tông phẳng lì rộng chừng 5 mét dẫn lối ta đến chùa. Hai bên đường, những ngôi nhà nép mình dưới bóng mát của cây cối, là nơi sinh sống của bà con Khmer hiền hòa, chất phác. Dọc theo con đường nhỏ hun hút hơn 100 mét, ta như lạc vào bức tranh đồng quê yên bình với cánh đồng lúa xanh ngát trải dài. Hàng thốt nốt cao vút, thẳng tắp như những chiến binh canh giữ đất trời, xòe tán lá sum suê chào đón du khách.

Con đường dẫn đến chùa

Bước qua cổng chùa, ta như lạc vào một thế giới khác. Chùa Champa có khuôn viên rộng khoảng 6 hecta, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc độc đáo cùng những bóng cây cổ thụ tỏa mát. Trong số đó, ấn tượng nhất phải kể đến hai cây me, một cây đã hơn 700 tuổi, cao chừng 30 mét, gốc to đến 5-6 người ôm mới xuể, và một cây cũng đã trên 300 năm tuổi. Ngoài ra còn có cây lộc vừng 150 năm tuổi, tất cả đều là những chứng nhân lịch sử, tồn tại từ trước khi chùa được dời về vị trí hiện tại. Đặc biệt, chùa còn sở hữu 6 cây đào hồng nhung sai trĩu quả quanh năm. Điều thú vị là trái đào ở đây không có hạt, khi chín tỏa hương thơm ngào ngạt, vị ngọt đậm đà khác hẳn những nơi khác.

Cây me cổ thụ

Chánh điện là công trình trung tâm và nổi bật nhất của chùa Champa . Phía trước có hai cột cờ cao vút và hai “Pì chét đây” – nơi lưu giữ tro cốt và cầu siêu cho người đã khuất được xây dựng từ năm 1975. Chánh điện được bao bọc bởi hàng rào cao 3 m, với hai bậc tam cấp, mỗi bậc có 4 lối lên, dẫn đến không gian linh thiêng. Bậc thứ nhất cao 1 m, rộng rãi với diện tích 50 m x 30 m, có bàn thờ ông Thiên ở bên phải lối vào chính và hai tháp Thổ Địa hai bên gần bậc cấp thứ hai. Hai bên sân còn có 6 ngôi tháp để tro cốt. Bậc thứ hai cao hơn 2 m, hành lang rộng 1 m, được bao quanh bởi lan can với 10 cột trụ tròn và 4 cột mỗi mặt đỡ lấy mái chánh điện. Tổng diện tích chánh điện lên đến 383.5 m² (dài 59 m x rộng 6.5 m).

Chánh điện

Mỗi lối vào chánh điện đều được canh giữ bởi một cặp linh vật độc đáo. Lối chính hướng Đông có cặp Voi trắng (Prơơ rậy) tượng trưng cho trí tuệ vượt qua mọi chướng ngại, 6 ngà voi tượng trưng cho sự chiến thắng 6 giác quan của con người. Cửa Nam có cặp Kỳ Lân (Rêch Chăs Sây), biểu tượng của ngũ phương và Ngũ giới trong Phật giáo. Cửa Tây có cặp Sư Tử (Săch Tôô), cửa Bắc có cặp Hổ (Kh’la), thể hiện sức mạnh được thuần hóa trước Phật pháp.

Chánh điện có 4 cửa ra vào bằng gỗ, trên mỗi vòm cửa là hình ảnh Đức Phật tọa thiền trên đài sen, tượng trưng cho sự cao quý của cái thiện. Hai bên vách tường có 12 cửa sổ bằng gỗ, trên vòm cửa sổ trang trí hoa văn đắp nổi hình Phật ngồi trên Reahu, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Những cánh cửa gỗ cổ kính này đã tồn tại hàng trăm năm, là nét độc đáo riêng của chùa Champa so với những ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh.

Mái chánh điện được xây dựng theo kiểu 3 cấp mái chồng lên nhau, mỗi cấp chia thành 3 nếp, nếp giữa cao hơn hai nếp bên. Hai mái trên cùng tạo thành đỉnh mái với góc 60 độ, trên đỉnh là bình hồ lô cao vút. Theo lời kể của Hòa Thượng Thạch Thi, trụ trì chùa Trà Quýt cũ, bình hồ lô này được đúc bằng thau, nặng khoảng 50 kg, cao gần 1m, do ông Nguyễn Văn Thiệu phát tâm cúng dường và được đưa lên đỉnh mái bằng trực thăng vào năm 1973. Hai mái dưới thấp hơn, nghiêng khoảng 30 độ, lợp ngói và trang trí hình tượng đuôi rắn thần Nagar dọc theo đòn dông. Nơi tiếp giáp giữa cột và mái là hình tượng tiên nữ Keynor hai tay nâng đỡ mái chùa, tạo nên vẻ đẹp mềm mại, thanh thoát, như đang gánh cả bầu trời che chở cho chúng sinh.

Bên trong chánh điện có hai hàng cột, mỗi hàng 6 cột. Bệ thờ được chia thành 3 nếp, thờ phụng rất nhiều tượng Phật với nhiều tư thế, chất liệu khác nhau. Ấn tượng nhất là tượng Phật Thích Ca bằng xi măng cao 2m, ngồi thiền trên đài sen, mắt hé mở, miệng mỉm cười hiền từ. Trần và tường chánh điện được trang trí bằng những bức tranh sơn dầu kể về cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho đến khi giác ngộ.

Xung quanh chánh điện là những công trình phụ như sala, nhà tăng, tháp cốt… Tất cả đều được xây dựng hài hòa, tạo nên một tổng thể kiến trúc vừa uy nghiêm, vừa gần gũi.

Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo

Không gian tâm linh thanh tịnh

Đến với chùa Champa, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn được hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng kinh kệ trầm bổng, hương thơm thoang thoảng của hoa sứ, tất cả tạo nên một cảm giác bình yên, thư thái cho tâm hồn.

Không gian tâm linh thanh tịnh

Giá trị văn hóa:

Chùa Champa không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là di sản văn hóa quý giá của người Khmer Nam Bộ. Ngôi chùa lưu giữ nhiều giá trị phong tục tập quán truyền thống, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Chùa lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Hàng năm, chùa tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok, Dolta… Đặc biệt vào dịp lễ hội Oóc Om Bóc, chùa tổ chức lễ hội đua Ghe Ngo sôi nổi trên sông Maspéro thu hút đông đảo phật tử và du khách tham dự.

Lưu ý:
  • Khi đến tham quan chùa, du khách cần ăn mặc lịch sự, kín đáo.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
  • Tránh gây ồn ào, ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa.
  • Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Chăm Pa với các điểm du lịch Sóc Trăng hấp dẫn khác như chùa Dơi, chùa Som Rong, Cù Lao Dung… để có một chuyến đi trọn vẹn.
Lời kết

Chùa Champa không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng đặc sắc của đồng bào Khmer. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc tinh tế, hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh và khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Khmer. Chùa Champa thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người vùng đất Miền Tây Nam Bộ.

30 thg 12, 2024

Chùa Khánh Lâm ở Măng Đen

Chùa Khánh Lâm ở Măng Đen là một điểm đến hấp dẫn du khách khi đến vùng đất cao nguyên này. Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển và có diện tích quy hoạch đến 10 ha. Chính đặc điểm này: đồi cao, gió mát, cây xanh trên vùng đất mênh mang, lại thêm không gian chốn thiền môn trang nghiêm thanh tịnh giúp du khách có cảm giác bình an, thoải mái ngắm cảnh thiên nhiên an lạc.

Tên chùa Khánh Lâm là ghép từ tên chùa Tổ đình Trung Khánh và tên chùa Phước Lâm (thành phố Kon Tum), là nơi đại đức Thích Nhuận Bảo - trụ trì chùa Khánh Lâm, cũng là người đã phát khởi tâm nguyện việc dựng lập chùa - xuất thân và nơi ông trụ trì nhiều năm qua.

27 thg 12, 2024

Ngôi chùa gần 700 tuổi lưu giữ bảo vật quốc gia ở Hải Dương

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm, từng là trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần.

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm. Ảnh: Công Hòa

Chùa Thanh Mai được khởi dựng vào thế kỷ XIV, tọa lạc trên sườn non Phật Tích hay còn gọi là núi Tam Ban (thuộc thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đây cũng là vùng đất xung yếu gắn liền với lịch sử quân sự các triều đại trong các cuộc đại chiến chống giặc phương Bắc.

19 thg 12, 2024

Chùa Phước Lâm, một thời vang bóng (2)

Trong phần 1, chúng tôi đã kể việc chùa Phước Lâm đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá (LS-VH) cấp tỉnh vào năm 2005. Cụ thể hơn, là theo Quyết định số 245/QĐ-CT ngày 22.11.2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Điều đáng ngạc nhiên là đã sắp tới kỷ niệm 20 năm được cấp bằng di tích, nhưng chùa Phước Lâm vẫn chưa một lần nào được nhận quyết định, hoặc bằng xếp hạng di tích ấy.

Chùa Phước Lâm nay.

Chùa Phước Lâm, một thời vang bóng

Phật tử, tăng ni có đến cả mấy trăm, thậm chí đến cả ngàn như chùa Hiệp Long, hoặc tịnh xá Ngọc Thạnh… Vậy mà đến chùa Phước Lâm đúng ngày lễ Vu lan, chỉ có vài chục người, cả tăng ni và phật tử.

Cái tiêu đề này được nảy ra từ mùa Đại lễ Vu lan năm Giáp Thìn- 2024. Đấy là sau khi xem lễ ở một số ngôi chùa trong TP. Tây Ninh. Từ các chùa và tịnh xá lớn như Hiệp Long, Linh Quang… hay Ngọc Thạnh cho tới các ngôi nhỏ hơn như Ông Cọp và Tứ Phước thì tất cả đều diễn ra không khí lễ hội thật tưng bừng.

Phật tử, tăng ni có đến cả mấy trăm, thậm chí đến cả ngàn như chùa Hiệp Long, hoặc tịnh xá Ngọc Thạnh… Vậy mà đến chùa Phước Lâm đúng ngày lễ Vu lan, chỉ có vài chục người, cả tăng ni và phật tử. Hỏi về lý do, một phật tử trả lời:- Thì họ đổ xô lên núi cả!

Lễ Vu lan chùa Phước Lâm.