Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc & Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân tộc & Phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 4, 2025

Những bí ẩn ở Tùng Lâm Diệc Cổ

Trở lại chùa Diệc hôm nay, giữa những ồn ã, sôi động của phố thị thành Vinh là những khoảng lặng bình yên, thanh tịnh của chốn tu hành. Chùa Diệc từng một thời là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ, là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…

Tùng Lâm Diệc Cổ nhìn từ trên cao

18 thg 4, 2025

Lăng Vạn An Vĩnh và những câu chuyện về thờ cúng cá Ông

Trên dải bờ biển dài hơn 130 km của tỉnh Quảng Ngãi, làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (nay thuộc TP. Quảng Ngãi) là một trong những địa phương lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết “Bàn chân khổng lồ”, có Dinh Bà, Dinh Bà Thủy, Lăng Vạn An Vĩnh, Đình làng và cả hệ thống địa đạo trên đồi núi An Vĩnh. Mỗi di tích là một nhân chứng sống động cho chiều sâu văn hóa và truyền thống kiên cường của cư dân vùng biển.

Một góc Miếu thờ ông Nam Hải ở Hoàng Sa, tức Lăng Vạn An Vĩnh (Quảng Ngãi)

Làng gốm cổ duy nhất còn lại ở Tây Nguyên

Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.

Sau khi lấy đất sét về, bà con loại sạch tạp chất, đặt đất lên cối giã nhuyễn rồi mới tạo phôi để chế tác sản phẩm. Khác với cách làm gốm ở các vùng miền, người M'Nông không dùng bàn xoay mà để đất nhuyễn trên đế gỗ có chiều cao khoảng 70 cm, người làm gốm di chuyển quanh đế. Sau đó, người làm gốm sử dụng thanh tre vót mỏng để tạo hình, dùng miếng vải ướt để làm nhẵn sản phẩm, rồi phơi sản phẩm đến độ khô nhất định, nghệ nhân mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm.

Cuối cùng các sản phẩm gốm được xếp trên đống củi khô. Sản phẩm nhỏ xếp bên trong, lớn xếp xung quanh phía ngoài, rồi đốt lửa nung gốm đến khi tất cả đỏ rực. Cuối cùng là sử dụng vỏ trấu, mùn cưa để hun tạo màu đen bóng đặc trưng riêng của gốm Yang Tao.

Dưới đây là hình ảnh công đoạn làm gốm thủ công của người Mnông:

Các gùi đất sét nghệ nhân đào về để làm nguyên liệu

Đặt đất lên mặt sau của cối gỗ để giã

Công đoạn giã đất cho thật nhuyễn

Trong quá trình giã đất phải thêm nước cho đất mềm và nhuyễn

Tạo phôi sản phẩm gốm

Phôi đất để làm sản phẩm

Người làm gốm xoay quanh khối gỗ để tạo hình sản phẩm

Dùng que tre vót mỏng làm nhẵn mịn bề mặt ngoài sản phẩm

Sản phẩm gốm của người Mnông có màu đen được hun từ vỏ trấu

Lê Hường

14 thg 4, 2025

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.

Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tục căng chỉ đỏ là một trong những nghi thức đặc biệt, quan trọng trong lễ cưới của người Dao Thanh Y

13 thg 4, 2025

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.

Phụ nữ M'nông ở buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nặn gốm

10 thg 4, 2025

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.

Lễ hội Hết Chá là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, mang đậm dấu ấn tâm linh và truyền thống lâu đời của người Thái trắng. (Ảnh Trần Thắng)

10 thg 3, 2025

Cỗ lá - Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào Mường vùng Tây Bắc

Nói đến văn hóa ẩm thực truyền thống của đồng bào Mường vùng Tây Bắc không thể không nhắc đến món cỗ lá vô cùng độc đáo và đậm đà dư vị. Món cỗ lá từ lâu không đơn thuần là món ăn mà còn thể hiện một cách sinh động những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mường.

Mâm cỗ lá đậm đà bản sắc dân tộc Mường Tây Bắc

Về xứ Mường vui Tết Doi

Tổ chức Tết Doi, Lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu Xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ trong Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc trong dịp Tết Doi

Hằng năm, mỗi khi Xuân về, người dân xứ Mường xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lại nô nức cùng nhau tổ chức Tết Doi, một phong tục được đồng bào nơi đây gìn giữ như một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần. Theo các bậc cao niên ở xứ Mường xã Thu Cúc, Tết Doi khởi phát từ xa xưa, gắn với câu chuyện huyền thoại về nàng Cúc lặn lội đi tìm giống lúa về cứu đói cho người Mường.

9 thg 3, 2025

Lễ rước hồn lúa của người Mnông Gar

Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.

Lễ cúng lúa mới của người Mnông. Ảnh minh họa

6 thg 3, 2025

Dòng sông Kỳ Lộ: Vẻ đẹp trữ tình qua miền trai tài, gái sắc

Quê tôi thuộc huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên), nằm bên bờ sông Cái - tên gọi hạ lưu của sông Kỳ Lộ. Con sông chảy qua đây khá êm đềm, mộng mị. Thế nhưng càng ngược lên hướng Tây, sông càng quanh co, khúc khuỷu. Ở phía thượng nguồn, người dân địa phương gọi là sông La Hiên, bởi sông bắt nguồn từ đỉnh núi La Hiên cao hơn 1.000 m rồi dọc dài phần lớn dòng sông được gọi là Kỳ Lộ. Đến đoạn hạ lưu thì trở thành sông Cái.

Toàn cảnh thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) bên dòng sông Kỳ Lộ (Ảnh: Phương Vũ).

Bình yên giáo xứ Tà Hine

Trên Cao nguyên Lâm Viên có rất nhiều công trình có lối kiến trúc độc đáo, chuyển tải văn hóa và hơi thở cuộc sống của bà con thuộc các dân tộc DTTS ở địa phương. Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine là một trong số đó.

Nhà thờ Giáo xứ Tà Hine

Để đến Tà Hine, xã miền núi của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi men theo quốc lộ 28B – tuyến đường Đại Ninh - Lương Sơn nối hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Đường núi quanh co khúc khuỷu ôm theo hồ thủy điện Đại Ninh mênh mang sóng nước. Con đường nhựa đã xuống cấp theo thời gian, một số đoạn đang sửa chữa. Hai bên đường vắng bóng nhà dân, chỉ có màu xanh của mây trời hòa cùng sắc xanh rẫy nương trải dài ven hồ.

Huyền bí “Mật ngữ” truyền đời trong lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt

Lễ cúng Giang Sơn là nghi lễ bắt buộc, diễn ra 3 lần trong 1 năm của đồng bào dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Đây là hoạt động tín ngưỡng văn hóa vẫn giữ nét nguyên sơ, huyền bí của đồng bào Chứt ở Quảng Bình.

Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Chứt được tổ chức mỗi năm 3 lần

“Cáy man mọ” - món ăn đãi khách quý của đồng bào Thái Sơn La

Sơn La được du khách biết đến là vùng đất nhiều cảnh đẹp, con người thân thiện, hiếu khách, có ẩm thực độc đáo của các dân tộc. Trong văn hóa ẩm thực, đồng bào Thái Sơn La có món “Cáy man mọ” (tức là gà mái non hấp) đòi hỏi sự cầu kỳ, khéo léo của người chế biến.

Nguyên liệu và gia vị chế biến món "Cáy man mọ”

Một trong những hình thức chế biến món ăn ngon của đồng bào Thái là món “mọ”, tức là sản phẩm tẩm ướp gia vị đem hấp cách thủy với bột gạo nếp. Với trí tưởng tượng, tính ước lượng và tính sáng tạo tuyệt vời, người Thái có thể chế biến “mọ” từ tất cả các sản phẩm rau, củ, quả, song hấp dẫn nhất vẫn là món “Cáy man mọ” (tức là gà mái non hấp) đòi hỏi sự cầu kỳ, khéo léo tài hoa từ người chế biến.

Màu đen chủ đạo trong trang phục của người Lô Lô Đen

Người Lô Lô đen cư trú chủ yếu ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng). Đồng bào có ý thức, tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết cao, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Người Lô Lô Đen ở Cao Bằng

Dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn. Người Lô Lô có 2 nhóm địa phương gồm: Lô Lô Hoa cư trú ở các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai); Người Lô Lô Đen cư trú ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng).

5 thg 3, 2025

Mâm cỗ lá vả của người Lô Lô ở Cao Bằng

Trong khi các dân tộc khác chuẩn bị bữa cơm đãi khách trong những ngày đặc biệt sẽ có nhiều món ăn khác nhau được đặt trong bát, đĩa các loại, nhưng với người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc) thì món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và được đựng bằng lá cây vả.

Mâm cơm dành cho họ hàng bên nội và bên ngoại của người Lô Lô trong một đám hiếu

Những nét văn hóa độc đáo trong nữ phục của người Lô Lô đen

Người Lô Lô đen, một nhánh thuộc dân tộc Lô Lô - là một trong những dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống chủ yếu tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa bản sắc dân tộc. Trong đó, trang phục truyền thống là điểm nhấn độc đáo.

Trang phục của người phụ nữ Lô Lô đen

Khác với nhiều dân tộc, trang phục của người phụ nữ Lô Lô đen không sặc sỡ, lộng lẫy mà chủ yếu được trang trí từ những mảnh khâu tay nhiều màu hình tam giác, hình vuông tượng trưng ghép lại ở dọc thân áo sau. Trên mảnh ghép là đường chỉ thêu mô phỏng thiên nhiên, con vật gần gũi trong đời sống hằng ngày.

26 thg 2, 2025

Độc đáo cách xem Lịch Tre của người Mường Hòa Bình

Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi của người Mường Hòa Bình. Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ Lịch Tre.

Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường

25 thg 2, 2025

Tết Ramưwan - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Chăm Bàni

Tết Ramưwan là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Bàni) ở Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để cộng đồng người Chăm thực hành các nghi lễ tôn giáo, tưởng nhớ tổ tiên mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm và những giá trị văn hóa đặc trưng. Với bề dày lịch sử và bản sắc độc đáo, Tết Ramưwan trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Chăm.

Đồng bào Chăm làm lễ tảo mộ trong tháng Tết Ramưwan. Ảnh tư liệu

Nghề làm mắm của mẹ

Tôi sinh ra ở làng quê biển cửa Sa Kỳ, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tình, nay là thành phố Quảng Ngãi. Không biết nghề làm mắm ở làng biển này có tự khi nào, chỉ biết rằng, nhờ từ nghề làm mắm, buôn bán mắm mà bao người dân quê tôi thoát được đói nghèo.

Một góc bến neo đậu tàu thuyền ở Sa Kỳ

Làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ quê tôi những năm 60, 70 của thế kỷ trước hầu như phụ nữ nào cũng biết làm muối mắm và đi bán mắm. Mẹ tôi, một người đàn bà chịu thương chịu khó làm mắm, đi bán mắm đã cùng chồng nuôi 6 người con. Hằng ngày mẹ quần quật với công việc chọn cá, xát muối vào cá rồi cho vào lu đậy lại. Mẹ bảo, liều lượng để làm mắm là 3 cá, một muối, tức là 3kg cá trộn vào 1kg muối. Mỗi tháng một lần, mẹ mở nắp lu dùng cây gậy đánh vào trong lu mắm nhiều lần để cho mắm khỏi bị đóng váng. Để đúng một năm mới đem mắm ra lọc lấy nước mắm ngon. Do đó nghề làm mắm phải muối cá quanh năm thì mới có mắm bán thường xuyên.