Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mường. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 4, 2025

Khám phá văn hóa cồng chiêng, hầu đồng của người Mường

Người Mường ở Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng cùng phong tục độc đáo như hồi môn, hầu đồng và ẩm thực phong phú.


Ba Vì là huyện ngoại ô Hà Nội, thuộc vùng bán sơn địa, giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng có núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng các danh lam thắng cảnh. Vùng núi của Hà Nội còn được biết đến là nơi bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường.

Nhắc đến văn hóa của người Mường là nhắc đến văn hóa cồng chiêng. Do địa hình đồi núi đi lại khó khăn nên từ xa xưa, người Mường đã lấy âm thanh làm phương tiện truyền đạt thông tin, theo Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội. Mỗi khi tiếng cồng chiêng vang lên, người dân dựa vào sắc thái âm thanh để biết được những công việc của thôn, bản để tập trung lại.

11 thg 4, 2025

Trải nghiệm tinh hoa văn hóa dân tộc Mường, Dao dưới chân núi Tản

Nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, núi Tản - Ba Vì là vùng đất có bề dày văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số hòa vào không gian xanh thẳm cây rừng và núi non hùng vĩ...

Du khách đến với núi Tản, Ba Vì sẽ có dịp trải nghiệm những nét đặc sắc nhất của du lịch dược liệu, sinh thái, nghỉ dưỡng và văn hóa Ba Vì.

Khám phá đặc sắc không gian văn hóa Mường

Hành trình chỉ hơn 1h ô tô từ trung tâm Hà Nội, chúng tôi đến vùng đất Ba Vì để trải nghiệm văn hóa đồng bào dân tộc Mường, Dao dưới chân núi Tản Viên, nơi văn hóa cồng chiêng đã trở thành nét đặc sắc riêng có của thủ đô Hà Nội.

10 thg 3, 2025

Cỗ lá - Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đồng bào Mường vùng Tây Bắc

Nói đến văn hóa ẩm thực truyền thống của đồng bào Mường vùng Tây Bắc không thể không nhắc đến món cỗ lá vô cùng độc đáo và đậm đà dư vị. Món cỗ lá từ lâu không đơn thuần là món ăn mà còn thể hiện một cách sinh động những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mường.

Mâm cỗ lá đậm đà bản sắc dân tộc Mường Tây Bắc

Về xứ Mường vui Tết Doi

Tổ chức Tết Doi, Lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu Xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ trong Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc trong dịp Tết Doi

Hằng năm, mỗi khi Xuân về, người dân xứ Mường xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lại nô nức cùng nhau tổ chức Tết Doi, một phong tục được đồng bào nơi đây gìn giữ như một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần. Theo các bậc cao niên ở xứ Mường xã Thu Cúc, Tết Doi khởi phát từ xa xưa, gắn với câu chuyện huyền thoại về nàng Cúc lặn lội đi tìm giống lúa về cứu đói cho người Mường.

26 thg 2, 2025

Độc đáo cách xem Lịch Tre của người Mường Hòa Bình

Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi của người Mường Hòa Bình. Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ Lịch Tre.

Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường

24 thg 2, 2025

Gà Lục Bảo - Món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây Bắc


Ẩm thực Mường từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn đậm đà hương vị núi rừng, dùng nguyên liệu tự nhiên và cách chế biến độc đáo. Mới đây, một món ăn mới mang tên Gà Lục Bảo đã ra đời, đó là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và sáng tạo, hứa hẹn sẽ làm say lòng những thực khách yêu thích khám phá ẩm thực.

Món Gà Lục Bảo được lấy cảm hứng từ mong muốn tạo ra một món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn mang đậm hương vị đặc trưng của miền núi. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu quen thuộc của người Mường như gà đồi, hạt dổi, rau húng quế, và chẳm chéo khô, cùng với cách chế biến sáng tạo.

23 thg 2, 2025

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Lễ hội Khai hạ là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Hoàng Tâm

Trong những lễ hội cổ truyền tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Khai hạ có một vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới may mắn, thịnh vượng đồng thời thực hiện những nghi lễ cúng mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.

26 thg 12, 2024

Ngược dòng Đà Giang thưởng thức cá nướng của người Mường

Có dịp ghé bến cảng Thung Nai lọt thỏm giữa lòng hồ Sông Đà, cách trung tâm TP Hòa Bình khoảng 20 km, khách du lịch đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức đặc sản cá nướng trứ danh của người Mường.

Một góc Hồ Hòa Bình. Ảnh: Đặng Tình

17 thg 12, 2024

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. 

Những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ ở xã Miền Đồi làm say lòng người. Ảnh: Thanh Hải

Ở xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, nơi có những thửa ruộng bậc thang như những dải lụa trời vàng óng, bà con đồng bào dân tộc Mường sẽ làm lễ sau vụ thu hoạch lúa tầm tháng 10 âm lịch để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần, như thần đất, thần núi, thần sông, và đặc biệt là thần lúa. Với người Mường, hạt lúa không chỉ là nguồn sống mà còn tượng trưng cho sức mạnh và sự phồn thịnh của cộng đồng. Mỗi hạt gạo đều chứa đựng mồ hôi, công sức của con người cùng sự phù trợ của thiên nhiên và thần linh.

12 thg 12, 2024

Cá ốt đồ - món ăn truyền thống của người Mường

Hòa Bình, vùng đất nổi tiếng với núi rừng hùng vĩ và những bản làng dân tộc đa dạng, không chỉ mang đến vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn là một kho tàng văn hóa ẩm thực độc đáo. Trong đó, món cá ốt đồ là một món ăn mang đậm hương vị núi rừng và hồn cốt người Mường.


Trên mâm cỗ của người Mường Hòa Bình, không thể thiếu món cá ốt đồ. Món ăn này không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, ấm cúng trong gia đình.

Nguồn gốc tên gọị “Ốt” là tên gọi của nồi hấp truyền thống của người Mường, có hình dáng tương tự cái chõ. “Đồ” có nghĩa là hấp chín bằng hơi nước. Như vậy, cá ốt đồ chính là cá được hấp chín trong nồi ốt.

26 thg 8, 2024

Vẻ đẹp trang phục riêng có của phụ nữ Mường Hòa Bình

Nếu đã từng đến Hòa Bình, ghé thăm bốn vùng Mường nổi danh: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, du khách sẽ không khỏi xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh quan, sự giao thoa đa dạng về văn hóa, sự nồng hậu thân thiện của người dân nơi đây và đặc biệt là vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của những người con gái Mường trong trang phục dân tộc áo Pắn. 

Phụ nữ Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng trong lễ hội xuống đồng của dân tộc Mường Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

22 thg 3, 2024

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường (Hòa Bình)

Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.

Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

31 thg 1, 2023

Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những tiếng cồng, chiêng kèm theo những làn điệu riêng của đồng bào dân tộc Mường lại vang lên khắp các bản làng ở miền núi huyện Nho Quan (Ninh Bình). Ảnh: Diệu Anh

26 thg 1, 2023

Lễ hội Pôồn Pôông và chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái

Sự tích lễ hội Pôồn Pôông

Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.

Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.

Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.

Lễ hội Pôồn Pôông được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh tư liệu)

25 thg 11, 2022

Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ

Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung tặng xã Hương Cần bộ nhạc cụ, trang phục, vật tư hỗ trợ bảo tồn, phát huy Tết cơm mới của dân tộc Mường

26 thg 12, 2021

Mo Mường

Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.

Thầy mo làm lễ cúng trong Lễ Mát nhà

18 thg 12, 2021

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

Đồng bào dân tộc Mường có nhiều nghi lễ đặc sắc. Trong đó có Lễ Mát nhà như là một lễ giải hạn, để hóa giải những điều xấu, cầu cho mọi điều tốt tươi, may mắn.

Thầy mo vẩy nước để làm phép trong lễ Mát nhà.

Theo truyền thống của người Mường, thông thường khi lúa đã thu hoạch, vụ mùa hoàn tất, họ sẽ tiến hành lễ Mát nhà. Tuy nhiên ngày nay, thời gian tổ chức lễ trong nhiều gia đình không còn bị áp đặt như trước. Người ta có thể tổ chức trước hoặc sau mỗi vụ mùa. Ông Đinh Ngọc Lương - một người dân tộc Mường (Hòa Bình) đang sinh sống tại Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết: “Có những nhà họ làm trước gặt, cũng có những nhà làm sau gặt. Nếu làm trước mùa gặt thì có nghĩa cầu cho may mắn đến với mùa màng. Còn làm sau mùa gặt thì cầu cho mùa tới nở hoa kết trái”.

28 thg 5, 2021

Nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa

Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.

Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…

5 thg 9, 2020

Đình Mường Đòn – nét biểu trưng văn hóa đặc sắc của người Mường Thạch Thành

Từ thị trấn Kim Tân đi xã Thành Mỹ (Thạch Thành) đến trung tâm di tích Mường Đòn ước chừng 26km. Hoặc đi bằng đường thủy, từ Hàm Rồng ngược sông Mã lên ngã Ba Bông vào sông Bưởi, rồi ngược sông Bưởi đến Mường Đòn cũng rất thuận tiện.

Đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) mới được trùng tu, tôn tạo.

5 thg 2, 2020

Sắc bùa - nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc vào Xuân

Gắn với nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi, hàng năm, người Kinh và người Mường ở nhiều vùng thường thực hành sắc bùa vào thời điểm gần với Tết Nguyên đán. Loại hình văn hóa tiêu biểu này chứa đựng những giá trị văn hóa quý báu, được lưu truyền từ xa xưa. 

Sự tương đồng và phổ biến

Lễ hội sắc bùa hay hát sắc bùa là một hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp ở nhiều tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Hát sắc bùa, séc pùa hay còn gọi là xéc bùa (có nơi gọi xắc bùa hay khoá rác) xéc bùa, tiếng Mường có nghĩa là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, sắc bùa còn có nghĩa là phép thuật. “Séc” là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. “Bùa” là “bùa phép” hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống - một phương tiện văn hoá màu nhiệm để chủ thể văn hóa cầu mong những điều tốt lành không chỉ cho cá nhân và cả gia đình, cộng đồng khi tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Loại hình diễn xướng tập thể này gắn liền với một hoạt động nghi lễ và các trò vui chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian với các hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới và trừ tà được lưu truyền từ xa xưa. 


Cồng không thể thiếu trong lễ hội sắc bùa Mường ở Hòa Bình.