Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 1, 2025

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Thuở bé, con nít xóm tôi thích nhất là đi hái lá sâm về, cùng nhau vò rồi chờ cho sương sâm đặc lại, hí hửng múc từng muỗng ăn với nước cốt dừa, hay sữa đặc, đơn giản hơn là ăn với đường cát trắng thêm viên đá lạnh cũng ngon hết sẩy.

Ngày nay, khi có quá nhiều món ăn vặt hấp dẫn rao bán từ quê ra phố để sắp nhỏ tha hồ chọn lựa, nhưng hễ có điều kiện và thời gian là các bà, các mẹ quê tôi sẽ chiêu đãi món ngon này để các con được nếm thử vị tuổi thơ ngọt ngào, thơm mát. Thử nghĩ, dùng muỗng múc một miếng sương sâm màu xanh thẫm cho vào miệng nhai từ từ. Vị thanh, giòn, dai của sương sâm, hoà lẫn vị mát lạnh của đá, ngọt của đường, béo của nước cốt dừa thì tuyệt vời biết mấy!

Lá sương sâm ngon phải là lá già, có màu xanh sậm (khi vò có nhiều nhựa, dai, không bở).

28 thg 1, 2025

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Món chuối ngào đường được nhiều người chọn làm, với nguyên liệu chuối xiêm có sẵn sau vườn và cách thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Chuối xanh bỏ vỏ, thái lát, phơi ráo rồi ướp đường, đem chiên, hoặc sau khi chiên giòn thì áo đường đều được.

Bình dị, dân dã từ tên gọi đến cách chế biến, song hương vị bánh quê là ký ức tuổi thơ của bao người, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của người dân Nam Bộ.

Với món chuối ngào đường, chuối xanh được tách vỏ, ngâm nước phèn chua hay chanh cho bớt mủ (nhựa).

27 thg 1, 2025

Nơi rừng xanh, biển bạc

Thật khó diễn tả cảm giác kỳ diệu khi đặt chân đến vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc - Mũi Cà Mau, để tận mắt chứng kiến vùng bãi bồi phì nhiêu ngày đêm lấn biển, thêm rừng, cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng.

Mũi Cà Mau là nơi rừng giáp biển, quanh năm xanh tươi, thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm. Khu Du lịch Mũi Cà Mau vừa được trao chứng nhận Ðiểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.

26 thg 1, 2025

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Người ta thường nói đất Nam Bộ là nơi xem trọng lễ nghĩa, nên khi nhà có đám tiệc là khâu chuẩn bị phải thật kỹ lưỡng. Ðồ ăn đãi khách tuy không là sơn hào hải vị nhưng nhất định không thể thiếu các món quen thuộc trên mâm cỗ như: thịt kho rệu, các loại dưa chua, lẩu ngọt, bì cuốn... và món tráng miệng là các loại bánh dân gian. Nhiều người hỏi, thời đại này rồi sao không đổi thực đơn ăn cho đỡ ngán, nhưng lỡ đổi thì lại thấy trống vắng một cách lạ lùng, không còn dư vị chân chất, mộc mạc, từ đó cũng mất đi giá trị cốt lõi của văn hoá ẩm thực vùng sông nước miền Tây.

1 thg 1, 2025

Nuôi tôm làm du lịch trong rừng đước

Ông Lê Minh Tỵ, 47 tuổi, ở huyện Ngọc Hiển tận dụng hơn 8 ha rừng đước kết hợp nuôi tôm làm du lịch với các trải nghiệm xổ vuông tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi.

Vuông tôm của ông Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cách Đất Mũi khoảng 40 km, có tỷ lệ rừng che phủ lên đến hơn 70%.

Ông Tỵ có gần 15 năm gắn bó với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng nên hiểu rõ đặc điểm của loại hình này cùng với cách bảo vệ rừng, thủy sản bên dưới để khai thác có hiệu quả. "So với mô hình truyền thống, việc tận dụng vuông tôm để làm du lịch giúp thu nhập tăng lên gấp nhiều lần", ông Tỵ nói, cho biết có thêm thu nhập cũng tạo động lực cho các hộ dân bảo vệ rừng, làm du lịch xanh.

Ông xây dựng các hoạt động du lịch ngay tại phần đất của mình, chú trọng khai thác trải nghiệm chỉ địa phương mới có như xổ vuông bắt tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi, đặt rập (bẫy) bắt cua. Bên cạnh đó, ông Tỵ còn liên kết với các khách sạn để cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách khi có nhu cầu.

Ông Lê Minh Tỵ chọn lối đi riêng trong cách làm du lịch ở Cà Mau. Ảnh: An Minh

19 thg 11, 2024

Độc đáo nghề săn chù ụ của nông dân Cà Mau

Từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân đổ về những cánh rừng ngập mặn ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân, tỉnh Cà Mau săn bắt chù ụ mưu sinh.

Chù ụ là một loài giáp xác sống ở các bãi bồi, ven biển, nhiều nhất là ở tỉnh Cà Mau. Chù ụ có thân hình giống ba khía, to nhất cũng chỉ khoảng 100 g, có vẻ chậm chạp hơn.

14 thg 11, 2024

Cà Mau rừng ngập mặn và cảnh quan tuyệt đẹp nhìn từ trên cao

Cà Mau là tỉnh cực nam Tổ quốc với địa hình 3 mặt giáp biển. Địa hình đã tạo ra cho vùng đất này lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế biển.

Cà Mau được mệnh danh là vùng "đất biết nở, biển biết đi và rừng biết sinh sôi", mỗi năm mũi Cà Mau được bồi lấn dần ra biển gần 100 m

Bán đảo Cà Mau có diện tích tự nhiên 5.210 km² với 1,2 triệu dân, bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế thủy sản phát triển ngày càng nhanh và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.

12 thg 11, 2024

Dỡ chà bắt cá nâu, cách làm du lịch độc đáo của nông dân Cà Mau

Người dân Cà Mau không mấy xa lạ với việc dỡ chà. Thế nhưng với du khách, được một lần cùng những lão nông đi dỡ chà trong vuông tôm bắt cua, cá sẽ có ấn tượng khó quên với nét văn hóa độc đáo miền sông nước này.

Cá nâu có đặc tính thích sống ở những nơi có chỗ trú ẩn. Các đám chà trong vuông là nơi lý tưởng để bắt cá

Ông Lê Minh Tỵ, chủ nhân của điểm dừng chân Tư Tỵ (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là người gắn bó với vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Tuổi thơ của ông gắn liền với những buổi lội vuông giăng lưới, bắt cá.

9 thg 11, 2024

Hạ thuỷ ghe Ngo chùa Cao Dân

Đối với người Khmer, chiếc ghe Ngo là sản phẩm văn hoá độc đáo, là biểu tượng của sự no ấm, sung túc của phum sóc, nên việc sửa chữa, đóng mới và hạ thuỷ ghe ngo là vô cùng quan trọng.

Năm nay, chùa Cao Dân (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) được nhà nước đầu tư đóng mới chiếc ghe Ngo với kinh phí 350 triệu đồng, làm cho bà con trong phum sóc vô cùng phấn khởi.

Sau hơn 3 tháng thi công đóng mới, chiều 6/11, đông đảo vận động viên cùng bà con phật tử chùa Cao Dân đã đến xem và chứng kiến buổi lễ hạ thuỷ ghe.

Ông Hữu Qual, Trưởng Ban huấn luyện đội ghe Ngo chùa Cao Dân, cho biết, nghi lễ hạ thuỷ ghe là vô cùng trang trọng, phải chọn giờ lành, giờ tốt mới tiến hành hạ thuỷ.

4 thg 11, 2024

Trải nghiệm ăn ong ở rừng tràm U Minh Hạ

Người dân ở rừng tràm U Minh Hạ phát triển nghề gác kèo ong thành sản phẩm du lịch, với thử thách ''ăn ong'' thu hút khách trải nghiệm.

Tồn tại hàng trăm năm, nghề gác kèo ong ở huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2020.

Theo những người thợ lâu năm ở địa phương, nghề xuất hiện khoảng nửa cuối thế kỷ XIX - khi người dân đặt chân đến vùng đất U Minh khai hoang mở cõi ven những vạt rừng tràm bạt ngàn. Những người đi rừng phát hiện ra tập tính của ong mật chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà. Từ đó, họ nghĩ ra cách "làm nhà" để dụ ong tới rồi khai thác mật, người dân gọi nôm na là nghề ăn ong.

Những người thợ ăn ong dùng bùi nhùi hun khói xua ong để lấy mật. Ảnh: Chúc Ly

1 thg 11, 2024

Khu du lịch sinh thái An Nhiên – Điểm đến hấp dẫn ở Cà Mau

Điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên

Cà Mau không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn, những đầm tôm mênh mông mà còn có những khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Một trong số đó là khu du lịch sinh thái An Nhiên, tọa lạc tại ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 15 km.

Khu du lịch sinh thái An Nhiên Cà Mau

17 thg 10, 2024

Đi cano xuyên rừng ngập mặn ở Đất Mũi

Tham quan xuyên Vườn Quốc gia mũi Cà Mau, du khách được ngắm nhìn hệ sinh thái rừng ngập mặn, check in điểm cực Nam tổ quốc và trải nghiệm dỡ cua, bắt cá cùng người dân.


Vườn quốc gia Mũi Cà Mau thành lập năm 2003, có tổng diện tích gần 42.000 ha thuộc địa phận ba huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân.

26 thg 9, 2024

Săn con động vật kỳ lạ nhất hành tinh trong một khu rừng ở Cà Mau ly kỳ, hồi hộp, lôi cuốn

Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 sinh vật kỳ lạ nhất hành tinh bởi có hình dáng ngộ nghĩnh, vừa bơi dưới nước vừa biết kiếm ăn, đào hang trên cạn lại vừa có thể leo cây. Loài cá này ở Cà Mau sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, rừng đước, thịt cá săn chắc...

Loài cá này sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, thịt cá săn chắc, dai ngon, được chế biến thành nhiều món.

Cá thòi lòi rất tinh ranh, nhanh nhẹn trong việc lẩn trốn. Ðể khai thác, người dân vùng bãi bồi đã sáng tạo nhiều cách bắt độc đáo.

Ông Nguyễn Văn Yên, ở ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), gắn bó với nghề bắt cá thòi lòi đã hơn 20 năm.

9 thg 8, 2024

Đất rừng U Minh

Rừng U Minh

Tui biết đến tên U Minh từ hồi nhỏ, khi đọc những bài viết của nhà văn Sơn Nam. Những câu chuyện ông kể, và nhất là 2 chữ u minh gợi lên một sự tò mò háo hức về một vùng đất ly kỳ, lạ lẫm.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa u minh là tối tăm, mờ mịt và một nghĩa khác là (thế giới) của linh hồn người chết. Tự điển Từ nguyên địa danh Việt Nam của Lê Trung Hoa giải thích địa danh U Minh là “nơi sâu kín tối tăm” như “âm phủ” vì cây rừng rậm rạp.

Rừng U Minh. Ảnh: Lữ hành Việt Nam

5 thg 8, 2024

Bên dòng sông Trẹm

Những người độ tuổi U70 sống ở miền Nam chắc đều đọc hoặc nghe nói đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Bên dòng sông Trẹm của nhà văn Dương Hà. Tiểu thuyết này được đăng lần đầu vào năm 1951 dưới dạng feuilleton trên báo Sài Gòn mới, sau đó được in thành sách năm 1952. Lúc đó tui chưa đọc vì chưa... được sinh ra! Trước 1975 Bên dòng Sông Trẹm được tái bản khá nhiều lần. Sau 1975 thì bị cấm như bao nhiêu văn hóa phẩm miền Nam khác, sau đó mới được cho in lại.

Ngã Ba sông Trẹm. Ảnh: Báo Nhân dân

28 thg 7, 2024

Trên dòng sông Trẹm

Có rất nhiều con sông đẹp chảy qua mảnh đất cực nam Tổ quốc. Mỗi con sông là một câu chuyện, gắn với một huyền thoại, một dấu ấn riêng. Chảy qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, sông Trẹm là dòng sông nổi tiếng trong cuộc sống và trong văn chương, nghệ thuật. Người dân nơi đây quen gọi con sông với cái tên thân thương, mộc mạc: sông Trèm Trẹm.

Ngã ba sông Trẹm, huyện Thới Bình.

26 thg 6, 2024

Bánh lá rau mơ, món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.

Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.

Ở miền quê, mỗi khi có dịp tập hợp, các chị, các cô vẫn thường tổ chức làm các món bánh dân gian thết đãi mọi người, với bánh lá rau mơ dễ làm, ăn ngon, nên cũng được ưu tiên lựa chọn.

Món cua níu chân du khách

Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước, bởi thịt cua thơm ngon, gạch béo ngậy, trở thành món đặc sản được du khách ưa chuộng.

Theo rà soát, toàn huyện Ngọc Hiển có khoảng 20.000 ha nuôi cua kết hợp với tôm, đa phần người dân chọn con cua là đối tượng có giá trị cao trong phát triển kinh tế. Hiện nay, cua được nuôi theo hình thức quảng cảnh cải tiến, nuôi cua 2 giai đoạn dưới tán rừng có lượng phù sa nhiều giúp cua nuôi phát triển tốt, đạt chất lượng. Con cua được nuôi trong môi trường tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn nên thịt cua ngon, gạch béo và giá thành cao so với cua ở các vùng khác. Cua thương phẩm được nuôi khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch, cua đạt trọng lượng trung bình từ 4-5 con/kg.

Nhớ hoài canh chua cá chốt lá me non

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng đất cực Nam, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng ngày nắng như thiêu cháy, làm nứt nẻ đồng đất và khô cạn những dòng sông.

Mưa xuống, những cánh đồng xanh hơn, những con sông đầy hơn... Nhớ hoài những cơn mưa đầu mùa ngày trước, tươi tắn nhất là bọn trẻ đồng quê chúng tôi hồi đó: nhớ những buổi tắm sông, những lúc đùa nước. Vốn là con nhà nghèo, nên trong những lúc đùa chơi với sóng, với nước, cũng không quên kiếm cái gì đó cho bữa trưa, cho mâm cơm buổi chiều.

Nhớ lại, khi những cơn mưa đầu mùa trở lại, từng đàn cá chốt kéo nhau về những láng và kênh rạch để đẻ... Tụi nhỏ chúng tôi nhảy ùm xuống kênh rạch để vừa đùa chơi, vừa giăng lưới bắt cá chốt cho bữa ăn gia đình.

Mưa đầu mùa cũng là thời điểm cá chốt đầy trứng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Bánh dứa - Tìm lại hương vị xưa

Bánh dứa (hay còn gọi là bánh rây), một trong những loại bánh dân gian có từ lâu đời, rất đỗi quen thuộc với người dân vùng nông thôn.

Dựa vào các bước trong khâu chế biến bánh mà người dân đặt tên cho loại bánh này. Gọi là bánh dứa vì lấy nước lá dứa xay, pha chung với bột nếp để có miếng bánh thơm ngon; còn với tên gọi bánh rây, vì người làm sẽ dùng một cái rổ tre hoặc rổ bằng lưới để rây bột xuống chảo nóng.

Nguyên liệu để làm bánh khá đơn giản, gồm có bột nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng và đường. Khâu pha bột với nước lá dứa có vai trò quyết định đến sự thành công của loại bánh này. Rây bột thật nhanh tay, mỏng, tròn đều trong lòng chảo nóng, đậy nắp lại trong vòng 2 phút, bánh kết dính lại, có độ mềm dẻo, phất mùi thơm lá dứa thì mới thành công. Khi bánh chín sẽ chuyển sang màu xanh của lá dứa, thêm nhân dừa, đậu phộng rang, rồi xếp chiếc bánh theo ý thích. Các thao tác phải thuần thục và nhanh chóng.