Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 4, 2025

Cây gạo hai thân, nở hoa vàng rực hiếm có ở Hải Dương

Khác với màu đỏ rực thường thấy, cây gạo tại đền Long Động lại trổ hoa màu vàng rực.

Không phải màu đỏ, màu cam, cây gạo nằm trong khuôn viên khu di tích lịch sử đền Long Động nở hoa mang màu vàng rực rỡ hiếm có. Đầu tháng Tư, hoa bung sắc tựa như thắp nắng, thu hút chim sẻ, chào mào... đến đậu hót líu lo.

23 thg 4, 2025

Những điều ít biết về quan Hiến sát sứ Hải Dương Ngô Thì Nhậm

Khi được bổ làm quan Hiến sát sứ ở Hải Dương, Ngô Thì Nhậm đã tập trung cải cách tư pháp, xử lý nghiêm minh các vụ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền địa phương.

Con phố mang tên Ngô Thì Nhậm ở phường Cẩm Thượng (TP Hải Dương)

Ở TP Hải Dương có một con phố mang tên Ngô Thì Nhậm. Con phố này hiện thuộc phường Cẩm Thượng, một đầu phố tiếp giáp với phố Phan Đình Phùng, một đầu phố giáp với bờ đê.

Đình Quỳnh Khê - Nơi hun đúc lòng yêu nước trong kháng chiến

Đình Quỳnh Khê ở xã Kim Xuyên (Kim Thành, Hải Dương) từng là nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng và nay là không gian sinh hoạt cộng đồng.

Đội tế nữ làm lễ tế thành hoàng làng từ chiều 14/3 âm lịch

Thăm các di tích thờ nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hòa chung dòng chảy của cả nước, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã trở thành ngày lễ trọng đại với mỗi người dân Hải Dương. Đây cũng là dịp nhiều di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương mở hội để nhân dân hướng về nguồn cội.

Hải Dương hiện còn khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng. Các di tích còn lại thờ hoặc phối thờ nhiều nhân vật thời Hùng Vương như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, công chúa Tiên Dung, Bảo Phúc Đại Vương... Trong ảnh: Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) thờ Vua Hùng

21 thg 4, 2025

Góc thiêng giữa chốn học đường

Ngôi đình sừng sững trong khuôn viên Trường Tiểu học Phúc Thành (Kim Thành) không chỉ là chứng nhân của bao đổi thay mà còn là mái trường đầu đời của học sinh biết bao thế hệ.

Không chỉ nằm trong khuôn viên trường học, đình Dưỡng Thái hiện là một phần trong chương trình giáo dục địa phương, được lồng ghép vào nội dung học tập

11 thg 4, 2025

Cây si kỳ lạ lâu đời ở Hải Dương, tỏa bóng từ 60 rễ phụ

Ngay tại trung tâm thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành), một cây si đặc biệt trở thành biểu tượng xanh, điểm nhấn cảnh quan nổi bật của địa phương.

Cây si cổ thụ giữa lòng thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương). Ảnh: Mai Hương

Nằm trong khuôn viên vườn hoa, cạnh quảng trường 20.9 ở Hải Dương, cây si không chỉ gây ấn tượng bởi dáng thế lạ mắt mà còn bởi vai trò đặc biệt trong đời sống cộng đồng.

24 thg 3, 2025

Cổ kính chùa Ngọc Lộ (Thanh Hà)

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa Ngọc Lộ ở xã Tân Việt (Thanh Hà, Hải Dương) vẫn giữ được nét uy nghi, trầm mặc, mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa.

Chùa Ngọc Lộ lưu giữ 25 pho tượng cổ được tạc bằng gỗ mít có niên đại từ thế kỷ XIX

Về làng lược Vạc, thăm nghè Hoạch Trạch

Cụm di tích nghè Hoạch Trạch và bia văn chỉ Đường An ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Minh (Bình Giang, Hải Dương) vừa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Nghè Hoạch Trạch đã được tu bổ, tôn tạo

Nghè Hoạch Trạch được xây dựng từ thời Lý để tôn thờ các vị thành hoàng làng. Năm 1986, nghè xuống cấp nghiêm trọng, chính quyền và nhân dân đã tu sửa một số hạng mục công trình.

23 thg 3, 2025

Độc đáo tấm bia đá hơn 500 tuổi khóc chị gái ở Kim Thành

Cụm di tích đền, chùa Kim Lộc ở thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành (Hải Dương) còn lưu giữ được tấm bia đá cổ hình hộp độc đáo, hiếm có với nội dung rất đặc biệt.

Đền Kim Lộc (còn gọi là Đền Tru) và chùa Kim Lộc ( còn gọi là Kim Lộc tự) ở thị trấn Phú Thái (Kim Thành) được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 25/1/2014.

Cụm di tích nằm trên diện tích rộng hơn 1.203,7 m2. Đền Kim Lộc thờ thành hoàng làng là Phạm Cảnh Lương, đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1469), có công giúp vua Lê Thánh Tông đánh thắng quân Chiêm Thành ở đất Quảng Nam, được phong Thiếu bảo Liên khê hầu và bà Phạm Thị Quý (Quỳnh Phương Tiên Phi công chúa), chị gái của tiến sĩ Phạm Cảnh Lương. Ngoài ra, đền Kim Lộc còn có ban thờ Mẫu.

Chùa Kim Lộc là nơi thờ Phật theo phái Đại Thừa, một thiền phái phổ biến tại các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam.

Cổng vào cụm đền, chùa Kim Lộc ở thị trấn Phú Thái

22 thg 3, 2025

Đền Cao An Phụ đẹp lạ trong sương

Đền Cao An Phụ (Kinh Môn, Hải Dương) những ngày này thoắt ẩn, thoắt hiện trong sương, mang một vẻ đẹp huyền ảo, khác lạ.

Cổng tam quan của đền Cao nhìn từ phía ngoài khiến du khách có cảm giác như đứng trước chốn bồng lai

20 thg 2, 2025

Gìn giữ màu xanh, bảo tồn di sản Đền Cao An Phụ ở Hải Dương

Ban quản lý di tích Đền Cao An Phụ đã tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên.

Bảo vệ màu xanh cho Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Cao An Phụ. Ảnh: Công Hoà

Đền Cao An Phụ là một di tích Quốc gia đặc biệt, tọa lạc trên đỉnh cao nhất dãy núi An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được bao bọc bởi màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nhiều cây đại thụ trong khuôn viên di tích là minh chứng cho sự trường tồn của nơi này.

23 thg 1, 2025

Côn Sơn - Kiếp Bạc: Giá trị văn hóa, cảnh quan nổi bật toàn cầu

Là một phần quan trọng trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) mang đầy đủ các giá trị nổi bật.

Khu vực đền Kiếp Bạc. Ảnh: THÀNH CHUNG

21 thg 1, 2025

Khám phá Dược lĩnh cổ viên

Là một trong bát cổ của Chí Linh xưa, Dược lĩnh cổ viên (vườn thuốc Dược Sơn) mang nhiều giá trị về lịch sử, y học, văn hoá. Vì thế, việc khôi phục vườn thuốc quý của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là mong mỏi, trăn trở của nhiều thế hệ.

Vườn thuốc Dược Sơn nằm trên núi Nam Tào do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn gây dựng vào thế kỷ XIII

6 thg 1, 2025

Đi tìm cột cờ Thành Đông xưa

Là một trong tứ trấn bảo vệ kinh thành Thăng Long, Thành Đông xưa từng có cột cờ (kỳ đài) - biểu tượng thiêng liêng và tự hào, thể hiện vị trí, tầm quan trọng của mảnh đất xứ Đông.

Bản đồ Thành Đông xưa thể hiện thành trì này có cột cờ

5 thg 1, 2025

Hành trạng của người thầy vĩ đại trên bia đá cổ thời Nguyễn

Tại đền thờ Chu Văn An (Chí Linh, Hải Dương) có tấm bia đá cổ thời Nguyễn ghi hành trạng của thầy giáo Chu Văn An, người được coi là 'Vạn thế sư biểu' của Việt Nam.

Đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái đền thờ Chu Văn An

4 thg 1, 2025

Về Tứ Kỳ thăm nơi thờ ông tổ Nho học Việt Nam

Cùng với miếu Phạm và đền Cõi, đình Kiêm ở xã An Nghiệp xưa (nay là xã Dân An) là một trong 3 nơi thờ tự quan trọng bậc nhất của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), được triều đình tổ chức cúng tế.

Đình làng Kiêm (tên nôm là làng Gồm)

Theo thần tích, thần sắc của làng Kiêm, Sĩ Nhiếp (士燮) tên chữ là Uy Ngạn, sinh ngày mồng 4 tháng giêng năm 137. Cha là Sĩ Tứ, khi Vương Mãng thay ngôi nhà Hán, tổ tiên Sĩ Nhiếp mới chạy sang Giao Châu. Năm 187, ông được phong làm Thái thú quận Giao Chỉ cho đến khi ông mất ngày 12/11/226.

3 thg 1, 2025

Ly kỳ chuyện Hoàng giáp Lê Quang Bí bị giữ lại ở Trung Quốc 18 năm

Là nho sĩ có tiếng, sứ thần bản lĩnh dưới triều Mạc, Hoàng giáp Lê Quang Bí lưu danh sử sách với chuyến đi sứ Trung Quốc kéo dài 18 năm.

Hoàng giáp Lê Quang Bí là 1 trong 36 tiến sĩ ở đất học làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (Bình Giang)

Huyền ảo nghi lễ cầu an và hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

Tối 20/9, Lễ cầu an, Hội hoa đăng được tổ chức trên sông Lục Đầu, là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Cầu cho sóng yên bể lặng, tôm cá đầy thuyền...

Lễ cầu an, Hội hoa đăng là một nghi thức đặc biệt bởi tính nhân văn sâu sắc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một thế giới đại đồng. Nghi thức còn thể hiện tinh thần hòa hiếu và nhân đạocủa các triều đại Việt Nam “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

Các nhà sư làm lễ cầu Phật thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tươi tốt

Chiêm ngưỡng tượng đài 'Tiếng sấm đường 5' ở Kim Thành

Sau hơn 1 năm thi công, xây dựng, công trình tượng đài 'Tiếng sấm đường 5' tại xã Tuấn Việt (Kim Thành) đã hoàn thành đúng tiến độ.

Sau hơn 1 năm triển khai, xây dựng, ngày 9/12/2024 công trình tượng đài "Tiếng sấm đường 5" đã hoàn thành, đúng vào dịp cả nước nói chung và Hải Dương nói riêng đang diễn ra nhiều sự kiện ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)

27 thg 12, 2024

Ngôi chùa gần 700 tuổi lưu giữ bảo vật quốc gia ở Hải Dương

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm, từng là trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần.

Chùa Thanh Mai (TP Chí Linh, Hải Dương) có tuổi đời gần 700 năm. Ảnh: Công Hòa

Chùa Thanh Mai được khởi dựng vào thế kỷ XIV, tọa lạc trên sườn non Phật Tích hay còn gọi là núi Tam Ban (thuộc thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đây cũng là vùng đất xung yếu gắn liền với lịch sử quân sự các triều đại trong các cuộc đại chiến chống giặc phương Bắc.