Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ hội. Hiển thị tất cả bài đăng
29 thg 4, 2025
Hội làng ở ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài
Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, người dân làng So (thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội làng mình. Đây không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
25 thg 4, 2025
Hàng vạn người dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2023 đến nay, Lễ hội được UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.
21 thg 4, 2025
Độc đáo nghi thức rước nước trong Lễ hội làng Bát Tràng
Năm 2025, làng gốm Bát Tràng của Việt Nam chính thức là thành viên của Làng nghề thủ công sáng tạo Thế giới. Hòa chung niềm vui đó, Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm nay đã được lan tỏa và vươn xa ra ngoài không gian làng quê. Ấn tượng nhất của Lễ hội làng gốm Bát Tràng là nghi thức rước nước để tế tại đình làng cổ Bát Tràng nhằm tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng cầu cho quốc thái dân an, sự hòa bình, an vui cho quê hương, đất nước.
17 thg 4, 2025
Đặc sắc Lễ hội Mường Xia
Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.
10 thg 4, 2025
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai
Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.
Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.
Hàng năm, đồng bào Raglai tổ chức nhiều lễ hội, trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới là lễ hội quan trọng trọng nhất. Lễ thường diễn ra theo chu kỳ 5,7 hoặc 10 năm, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và kéo dài trong 3 ngày, vào khoảng tháng 3 – 4 âm lịch, sau khi kết thúc một vụ mùa.
9 thg 4, 2025
Đặc sắc Lễ hội Đền Cuông
Từ ngày 11-15/3 (tức 12-16/2 âm lịch), tại Diễn Châu diễn ra Lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút du khách thập phương.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa Thượng, Trung và Hạ điện.
Đặc sắc lễ hội đền Bà Chúa bên bờ sông Lam
Lễ hội Đền Bà Chúa (Thanh Chương) không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị di sản của cha ông.
Đền Bà Chúa - Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh tọa lạc bên bờ sông Lam thuộc thôn Thanh Đồng 2, thị trấn Dùng (Thanh Chương) được nhân dân địa phương xây dựng từ lâu đời. Đền gồm nhiều công trình như cổng đền, hạ điện, trung điện, tả vu, hữu vu, thượng điện, mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị như sắc phong, câu đối, đại tự… Ảnh: Huy Thư
8 thg 4, 2025
Về Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu xem trai gái tung còn, ném pao, trổ tài bắn nỏ
Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu (xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài huyện. Đến đây, du khách được hòa mình trong những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc đồng bào các dân tộc vùng cao như tung còn, ném pao, bắn nỏ.
Lễ hội đền Pu Nhạ Thầu được tổ chức vào các ngày 23 - 25 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm để tưởng nhớ Đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài thời nhà Trần, là người đã có công bảo vệ giang sơn, bờ cõi phía Tây Nam của đất nước. Lễ hội cũng là thời điểm để đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn trẩy hội vui Xuân cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ảnh: Đào Thọ
6 thg 4, 2025
Độc đáo lễ đón tiếng sấm đầu năm của tộc người Ơ Đu
Với cộng đồng người Ơ Đu, ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương thì lễ đón tiếng sấm đầu năm là tập tục cổ xưa nhất, linh thiêng nhất. Tuy không ai còn nhớ lễ đón tiếng sấm có từ khi nào, song đã được người dân lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Ơ Đu, 1 trong 5 dân tộc ít người nhất Việt Nam.
Theo như các cụ cao niên người Ơ Đu ở bản Văng Môn, Nga My (Tương Dương), tiếng sấm đầu tiên trong năm là báo hiệu của một năm mới đã đến và đồng bào dân tộc Ơ Đu sẽ tổ chức lễ mừng. Trước khi tổ chức lễ, phải chuẩn bị một mâm cỗ để thông báo và xin phép thổ địa. Trong ảnh: Nghi lễ thông báo và xin phép thổ địa. Ảnh: Đình Tuân
4 thg 4, 2025
Bảo vật vô giá
Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc - An Giang. Đây là lễ hội lớn của cư dân vùng Tây Nam Bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer.
Khi lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, không chỉ là niềm tự hào đối với người dân An Giang hay Nam Bộ, mà còn là niềm vui chung của cả nước. Qua đó, minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Khi lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, không chỉ là niềm tự hào đối với người dân An Giang hay Nam Bộ, mà còn là niềm vui chung của cả nước. Qua đó, minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam, đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
22 thg 3, 2025
Về Yên Trường xem lễ hội Kỳ Phúc
Ngược dòng lịch sử, làng Yên Trường là một trong những làng cổ nằm trong vùng đất quý “Tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc”. Khi xưa, Yên Trường còn có tên gọi là An Trường. Theo sử liệu địa phương và qua lời kể của các cụ cao niên trong làng thì Yên Trường là mảnh đất có khí thiêng sông núi tụ về nên được Nhân dân ngợi ca là “đất lành chim đậu”.
21 thg 3, 2025
Về với Lễ hội Phủ Suối
Làng Mỹ Quan, xã Hà Vinh (Hà Trung) là vùng văn hóa đa sắc màu với những ngày hội mùa, hội làng, đa dạng trò chơi, trò diễn dân gian. Đặc biệt, về với lễ hội Phủ Suối chúng ta sẽ thấy bức tranh văn hóa này đã được dệt nên nhờ cả cộng đồng dân cư.
18 thg 3, 2025
Đặc sắc lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
Từ xa xưa, đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương nô nức về đây dâng hương, vãn cảnh quanh năm. Đặc biệt, lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội (ngày 26/2 âm lịch) với những nghi lễ đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách về đây trẩy hội, với niềm tin sẽ được Thánh mẫu Liễu Hạnh phù hộ độ trì cho cuộc sống an khang, thịnh vượng.
15 thg 3, 2025
Ấn tượng nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phủ
Đúng 12 giờ ngày 2/3 (tức ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra nghi thức rước kiệu của Quan lớn Tuần Tranh tại Đền Kỳ Cùng (phường Vĩnh Trại) đến dự lễ hội, thăm hỏi và tạ ơn Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài ở Đền Tả Phủ (phường Hoàng Văn Thụ) vì đã minh oan cho Quan lớn Tuần Tranh. Đến 27 tháng Giêng đoàn lại rước ngài trở lại đền Kỳ Cùng.
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn:
Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc, ấn tượng về nghi lễ rước kiệu ngày 22 tháng Giêng năm Giáp Thìn:
14 thg 3, 2025
Về Sóc Trăng đi Lễ hội Phước Biển 300 năm của đồng bào Khmer
Lễ hội Phước Biển với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, tạ ơn biển cả đã cho nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho vụ mùa bội thu.
Lễ hội Phước biển (Chrôi rum chếk) tại phường 2 (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) là Lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Khmer được duy trì hơn 300 năm qua. Lễ được diễn ra vào giữa tháng 2 âm lịch hằng năm với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ công ơn cha ông đã có công khai hoang, lập địa, tạ ơn biển cả đã cho nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho vụ mùa bội thu, tạ ơn tất cả đã đem đến cho đất và người xứ biển Vĩnh Châu cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
12 thg 3, 2025
Sắc màu lễ hội Xôi Phú Thượng
Chiều ngày mùng 8 Tết Ất Tỵ, tại khu vực đình làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội, lễ hội Xôi Phú Thượng lần thứ VIII đã diễn ra tưng bừng, thu hút đông đảo người dân và du khách. Đây không chỉ là dịp tôn vinh nghề nấu xôi truyền thống mà còn góp phần quảng bá Phú Thượng như một điểm đến văn hóa và ẩm thực đặc sắc của Thủ đô.
11 thg 3, 2025
Lễ ăn mừng đầu lúa mới của người Raglai
Người Raglai là một cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại khu vực Nam Trung Bộ (chủ yếu ở miền núi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận). Họ sở hữu một kho tàng tri thức dân gian phong phú, bao gồm sử thi, truyện cổ, dân ca, luật tục và nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa. Trong đó, Lễ ăn mừng đầu lúa mới là một trong những lễ hội quan trọng nhất, thể hiện lòng biết ơn của người Raglai đối với thiên nhiên, thần linh và tổ tiên. Đặc biệt, vào năm 2023, lễ hội này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
10 thg 3, 2025
Về xứ Mường vui Tết Doi
Tổ chức Tết Doi, Lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu Xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Hằng năm, mỗi khi Xuân về, người dân xứ Mường xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lại nô nức cùng nhau tổ chức Tết Doi, một phong tục được đồng bào nơi đây gìn giữ như một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần. Theo các bậc cao niên ở xứ Mường xã Thu Cúc, Tết Doi khởi phát từ xa xưa, gắn với câu chuyện huyền thoại về nàng Cúc lặn lội đi tìm giống lúa về cứu đói cho người Mường.
Hoạt động văn hoá, văn nghệ trong Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc trong dịp Tết Doi
Hằng năm, mỗi khi Xuân về, người dân xứ Mường xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lại nô nức cùng nhau tổ chức Tết Doi, một phong tục được đồng bào nơi đây gìn giữ như một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần. Theo các bậc cao niên ở xứ Mường xã Thu Cúc, Tết Doi khởi phát từ xa xưa, gắn với câu chuyện huyền thoại về nàng Cúc lặn lội đi tìm giống lúa về cứu đói cho người Mường.
9 thg 3, 2025
Lễ rước hồn lúa của người Mnông Gar
Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)