Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 4, 2025

Trăm năm Nam Bắc Hiệp và ông chủ nhà hàng bất đắc dĩ

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp nổi lên như một nơi chốn sang trọng giữa trung tâm Thủ Dầu Một, với thực đơn món Tây phục vụ giới trung và thượng lưu lui tới làm ăn ở đây cùng quan chức Tây ta trong tỉnh.

Cách nay hơn một trăm năm (1922), ở Thủ Dầu Một, thủ phủ tỉnh Bình Dương ngày nay, ngay dãy phố 4 căn xây cho thuê của ông Trần Trung Hiếu có một nhà hàng Tây đồ sộ chiếm một góc đường giáp ba mặt: đường Phan Thanh Giản (nay là Điểu Ông), Charles Chanson (nay là Ngô Tùng Châu) và Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học). Mặt tiền số 90 đường Thái Lập Thành ngang 7 m, sâu 30 m nở hậu. Nhà xây theo kiểu Tây bằng gạch, một tầng lầu.

Đây là cơ sở hùn hạp làm ăn của ông Trần Văn Nhàn và ông Tư Sửu, thuê của ông Trần Trung Hiếu. Nhà hàng là nơi gây dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân cố cựu ở Bình Dương những năm từ 1920 đến 1960.

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp sau 1945 (*)

19 thg 4, 2025

Lò Lu ở Tương Bình Hiệp

Lò lu Đại Hưng ở Tương Bình Hiệp

Hình trên là tui, chụp tại lò lu Đại Hưng, trên đường Lò Lu ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một - tức là có một làng nghề làm lu ở đây. Vậy mà tìm trên Google hoặc hỏi các AI như ChatGPT, Gemini về các làng nghề ở Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương, tụi nó lại giới thiệu ngay đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Thậm chí, khi được hỏi rằng có làng nghề gốm ở Tương Bình Hiệp hay không, Gemini đã trả lời như sau:

Không, Tương Bình Hiệp không nổi tiếng với làng nghề gốm theo nghĩa là một làng nghề quy mô lớn và đặc trưng như sơn mài. Làng nghề truyền thống chủ đạo, nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất của phường Tương Bình Hiệp (TP. Thủ Dầu Một) là làng nghề sơn mài.

17 thg 4, 2025

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.

Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.

Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.

Cổng Chùa Tây Tạng - Bình Dương

16 thg 4, 2025

Tĩnh mịch đình thần Tương Bình Hiệp

Đình thần Tương Bình Hiệp, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh do UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định công nhận số 2068/QĐ-UBND, ngày 15/8/2023. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ.

15 thg 4, 2025

Chuyện về đình Bến Thế

Đình Tân An - người dân thường gọi là đình Bến Thế - là một ngôi đình nổi tiếng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Có rất nhiều bài viết về ngôi đình này (tui cũng có viết), bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Xin được nhắc sơ qua chút xíu trước khi nói qua câu chuyện tui muốn kể bữa nay.

Đình Tân An tọa lạc tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một được xây dựng từ năm 1820. Người dân gọi là đình Bến Thế vì gần sông, chợ Bến Thế. Qua hơn hai thế kỷ, đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ truyền Nam bộ và được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 2014.

Khuôn viên đình thoáng mát với nhiều cây cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

16 thg 3, 2025

Lần tìm dấu xưa Trần Trung Hí Viện

Những năm 1980, trong những lần đi công tác ở Thủ Dầu Một, buổi chiều tôi chạy xe quanh chợ Thủ và một lần đã bất ngờ khi nhìn thấy cái rạp hát xây theo kiểu Tây trên đường Hai Bà Trưng. Nó cũ kỹ, rêu phong nhưng thật sự có vẻ đẹp riêng của một phế tích không chống chọi nổi với thời gian và thiếu sự chăm sóc.

Trong thời gian đầy khó khăn đó, hầu hết nhà cửa đều xơ xác nên dáng vẻ tiêu điều của rạp hát này không làm cho ai xốn mắt. Tuy nhiên, rạp Thanh Bình, tên của nó, mỗi tối vẫn sáng đèn diễn cải lương cho bà con xem với các đoàn cải lương như Sông Bé 1, Sông Bé 2. Nó vẫn tiếp tục hoạt động như lúc mới được chào đời từ năm 1930. Người dân Thủ Dầu Một vẫn gọi cái tên cũ là Trần Trung Hí Viện hoặc là “rạp hát Trần Trung”, “rạp hát của ông chủ Hiếu”, cho dù nó được đổi tên là rạp Thanh Bình từ năm 1954.

4 thg 2, 2025

Đình Tân An: Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Đình Tân An tọa lạc tại khu phố 1, phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một được xây dựng trên một gò đất cao, mặt hướng ra sông Sài Gòn. Việc chọn vị trí như vậy bởi theo quan niệm người xưa nơi thần linh cư ngụ là nơi bình lặng, tránh sự quấy rối của con người và thuận tiện cho việc bà con trong vùng hoặc những nơi khác tới tham dự lễ hội trong dịp “Kỳ yên” khi phương tiện đi lại của người dân trước đây chủ yếu bằng đường thủy.

Gian chánh điện thờ linh vị Khâm sai đại tướng quân Quận công Nguyễn Văn Thành

18 thg 1, 2025

Cánh đồng hoa Tết lớn nhất Bình Dương khoe sắc

Cánh đồng hoa 80 ha ở TP Tân Uyên đang nở rộ những ngày giáp Tết, tạo nên bức tranh đầy màu sắc bên dòng Đồng Nai, là điểm tham quan thú vị cho nhiều du khách.


Làng hoa Tân Ba rộng khoảng 80 ha thuộc phường Thái Hòa, TP Tân Uyên nằm bên dòng Đồng Nai, được hình thành hơn 20 năm. Đây là một trong những làng hoa lớn nhất còn sót lại ở Bình Dương trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở địa phương này.

20 thg 10, 2024

Miễu Ông Cù - Đình thần Bưng Cù, những dòng ghi chép

Mặc dù là một ngôi đình cổ lâu năm được nhân dân tôn kính, một địa điểm được nhiều người biết tới, lại tọa lạc trên khuôn viên khá rộng (6.261,5 m²) nhưng kiến trúc của Đình thần Bưng Cù/Miễu Ông Cù lại khá đơn sơ và hầu như không có nét cổ kính so với các ngôi đình cùng thời.


Điều này có thể được lý giải phần nào khi ta tìm hiểu về lịch sử ngôi đình/miễu này.

Theo ghi nhận, đình thần Bưng Cù được xây dựng khoảng năm 1850 và được vua Tự Đức phong sắc thần năm 1852.

11 thg 10, 2024

Gốm Lái Thiêu

Trong các gia đình Nam bộ xưa, nhà nào cũng có chí ít vài ba sản phẩm gốm Lái Thiêu. Sự phát triển của dòng gốm này nở rộ những năm 40-60 của thế kỷ trước, tuy không có số liệu cụ thể, chính thức về việc xuất khẩu dòng gốm Lái Thiêu xưa ra nước ngoài, nhưng hiện ở thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, vẫn bày bán khá nhiều các sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa, như một minh chứng cụ thể về sự phát triển và ảnh hưởng của dòng gốm này trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân Nam bộ và vùng phụ cận.

9 thg 10, 2024

Chuyện Ông Cù ở Miễu Ông Cù

Bình Dương có miễu Ông Cù được rất nhiều người biết đến. Từ Biên Hòa - mà cụ thể là từ nhà tui - đi tới miễu Ông Cù rất gần, chỉ hơn 10 km. Qua cầu Hóa An xong quẹo phải (DT16) theo hướng đi Tân Hạnh, Tân Ba và cứ như vậy đi riết tới chừng gặp đường Võ thị Sáu thì quẹo phải độ hơn 300 met thì thấy miễu Ông Cù bên tay trái.

Cổng tam quan Đình thần Bưng Cù

Ngay cổng tam quan của miễu Ông Cù ta đọc được tên của cơ sở tín ngưỡng này, không phải một mà nhiều tên. Tên chính thức hiện nay là đình Tân Phước Khánh hay đình thần Bưng Cù, ghi ở giữa cổng. Cổng bên trái ghi tên đầu tiên là Miễu Ông Cù có từ 6 tháng 6 năm 1940 (điều buồn cười là ghi nguồn tra cứu Theo Google Maps!!!). Cổng bên phải ghi tên Đình thần Bưng Cù - Tân Khánh Thôn theo sắc phong ngày 29 tháng 11 năm 1852 của vua Tự Đức).

29 thg 9, 2024

Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ

Lò lu Đại Hưng - một trong những cơ sở sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Những ngày qua, nhiều người biết đến lò lu Đại Hưng khi cơ sở này cung cấp miễn phí vật liệu để các nghệ nhân và địa phương làm nên cặp linh vật rồng lu độc đáo.


Những ngày qua, hình ảnh linh vật rồng làm bằng lu một cách độc đáo thu hút sự chú ý của người dân không chỉ ở Bình Dương. Những nghệ nhân tại Bình Dương cho biết, vật liệu cung cấp để làm linh vật rồng đặc biệt này do Lò lu Đại Hưng (một trong những lò lu có tuổi đời lâu năm nhất ở Bình Dương) tài trợ.

28 thg 9, 2024

Lò lu Đại Hưng

Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.

Một góc Lò lu Đại Hưng. Đây là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m².

Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên Lò lu xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa.

12 thg 9, 2024

Chùa 400 tuổi bên sông Đồng Nai

Chùa Châu Thới 400 năm tuổi nằm trên ngọn núi cao nhất khu đô thị Dĩ An, hướng ra sông Đồng Nai, được nhiều du khách tìm đến tham quan, vãng cảnh.


Chùa Châu Thới nằm trên đỉnh núi cùng tên, được xây dựng năm 1612. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh này. Năm 1989, chùa được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

11 thg 12, 2023

Mộ cổ của danh thần

Rất nhiều người dân Biên Hòa biết đến Đức Ông Trần Thượng Xuyên - nếu là người gốc Hoa thì gần như 100% đều biết - vì ông là danh tướng người Hoa có công lớn trong việc khai mở vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, và vì đình Tân Lân, ngôi miếu thờ ông, nằm sát ngay chợ Biên Hòa, đối diện bờ sông, nơi nhiều người lui tới.

Trái ngược với nơi thờ Đức Ông, nơi yên nghỉ của ông nơi đâu thì chẳng mấy người biết, kể cả những bô lão sống ở Biên Hòa cả đời cũng nhiều người nói: Tui sống ở đây suốt cả đời đâu bao giờ nghe nói tới mộ của Đức Ông?

Cổng vào khu cổ mộ Đức Ông Trần Thượng Xuyên. Tháng 8/2023

4 thg 12, 2023

Ngôi chùa 400 năm tuổi có 'hòn đá thần' trên đỉnh núi ở Bình Dương

Chùa Châu Thới (Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo, ngôi chùa này thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm bái.


Chùa Châu Thới tọa lạc tại ngọn núi cùng tên (Châu Thới), thuộc phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách không xa TP.HCM hay Đồng Nai. Ngọn núi này được mệnh danh là thắng cảnh giữa vùng đồng bằng, cao 82 m so với mực nước biển.

25 thg 9, 2023

Hiếu Liêm, nơi bình yên chim hót

Hiếu Liêm (Bắc Tân Uyên, Bình Dương) ngày xưa gần như vùng trung tâm của Chiến khu Đ. Căn cứ Khu ủy Miền Đông Nam Bộ đặt tại đây. Rừng rậm hoang vu là điều kiện lý tưởng để đặt căn cứ kháng chiến.

Gần nửa thế kỷ qua đi, đặc điểm đất rừng hoang vu không còn phục vụ cho chiến tranh nữa mà là cho những mục đích khác.

Cách đây khoảng 10 năm, một số nông dân miền Tây đến Hiếu Liêm và phát hiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho việc trồng cam, quít, bưởi... Thế là từ đó người dân Hiếu Liêm nói riêng và huyện Bắc Tân Uyên nói chung bắt đầu trồng các loại cây ăn trái có múi thay cho những rẫy mía, rẫy khoai mì kém hiệu quả kinh tế.

15 thg 9, 2023

Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!

Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.

Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!


Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng! 

Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!

Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!

3 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc

Giáo xứ Thượng Phúc thuộc giáo hạt Lạc An, giáo phận Phú Cường. Nhà thờ Thượng Phúc tọa lạc tại ấp 3, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Giáo xứ Thượng Phúc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2023

Như hầu hết các giáo xứ khác ở Lạc An, giáo xứ Thượng Phúc được hình thành bởi những giáo dân di cư từ Bắc vào năm 1954. Tiền thân của giáo xứ Thượng Phúc ở Lạc An là giáo xứ Thượng Phúc ở xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Vào đến Lạc An năm 1954, khi đó nơi đây là vùng đất hoang vu, người dân phải chống chọi với bệnh sốt rét hoành hành và cả thú dữ như cọp beo. Đến tháng 2/1955, ngôi nhà thờ Thượng Phúc được dựng lên bằng tranh tre, vách lá.

2 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Lực Điền ở Lạc An

Lạc An là nơi định cư của đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, chủ yếu từ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Kéo theo đó là những giáo xứ được hình thành, những nhà thờ được xây dựng. Trong chuyến du hành về Lạc An, ta cùng ghé thăm một trong những nhà thờ như thế, có cái tên nghe rất là... nông dân: Nhà thờ giáo xứ Lực Điền.


Tên Lực Điền được lấy theo tên của giáo xứ tiền thân, là xứ Lực Điền thuộc giáo phận Thái Bình, tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, giáo xứ Lực Điền còn được hình thành từ 3 giáo họ, giáo xứ khác cũng đếu từ giáo phận Thái Bình.