Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 4, 2025

Hấp dẫn bánh bèo, bánh ướt Cô Hai

Bánh bèo, bánh ướt là những món ăn quen thuộc, dân dã của người Quảng Ngãi. Nếu như TP. Quảng Ngãi nổi tiếng với quán bánh bèo bà Lợi (xã Tịnh Khê), thì ở TX. Đức Phổ có quán bánh bèo, bánh ướt cô Hai, luôn hấp dẫn thực khách gần xa.

Quán bánh ướt, bánh bèo Cô Hai được nhiều thực khách yêu thích.

Hấp dẫn món cháo vịt, lòng chưng

Quảng Ngãi có nhiều quán cháo vịt ngon, hấp dẫn. Trong số đó, quán cháo vịt mang tên Bà 2 ở đường Nguyễn Bá Loan (TP.Quảng Ngãi) được nhiều thực khách yêu thích.

Ngoài cháo vịt, quán có món lòng chưng thơm ngon, hấp dẫn.

1 thg 4, 2025

Lạ miệng với mì Quảng cá lóc

Nhớ ngày ở quê, khi nhà nhà tát ao, nước cạn những con cá lóc, cá rô còn sót lại được ông đem ra chợ bán, số còn lại để dành ăn. Ngoài những món quen thuộc như cá lóc kho nghệ, cá lóc nướng gừng, bà tôi thường đãi cả nhà món mì Quảng cá lóc.

Món mì Quảng cá lóc của bà không giống với bất kỳ món mì Quảng nào mà sau này tôi đã từng ăn. Tôi nhớ ngày ấy, bà thường làm sợi mì Quảng bằng thủ công, ngâm gạo vài giờ, rồi dùng cối xay đá xay thành bột mịn rồi mới lọc lấy nước đem đi tráng. Có lẽ chính hương vị phù sa của đồng quê và sự tỉ mỉ, chăm chút của bà đã khiến nó trở nên đặc biệt đến vậy.

Những con cá lóc mang về được bà đánh vảy, cho ít muối vào rửa sạch nhớt, rồi cho vào nồi luộc trên bếp chừng năm đến bảy phút. Nhấc nồi cá xuống để nguội rồi lọc thịt cá để riêng. Giã nát nghệ củ, hành củ, củ nén với chút gia vị rồi ướp cá chừng ba mươi phút cho thấm.

Mì Quảng cá lóc.

Từng có một khu rừng già ở Lý Sơn

Nói Lý Sơn từng có cánh rừng già chẳng mấy người tin vì các ngọn núi - là miệng núi lửa ở hòn đảo này phần lớn là núi đá, đất đai cằn cỗi, cây rừng mọc làm sao được. Nhưng Lý Sơn từng tồn tại một khu rừng già là có thật.

Từ một bức ảnh

Hải quân Mỹ đã chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trong lòng hồ Thới Lới năm 1965 khi họ tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam. Bức ảnh cho thấy, người chụp đứng ở vị trí trạm ra đa ngày nay, lia ống kính về phía miệng núi lửa Thới Lới là cánh rừng già, biển ở phía xa xa.

Như mọi người đã biết, sau thất bại của “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam. Ngoài xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự rất quy mô như Biên Hòa (Đồng Nai), Dục Mỹ (Khánh Hòa), Chu Lai (Quảng Nam), quân Mỹ còn hình thành hàng loạt cứ điểm ở những hòn đảo có vị trí chiến lược như đảo Lý Sơn. Họ lắp đặt ra đa trên đỉnh núi Thới Lới, đồng thời xây sân bay dã chiến ở phía đông đảo nhằm khống chế toàn bộ khu vực biển Trung Trung Bộ. Nhắc lại lịch sử để nói về bức ảnh chụp có khu rừng già trong miệng núi lửa Thới Lới là do Hải quân Mỹ chụp. Đây là ảnh màu, điều mà các thợ ảnh người Việt không có được vào thời điểm lúc bấy giờ.

Hấp dẫn các món rang từ càng cúm

Hầu hết các quán hải sản trên địa bàn TP. Quảng Ngãi đều có món càng cúm rang muối ớt hoặc rang me trong thực đơn. Càng cúm là phần càng của con cúm núm, một loại cua có nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Tại Quảng Ngãi, cúm núm có ở vùng biển Sa Huỳnh (TX. Đức Phổ), Bình Châu (Bình Sơn).

Cúm núm có hình dạng gần giống cua biển nhưng có chân và càng nhỏ, ngắn hơn. Phần mai của cúm núm có hình tròn, cứng. Từ giữa mùa đông đến mùa xuân là thời điểm sinh trưởng mạnh nhất của cúm núm. Khoảng thời gian này, muốn bắt cúm núm chỉ cần chờ khi thủy triều xuống, cầm theo khúc cây nhỏ buộc sẵn cước, ngắn khoảng nửa sải tay, buộc con cá nhỏ hoặc tôm làm mồi vào đầu sợi cước. Chỉ cần lội ra gần mép sóng một chút để cắm câu, đợi cúm núm trồi lên trên cát tìm mồi thì dùng vợt xúc.

Càng cúm rang me với vị mặn mòi kết hợp với vị chua thanh mát của me tạo nên món ăn dân dã, đậm đà.

31 thg 3, 2025

Lạ miệng cùng cá bùng binh

Độc đáo từ tên gọi đến hình dáng, nhưng cá bùng binh luôn hiện diện trên mâm cơm gia đình của cư dân miền biển ở Quảng Ngãi. Bởi lẽ, thịt cá bùng binh trắng phau như thịt gà và có vị thơm ngon, hấp dẫn.

Ở vùng biển Quảng Ngãi, cá bùng binh xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa hè. Giá cá bùng binh dao động từ 40 - 60 nghìn đồng/kg. Cá bùng binh có thể chế biến thành các món như: Nướng, hấp, chiên, kho tộ, nấu canh, nhưng ngon nhất vẫn là nướng và nấu canh chua.

Những hôm trời oi bức, tô canh chua nấu từ cá bùng binh cùng một ít thơm, cà chua, rau ngổ, rau ngò, ớt xắt lát vẫn thường hiện diện trên mâm cơm của gia đình tôi như một món ăn giải nhiệt. Cạnh bên tô canh chua còn nghi ngút khói là dĩa mắm ớt tỏi. Những khúc cá bùng binh với thịt trắng phau vừa vớt ra khỏi tô canh, liền được thả vào dĩa nước mắm.

Món cá bùng binh nướng.

19 thg 3, 2025

Về Sa Huỳnh thưởng thức món cá đuối

Về Sa Huỳnh, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ), du khách đừng quên thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá đuối thơm ngon, đặc biệt là món cá đuối khô nướng chấm mắm me.

Cá đuối được ngư dân đánh bắt ở khơi xa. Sau khi vớt cá lên khỏi mặt nước, ngư dân dùng dao xẻ cá và rửa sạch rồi đặt lên những dụng cụ phơi phóng trên mui tàu. Cá đánh bắt ở khơi xa rồi phơi nắng giữa biển cả bao la nên người dân ở Sa Huỳnh gọi là đuối khơi. Đuối khơi là một trong những sản vật của Sa Huỳnh được nhiều người ưa thích khi đến vùng đất này. Du khách thường mua đuối khơi về chế biến món ăn ngon, và làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

Cá đuối khô nướng chấm mắm me là món khoái khẩu của nhiều người.

Còn mãi hương vị bánh kẹo Quảng Ngãi

Từ bao đời nay, Quảng Ngãi đã khẳng định tên tuổi với nghề mía đường truyền thống, làm nên những sản phẩm bánh kẹo đậm đà bản sắc quê hương. Giữa nhịp sống hiện đại, thật đáng trân trọng biết bao khi vẫn còn những gia đình, doanh nghiệp hết lòng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lâu đời, đưa các sản phẩm bánh kẹo vươn mình ở thị trường trong và ngoài nước.

Gìn giữ nghề xưa

Giữa thị trường bánh kẹo hiện đại đầy cạnh tranh, đa dạng và phong phú, sản phẩm bánh kẹo truyền thống Quảng Ngãi vẫn luôn giữ vững vị thế đặc biệt đối với người tiêu dùng. Bởi, với nhiều người, những sản phẩm bánh kẹo không chỉ đơn thuần là món ăn, mà còn là biểu tượng văn hóa, là hương vị lưu giữ ký ức của bao thế hệ. Kẹo gương Phước Yến, kế thừa từ thương hiệu kẹo gương Hoàng Yến nổi tiếng, là một trong những sản phẩm tiêu biểu của sự kết tinh ấy.

18 thg 3, 2025

Cá diếc kho khế chua

Ở Mộ Đức quê tôi, cá diếc thường được nấu rau răm, nấu cháo, kho mặn với gia vị gừng, nghệ hoặc với khế chua.

Cá diếc là một trong những loại cá đồng quen thuộc với nhiều người. Từ cá diếc, các bà, các mẹ chế biến được nhiều món ngon, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Mùa này, đi chợ sớm, các bà, các mẹ có thể mua được mẻ cá diếc tươi ngon.

Món cá diếc kho khế chua.

16 thg 3, 2025

Thơm ngon gà nướng, xôi đậu xanh

Nếu như Tây Nguyên hùng vĩ cuốn hút thực khách với món gà nướng, cơm lam thì ở Quảng Ngãi từ lâu có món gà nướng, xôi đậu xanh cũng thơm ngon, hấp dẫn mọi người.

Món gà nướng, xôi đậu xanh.

6 thg 2, 2025

Tục thờ thần rắn trên đảo Lý Sơn

Từ thuở xa xưa, khi đặt chân đến đảo Lý Sơn, người Việt đã sinh sống, hòa nhập, giao thoa với nền văn hóa Chămpa bản địa, trong đó có tục thờ thần rắn Naga. Đây là vị thần bảo vệ nguồn nước, giúp mưa thuận gió hòa.

Trong tâm thức của người dân Lý Sơn, khi rắn xuất hiện ở rừng cây hoang vắng, nơi có dinh, miếu thờ linh thiêng thì cho rằng đó là thần linh về ngự trong hình tượng “lốt rắn”, nên không được dùng đá ném, dùng cây đánh phá, cũng không nói lớn tiếng “chửi rắn”. Cũng có người nhìn thấy rắn ở dinh, miếu thì phải vào dinh thờ thắp hương cầu nguyện để được rắn thần phù hộ bình an, không bị quở phạt.

Cổng tam quan chính đi vào dinh Đụn - nơi thờ nữ thần U Linh Xà Nữ Vương.

Rắn trong tâm thức người Quảng Ngãi

Trong những câu chuyện dân gian của người Quảng Ngãi, hình tượng rắn hiện lên muôn hình, muôn vẻ. Rắn có lúc được người xưa thần thánh hóa và tôn thờ, đi vào đời sống tâm linh; có lúc lại trở thành biểu tượng của cái ác, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người.

Theo các truyền thuyết, thần thoại được các thế hệ người Quảng Ngãi ở miền xuôi lẫn miền ngược truyền lại từ xa xưa, hình tượng rắn được người xưa khắc họa bằng những “gam màu” đối lập. Rắn vừa là hiện thân cho cái ác, với tâm tính dữ dằn, hung hãn; vừa đại diện cho cái thiện với những biểu hiện nhân tính, biết trả ơn, có tình, có nghĩa.

5 thg 2, 2025

Nghe sông “kể chuyện” ngày xưa

Dẫu cuộc sống đang đổi thay từng ngày, từng giờ, nhưng những cư dân sống bên bờ 2 con sông Trà Khúc và Trà Bồng (Quảng Ngãi) vẫn miệt mài giữ lấy những tục xưa, nếp cũ từ trăm năm trước. Điều thú vị là, nhiều tập tục trong số ấy gắn liền với sông nước, như một cách để người Quảng Ngãi ghi ơn những dòng sông.

Trăm năm lệ cúng bến sông

Sông Trà Khúc, đoạn chảy qua địa phận xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi), có 4 bến sông với tên gọi rất đỗi mộc mạc là bến Cưa, bến Chợ Chiều, bến Lò Rèn và bến Ông Cảnh. Những tên gọi dân dã này đã có từ hàng trăm năm trước và được lớp lớp thế hệ người dân nơi đây truyền miệng đến tận bây giờ.

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, hằng năm, khi đất trời vào xuân, cũng là lúc người dân xã Tịnh Long tất bật chuẩn bị cho các lễ cúng bến sông.

Bến Cưa, nơi người dân thôn Tăng Long, xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi), tổ chức cúng bến vào ngày mùng 5 tháng Giêng.

4 thg 2, 2025

Ẩm thực rắn

Từ lâu, rắn được coi là nguyên liệu độc đáo trong ẩm thực của người Việt. Với sự kết hợp khéo léo giữa các loại gia vị và phương pháp chế biến, những món ngon từ rắn không chỉ hấp dẫn bởi hương vị, mà còn mang nhiều giá trị về văn hóa của các vùng miền.

Đặc sản rắn vùng sông nước

Khi con nước đổi màu và dâng cao, tràn vào đồng ruộng, người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật. Nơi ruộng đồng nhiều chuột và rắn, là món ăn “cây nhà lá vườn”, dần dà được nâng tầm thành đặc sản của quê hương. Cũng bởi vậy mà vùng đất này có câu ca dao: “Cần chi cá lóc, cá trê/ Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều”.

Rắn có nhiều loại, nhưng người dân các tỉnh miền Tây thường chuộng rắn nước, rắn ráo, bông súng hay hổ hành - những loại rắn không có độc, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn để chiêu đãi hàng xóm hay khách phương xa.

Nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ các loại rắn.

20 thg 1, 2025

Khám phá bánh ít Phổ Khánh

Bên trong lớp lá chuối là thỏi bột mịn màng trông thật đẹp mắt. Miếng bánh ngọt mềm, thấm đẫm hương vị làng quê trên vùng đất phía nam Quảng Ngãi thân thương. Đó là bánh ít làm bằng bột mì ở xã Phổ Khánh.

Tôi rất vui khi được Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) Nguyễn Thị Hiển mời thưởng thức bánh ít làm bằng bột mì gói trong lá chuối đơn sơ. Bánh vừa hấp chín tỏa hơi ấm như gọi mời. Bên trong lớp lá chuối là thỏi bột mịn màng màu xanh nhạt, tỏa hương thơm dìu dịụ. Không chỉ riêng tôi, nhiều người háo hức bóc bánh ăn ngon lành và luôn miệng xuýt xoa khen ngợi. Bánh dẻo dai và ngọt mềm, hương thơm vấn vít khiến những tế bào khứu giác ngất ngây. Nhân dừa nạo béo ngậy cho hương vị thêm đậm đà. Qua chị Hiển, tôi biết được người làm ra những chiếc bánh xinh xắn và ngon lành là chị Nguyễn Thị Ngọc Thảo. Chị Thảo với đôi tay khéo léo đã làm ra những chiếc bánh dân dã thấm đượm tình quê được nhiều người ưa chuộng.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thảo giới thiệu bánh ít mì vừa hấp.

9 thg 12, 2024

Thơm ngon cá ngừ nhúng giấm

Thời sinh viên xa nhà, tôi vẫn thường hay trổ tài nấu nướng và giới thiệu những món ngon của quê mình với các bạn ở nhiều tỉnh, thành phố. Trong đó, cá ngừ nhúng giấm là một trong những món ăn được các bạn khen ngon.

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng biển. Biết tôi thích cá biển, nên khi tôi đi học xa nhà, mẹ thường mua các loại cá vừa đánh bắt ở biển về ướp đá đóng thùng gửi vào TP.Hồ Chí Minh cho tôi. Cá ngừ là loại cá được đánh bắt quanh năm và giá cả phải chăng, nên thường xuyên hiện diện trong các bữa ăn thời sinh viên của tôi. Cá ngừ có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như bún cá ngừ, cá ngừ chiên mắm, cá ngừ kho thơm... Để thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng tôi vẫn hay chế biến món cá ngừ nhúng giấm. Món này hơi cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, công đoạn chế biến hơn các món khác.

22 thg 11, 2024

Về Tịnh Khê thưởng thức rau ráng xào tỏi

Là người thích ăn rau xào nên nghe giới thiệu về món rau ráng xào tỏi, tôi rất thích và có chút hiếu kỳ, bởi lần đầu nghe tên món rau ráng.

Rau ráng xào tỏi.

Rừng dừa nước Tịnh Khê, ở xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) được ví như “miền Tây” thu nhỏ. Dọc theo hai bên dòng sông Kinh, ngoài rừng dừa bát ngát, còn có nhiều loại cây cỏ hoang dại, trong đó có cây rau ráng.

21 thg 11, 2024

Những người thầy làm rạng danh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, đã sản sinh ra những nhà giáo tài năng, đức độ, rạng danh quê hương.

Trương Đăng Quế - người dạy học cho nhiều hoàng tử

Nhiều người biết Trương Đăng Quế là vị đại thần Triều Nguyễn, nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XIX với tư cách là tổng tài của nhiều bộ chính sử và tác giả của nhiều tác phẩm thơ văn giá trị. Nhưng ít ai biết, ông còn là nhà sư phạm lớn, thầy của nhiều vị hoàng tử Triều Nguyễn, trong đó có người là vua sau này.

Danh thần Trương Đăng Quế tên tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê sinh ngày mùng 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1773), tại làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Năm Gia Long thứ 18 (1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân), trở thành người khai hoa cho tỉnh Quảng Ngãi, được ban biển ngạch “Quảng Ngãi phát khoa”. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820), ông được triệu ra Huế, nhận chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng Biên tu. Nhờ tài học, Trương Đăng Quế được sung làm Hoàng tử trực học, đến năm 1826 được thăng Thự Hàn lâm viện Thị độc, sung Tán thiện Tập Thiện đường. Đây là những chức quan chuyên dạy dỗ hoàng tử.

Danh thần Trương Đăng Quế. Ảnh: TL

16 thg 11, 2024

Bánh bèo bà Lợi

Hơn 28 năm qua, quán bánh bèo bà Lợi ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) vẫn luôn giữ hương vị truyền thống đặc trưng, những ai đã một lần thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.

Trong không gian bếp nghi ngút khói, bà Võ Thị Lợi - chủ quán bánh bèo cùng nhân viên thay nhau hấp bánh, nấu nhân để phục vụ thực khách những chén bánh bèo nóng hổi. Riêng công đoạn làm nhân bánh, nước mắm, xay bột đều do một tay bà Lợi chuẩn bị, chế biến.

Bà Lợi nhớ lại, ngày mới bắt đầu bán, tôi dậy từ sáng sớm để xay bột, làm nhân, rồi gánh bánh bèo đi bán. Sau này, tôi chuyển qua xe đạp, chở bánh bèo khắp các nẻo đường mưu sinh. Khi được nhiều khách hàng biết đến, tôi kê bàn ghế bán bánh bèo tại nhà đến tận bây giờ.

15 thg 11, 2024

Tìm về làng Thanh Hiếu xưa

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX.Đức Phổ) là một trong số đó.

Làng Thanh Hiếu xưa nằm ở phía nam cửa biển Mỹ Á, nép mình khỏi gió bấc bởi núi Cửa chạy dài nằm sát bên cửa biển. Trong sách Phủ biên tạp lục (1786) của Lê Quý Đôn có nhắc đến ngôi làng này. Theo các bậc cao niên trong làng, trên cây đòn dông của đình Thanh Hiếu từng có khắc 6 chữ Hán “Vĩnh Tộ biên niên tạo lập”. Về sau đình được trùng tu thời vua Thành Thái cuối thế kỷ XIX, trụ cổng đình có đôi câu đối: “Thanh Hiếu xã thập tam thôn ấp/ Thần đình môn tam bách dư niên”, dịch nghĩa là: “Xã Thanh Hiếu có mười ba thôn ấp/ Cửa đình làng có hơn ba trăm năm”.