Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2025

Trăm năm Nam Bắc Hiệp và ông chủ nhà hàng bất đắc dĩ

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp nổi lên như một nơi chốn sang trọng giữa trung tâm Thủ Dầu Một, với thực đơn món Tây phục vụ giới trung và thượng lưu lui tới làm ăn ở đây cùng quan chức Tây ta trong tỉnh.

Cách nay hơn một trăm năm (1922), ở Thủ Dầu Một, thủ phủ tỉnh Bình Dương ngày nay, ngay dãy phố 4 căn xây cho thuê của ông Trần Trung Hiếu có một nhà hàng Tây đồ sộ chiếm một góc đường giáp ba mặt: đường Phan Thanh Giản (nay là Điểu Ông), Charles Chanson (nay là Ngô Tùng Châu) và Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học). Mặt tiền số 90 đường Thái Lập Thành ngang 7 m, sâu 30 m nở hậu. Nhà xây theo kiểu Tây bằng gạch, một tầng lầu.

Đây là cơ sở hùn hạp làm ăn của ông Trần Văn Nhàn và ông Tư Sửu, thuê của ông Trần Trung Hiếu. Nhà hàng là nơi gây dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân cố cựu ở Bình Dương những năm từ 1920 đến 1960.

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp sau 1945 (*)

Huyền thoại "đồ gỗ Phan Văn Nhị"

Xuất thân từ một vùng quê nghèo, chỉ với hai bàn tay trắng và không được học hành, ông Phan Văn Nhị đã tạo dựng được một thương hiệu sản xuất đồ gỗ có tiếng ở Sài Gòn, có chất lượng và tính mỹ thuật cao trong gần 30 năm.

Từ đầu những năm 2000 tại Sài Gòn, rất nhiều người trong giới trang trí nội thất và chơi đồ gỗ xưa cất công săn lùng một dòng đồ gỗ có từ đầu thập niên 1950. Họ đến các điểm bán đồ gỗ cũ trên đường Lê Công Kiều, đường Pasteur gần chùa Ấn, dưới chân cầu chữ Y hoặc đi xa hơn là đường Bùi Thị Xuân ở quận Tân Bình… để tìm cho được dòng đồ gỗ của hiệu “Phan Văn Nhị”. Chúng được nhận dạng nhờ kiểu dáng thanh thoát thể hiện ở cái tủ búp phê, bộ salon, tủ chén… Nếu may mắn, có thể tìm được món đồ gắn marque bằng đồng có hàng chữ màu vàng “Phan Văn Nhị” trên nền màu đỏ.

28 thg 4, 2025

Núi Chứa Chan – Điểm đến hấp dẫn tại Đồng Nai

Núi Chứa Chan được biết đến là ngọn núi cao thứ hai khu vực Đông Nam Bộ với nhiều vách đá dựng đứng, hệ sinh thái đa dạng... Do nằm cách Sài Gòn không xa nên nơi đây vẫn thường được nhiều bạn trẻ yêu lịch và lựa chọn để khám phá.

Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ. Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.

Những ngôi chùa cổ kính cùng nhiều câu chuyện bí ẩn luôn thu hút sự tò mò của du khách khi đến núi Chứa Chan.

27 thg 4, 2025

Khám phá Dinh Độc Lập nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 30/4/1975, sự kiện chiếc xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở ra thời khắc thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, non sông thống nhất, và ngôi dinh thự này cũng đã trở thành chứng tích lịch sử quan trọng giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 50 năm kể từ sự kiện lịch sử trọng đại ấy, Dinh Độc Lập với tên gọi Hội trường Thống Nhất ngày nay vừa là nơi lưu giữ ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa là một địa chỉ tham quan, khám phá, du lịch của hầu hết du khách khi đến thăm thành phố mang tên Bác.

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.

26 thg 4, 2025

Mùa trái chín ở rừng Chiến khu Đ

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, nằm ở khu vực cuối Chiến khu Đ (CKĐ) xưa) đang quản lý hơn 100 ngàn hécta gồm hơn 68 ngàn hécta rừng tự nhiên và 32 ngàn hécta là hồ Trị An. Đây là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai với hệ động, thực vật phong phú.

Du khách chụp hình lưu niệm với cây đa cổ thụ tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Ảnh: B.Nguyên

Đây không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ mà còn là "địa chỉ đỏ" của cả nước với 3 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là địa đạo Suối Linh, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông Nam Bộ. Mỗi năm vào tháng tư, nơi đây đón rất nhiều đoàn khách, trong đó có nhiều cựu chiến binh về nguồn ôn lại kỷ niệm chiến trường xưa. Đây cũng là mùa trái rừng chín, mùa để lại nhiều kỷ niệm với những chiến sĩ từng sống, chiến đấu ở rừng CKĐ.

24 thg 4, 2025

Viếng thăm Đền tưởng niệm Bến Nọc – nơi tội ác và sự hy sinh khắc sâu trên những bức phù điêu

Thành phố Hồ Chí Minh với tháng 4 đầy áp các sự kiện, hoạt động văn hóa – xã hội – thể thao sôi động và ý nghĩa, nhằm hướng đến sự kiện trọng đại của đất nước – kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong những ngày tháng 4 đầy cảm xúc và ý nghĩa như vậy, cùng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, chúng tôi về thăm lại Đền tưởng niệm Bến Nọc (phường Tăng Nhơn Phú A, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM) – là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của bao nhiêu thế hệ đã hy sinh tại mảnh đất này trong cuộc đấu tranh cách mạng, góp sức mang lại hòa bình đất nước.

Cổng tam quan đền tưởng niệm Bến Nọc.

19 thg 4, 2025

Lò Lu ở Tương Bình Hiệp

Lò lu Đại Hưng ở Tương Bình Hiệp

Hình trên là tui, chụp tại lò lu Đại Hưng, trên đường Lò Lu ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một - tức là có một làng nghề làm lu ở đây. Vậy mà tìm trên Google hoặc hỏi các AI như ChatGPT, Gemini về các làng nghề ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương, tụi nó lại giới thiệu ngay đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Thậm chí, khi được hỏi rằng có làng nghề gốm ở Tương Bình Hiệp hay không, Gemini đã trả lời như sau:

Không, Tương Bình Hiệp không nổi tiếng với làng nghề gốm theo nghĩa là một làng nghề quy mô lớn và đặc trưng như sơn mài. Làng nghề truyền thống chủ đạo, nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất của phường Tương Bình Hiệp (TP. Thủ Dầu Một) là làng nghề sơn mài.

17 thg 4, 2025

Phát quang, tìm đường, giăng dây để ‘săn ảnh’ Hang Dơi kỳ bí ở Long Khánh

Những năm gần đây, các hang động trở thành một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt với những người đam mê hình thức du lịch trekking, dã ngoại mạo hiểm ở nơi hoang sơ, độc đáo…

Hang Dơi là một địa danh khám phá hấp dẫn tại Long Khánh, cuốn hút những tín đồ yêu khám phá tìm đến. Ảnh: Lò Văn Hợp

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.

Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.

Cổng Chùa Tây Tạng - Bình Dương

16 thg 4, 2025

Tĩnh mịch đình thần Tương Bình Hiệp

Đình thần Tương Bình Hiệp, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh do UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định công nhận số 2068/QĐ-UBND, ngày 15/8/2023. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ.

15 thg 4, 2025

Chuyện về đình Bến Thế

Đình Tân An - người dân thường gọi là đình Bến Thế - là một ngôi đình nổi tiếng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Có rất nhiều bài viết về ngôi đình này (tui cũng có viết), bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Xin được nhắc sơ qua chút xíu trước khi nói qua câu chuyện tui muốn kể bữa nay.

Đình Tân An tọa lạc tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một được xây dựng từ năm 1820. Người dân gọi là đình Bến Thế vì gần sông, chợ Bến Thế. Qua hơn hai thế kỷ, đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ truyền Nam bộ và được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 2014.

Khuôn viên đình thoáng mát với nhiều cây cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Tour trekking khám phá rừng Gia Canh ở Đồng Nai

Thời gian gần đây, tour trekking rừng độc đáo bao gồm các hoạt động đạp xe xuyên rừng, chinh phục núi đá, ngâm chân nước khoáng nóng, tắm thác và nhiều hoạt động tham quan, khám phá rừng Gia Canh đang được nhiều khách yêu thiên nhiên, thích mạo hiểm lựa chọn khi đến Đồng Nai.

Hướng dẫn viên hướng dẫn những kỹ năng cơ bản cho du khách trước tour Trekking khám phá rừng Gia Canh. Ảnh: Ngọc Liên

Rừng Gia Canh nằm trên địa bàn huyện Định Quán, với diện tích trên 18 ngàn hécta. Rừng Gia Canh cách quốc lộ 20 khoảng 17 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 100km, trên tuyến đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt. Đây là một trong những điểm du lịch mang đến cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm thú vị, độc đáo với tour trekking khám phá rừng, thác, núi đá.

Du khách trải nghiệm đạp xe xuyên rừng Gia Canh. Ảnh: T.Sang

Là đơn vị đầu tiên được cấp phép khai thác tour du lịch mạo hiểm, Công ty TNHH Dịch vụ - du lịch Meerkat Travel (Meerkat Travel, huyện Định Quán) đang khai thác hiệu quả tour trekking rừng Gia Canh, đưa du khách đến với từng cung bậc cảm xúc khi được trải nghiệm không gian thiên nhiên xanh, khám phá những núi đá khổng lồ như Đá Bảy Mẫu rộng ngút ngàn với cánh rừng rộng 7 hécta trên đỉnh núi vô cùng độc đáo, hay tham quan thắng cảnh Đá Dĩa, Đá Ba Chồng, Đá Hang Dơi… Đây đều là những "kiệt tác" thiên nhiên tại khu vực huyện Định Quán.

3 thg 4, 2025

Con đường giữa cánh đồng 'nửa xanh, nửa vàng' cách TPHCM 90 km gây sốt

Hai năm nay, cứ độ lúa bắt đầu chín, con đường nhựa băng giữa cánh đồng trải dài tít tắp tại xã An Nhứt, Bà Rịa - Vũng Tàu lại gây sốt trên mạng xã hội, thu hút du khách tới chụp ảnh.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4, cánh đồng lúa tại xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa chuyển màu vàng ruộm hoàn toàn mà có thửa ruộng còn xanh, có thửa ruộng đã chín. Những bức ảnh về cánh đồng "nửa xanh ngắt, nửa vàng ruộm" rất đỗi bình yên, thu hút nhiều người tìm tới An Nhứt.

Con đường nằm giữa cánh đồng 'nửa xanh, nửa vàng'. Ảnh: Trần Phương

1 thg 4, 2025

Ngắm tượng Phật dát vàng khổng lồ trong thiền viện Chân Không - Vũng Tàu

Nằm trên sườn núi Lớn ở thành phố biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thiền viện Chơn Không sở hữu bức tượng Phật dát vàng khổng lồ, thu hút đông đảo du khách, người dân tham quan, chiêm bái.

Thiền viện Chơn Không, tọa lạc tại số 36/11 đường Vi Ba, nằm ở độ cao 80m so với mức nước biển, là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến du lịch Vũng Tàu.

29 thg 3, 2025

Cơm, mì, phở…ở Biên Hòa

Cùng với nhiều món ngon, đặc sản nổi tiếng, trong đó có những món được đưa vào “bộ nhớ” dân gian bằng ca dao, tục ngữ, thì Biên Hòa còn có các món ăn khá bình thường, quen thuộc, được nhiều người biết đến, dù đó chỉ là: cơm, mì, phở…

My Phở - một quán phở ở Biên Hòa

27 thg 3, 2025

30 Tết ghé Lăng Tả quân, tưởng nhớ tiền nhân

Lăng Ông – Bà Chiểu (TP.HCM) là công trình được công nhận Di tích lịch sử quốc gia hơn 30 năm nay, được người dân thành phố suốt gần hai thế kỷ thường ghé qua mỗi dịp xuân về. Người trẻ có thể tìm một góc ảnh đẹp giữa kiến trúc cổ kính, người có lòng thì tìm đến vị Nhân thần để nguyện cầu một năm mới bình yên cũng như tưởng nhớ về thuở xưa của bậc tiền nhân miền Nam.

Cứ mỗi dịp Tết về, khi chùa chiền và đình miếu khu vực Gia Định – Sài Gòn – Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ sắc đỏ và thơm mùi nhang khói, ta lại nghĩ đến tục lệ “uống nước nhớ nguồn” và lòng tưởng nhớ ông bà tổ tiên của người Việt Nam. Có một điểm thú vị trong truyền thống của người Việt là tưởng nhớ tổ tiên cũng từng có thời mở rộng đến những bậc tiền nhân nơi những mái đình cổ, ban thờ tiền hiền. Còn với người dân sinh ra và lớn lên ở đây, hẳn đều từng đến thắp hương lên ban thờ Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt với tên chính xác là “Thượng Công Miếu”, hay còn có cách gọi thân thương là ‘Lăng Ông’. Ngày nay, trong khuôn viên lăng vẫn còn phần mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận, nên người đến hương khói cũng quen gọi nơi đây là “Lăng Ông Bà Chiểu”, tức là gọi tôn kính Lăng của Đức ông và Đức bà đang ở kề chợ Bà Chiểu.

Ảnh: Thạch Duy Khang

25 thg 3, 2025

Điêu khắc đá trong hội quán người Hoa

Khi đến Chợ Lớn, người Hoa dựng lên các công trình kiến trúc, tiêu biểu và rõ nét là các hội quán, chùa miếu, ở đó chất liệu trang trí đặc biệt chính là đá. Rất nhiều sư tử, kỳ lân, trống, rồng, cho đến bệ đỡ, vì kèo, bậc thềm, có cả hình tượng người như bát tiên, các mảng phù điêu… đều là điêu khắc đá.

Điêu khắc đá, tạo tác từ bản địa

Điểm đặc biệt và khác lạ trong chi tiết điêu khắc đá của người Hoa so với các công trình kiến trúc khác trên đất Việt, ấy là toàn bộ các cấu kiện sử dụng chất liệu đá không phải được tác tạo từ bản địa, mà được người Hoa đem đến từ chính quốc. Đến nay, đã qua đôi ba trăm năm, các nét đá ấy vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Người Hoa ở Chợ Lớn là một cộng đồng đa dạng với sự hợp thành của 5 bang hội (Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ – Khách Gia), trong từng hội quán, chùa miếu, hình tượng quen gặp là cặp sư tử đá án ngữ trước lối ra vào. Cùng là sư tử, nhưng tùy bang hội, hình tượng sư tử thể hiện khác biệt, qua đó, có thể đoán biết hội quán ấy thuộc bang hội nào trong nhóm ngũ bang. Hình tượng sư tử thể hiện đa dạng ý nghĩa, trong đó có việc trấn trạch theo tư tưởng Đạo giáo. Cặp đôi với sư tử đực – cái cũng hàm ý âm dương hòa hợp. Trống đá (thạch cổ) ra đời cuối triều Nguyên (Trung Quốc), triều đình cho đẽo trống đá, đặt trước miếu, ai đánh kêu chính là thiên tử. Tương truyền người lập nên nhà Minh là Chu Nguyên Chương đánh thì trống kêu.

Trống đá (thạch cổ) án ngữ ngay cửa ra vào ở Nhị Phủ Miếu. Ảnh: Nguyễn Đình

Khám phá hang động núi lửa ở Đồng Nai với mô hình lưu trú độc đáo


Sau khi khảo sát hang động núi lửa ở khu vực rừng giá tỵ của Đồng Nai, nhà đầu tư đề xuất 2 mô hình du lịch, trong đó có mô hình Cave Lodge - lưu trú trong hang động độc đáo nhất thế giới mức giá 3.000 - 5.000 USD/đêm.

Liên quan đến câu chuyện các chuyên gia nước ngoài của Công ty Chua Me Đất (Oxalis, đơn vị đang khai thác hang Sơn Đoòng, hang Tú Làn ở Quảng Bình) vào khảo sát cụm hang động núi lửa ở Đồng Nai để đầu tư phát triển du lịch, ngày 9.3 đại diện Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai cho biết Công ty Oxalis đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả sau cuộc khảo sát.

Khu vực rừng giá tỵ, nơi có hệ thống hang động núi lửa độc đáo. ẢNH: LÊ LÂM

23 thg 3, 2025

Hoa kèn hồng bung nở rực rỡ trong nắng Biên Hòa

Những ngày đầu tháng 3, trên nhiều tuyến đường, công viên ở thành phố Biên Hòa, hoa kèn hồng đã bung nở rực rỡ, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng, thu hút nhiều người đến check-in, chụp ảnh, lưu giữ khoảnh khắc đẹp.

Sắc hoa kèn hồng rực rỡ dưới nền trời xanh, mây trắng. Ảnh: Thủy Tiên

Hoa kèn hồng có nguồn gốc từ châu Mỹ, còn có tên gọi khác là hoa chuông hồng. Đây là loại cây thân gỗ, ưa nắng, thường bung nở đẹp nhất vào tháng 4.

Năm nay, dưới cái nắng bắt đầu trở nên khá gay gắt, kèn hồng nở sớm. Ngay từ những ngày đầu tháng 3, sắc hồng dịu dàng của hoa đã phủ lên nhiều tuyến đường như: Cách Mạng tháng Tám, Đặng Văn Trơn hay công viên Amata.

21 thg 3, 2025

Vào mùa thu hoạch tiêu

Huyện Cẩm Mỹ là một trong những địa phương có diện tích trồng tiêu lớn tại khu vực Đông Nam Bộ. Tiêu được trồng tập trung ở các xã: Sông Ray, Lâm San, Xuân Đông, Xuân Tây… Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, tiêu Cẩm Mỹ có chất lượng cao, hạt chắc và cay nồng đặc trưng.

Vườn tiêu sạch của anh Bùi Thái Tuệ (ngụ ấp 4, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) đang vào mùa thu hoạch. Ảnh: Lê Duy