Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 5, 2025

Ngắm hoa ngô đồng nở bung sắc hồng trong Đại nội Huế

Ngô đồng là loại cây được mệnh danh là "vương giả chi hoa" gắn liền với đền đài, cung điện thời xưa.

Vào mỗi mùa cây ngô đồng nở hoa, Hoàng cung Huế lại thu hút khách đổ về tham quan, chiêm ngưỡng sắc hoa tím hồng rực rỡ một góc trời. Ảnh: Đình Hoàng

1 thg 5, 2025

Lễ đổi gác ở Đại Nội Huế

Đại Nội Huế, kinh thành xưa của triều Nguyễn, không chỉ là một quần thể kiến trúc đồ sộ mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Một trong những nghi thức cung đình độc đáo được tái hiện tại đây là lễ đổi gác, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Lễ đổi gác là một nghi thức quân sự truyền thống của triều Nguyễn, được thực hiện hàng ngày để đảm bảo an ninh cho Hoàng cung. Nghi thức này thể hiện sự nghiêm trang, kỷ luật của quân đội triều đình, đồng thời mang ý nghĩa tâm linh, trừ tà, bảo vệ sự bình yên cho nhà vua và triều đình.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng và tái hiện nghi thức đổi gác tại khu vực Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế. Lễ đổi gác được thực hiện bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, với trang phục, đạo cụ và nghi lễ được phục dựng theo đúng nguyên bản.

Có một xứ Huế bảng lảng giữa mùa sương

Cầu Trường Tiền hiện lên mờ ảo đầy thơ mộng trong màn sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Trong màn sương sớm bảng lảng như khói như mây, xứ Huế hiện lên bồng bềnh hư ảo như trong cõi mộng. Cung điện, đền đài, thành quách, lăng tẩm, sông núi, nước non, con người và cảnh vật xứ thần kinh được một màn sương mênh mang bàng bạc phong kín trông mơ màng đến lạ.

Có những lúc chiếc cầu như chìm hẳn trong màn sương dày. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Những nhịp cầu như chìm dần vào làn sương trắng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương mai giăng kín cầu Trường Tiền. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Lối đi bộ trên cầu Trường Tiền như chìm trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nói đến thời tiết Huế người ta thường nghĩ ngay đến mưa, thứ “đặc sản” buồn tê tái, lê thê, dầm dề hàng tháng trời tưởng như chỉ riêng có của Cố đô giờ đã đi nhiều vào thơ, ca, nhạc, họa, rồi thậm chí có cả ý tưởng muốn biến nó thành một “Festival mưa Huế” cho người đời thưởng lãm và trải nghiệm…

Thế nhưng Huế còn có một thứ “đặc sản” thời tiết khác thú vị và nổi tiếng không kém, đó là sương mù. Một thứ sương mù tuyệt đẹp bảng lảng như khói như mây thường hiện lên một chút vào những buổi sáng sớm của những lúc giao mùa giữa mưa và nắng, áng chừng là vào khoảng độ cuối đông - đầu xuân, và cuối xuân - đầu hạ.

Một người đàn ông thong thả đạp xe trên con đường hoa xác pháo đang nở rộ trong kinh thành Huế bảng lảng sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Thường thì sương mù Huế xuất hiện tầm từ 4 đến 6 hoặc 7 giờ sáng thì tan, hôm nào muộn quá cũng chỉ đến khoảng 8 giờ là hết chứ hiếm khi kéo dài. Theo kinh nghiệm dân gian của người Huế thì hôm nào trời sương mù càng dày thì ngày hôm đó nắng càng to.

Còn theo lí giải xem ra có phần khoa học của một số người thì đó là hiện tượng tự nhiên của vùng đất ẩm thấp, lắm sông nhiều hồ như Huế. Vào giai đoạn chuyển mùa từ mưa sang nắng, vào buổi sáng khi nhiệt độ không khí tăng và độ ẩm lớn sẽ khiến cho hơi nước bốc lên tạo thành sương mù. Vì thế hôm nào buổi sáng trời càng nhiều sương thì cũng đồng nghĩa với khả năng ngày hôm ấy sẽ nắng càng to.

Thành quách, cung vàng điện ngọc ẩn hiện mờ ào kì thú trong màn sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngọ Môn

Cửa Chương Đức nằm cạnh đường Lê Huân, phía Tây Hoàng Thành Huế, mờ ảo trong màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cả kinh thành Huế dường như vẫn ngủ say trong màn sương mai phong kín. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Dù giải thích theo cách nào thì sương mù ở Huế cũng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, nó khác với hiện tượng nồm ẩm ở ngoài Bắc và lại càng khác biệt hoàn toàn với hiện tượng mù vì ô nhiễm bầu không khí do khí thải ở một số nơi.

Sương mù Huế không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người, có chăng là đôi chút ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi đường vào lúc sáng sớm, nhưng cũng không đáng kể và cũng không khiến cho ai phải cảm thấy phật ý hay phiền lòng vì nó.

Phu Văn Lâu và Kì đài mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Một cổng thành mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Màu thời gian hiện dần lên qua màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương mù Huế tuy có mùa nhưng không phải là ngày nào cũng có. Vì thế những hôm trời có sương mù luôn đem lại cảm giác thích thú cho những ai được chứng kiến cảnh này. Sáng sớm đi trong màn sương mênh mang mờ ảo hơi se lạnh có cảm giác vô cùng thú vị. Những hôm sương mù nhiều, người đạp xe thỉnh thoảng bắt gặp những hạt sương mỏng lung linh mát lạnh bám trắng trên bờ mi, vạt tóc trông rất lạ.

Du khách thích thú dạo chơi trên con đường mờ sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Đường Đoàn Thị Điểm nằm ở phía Đông Hoàng Thành Huế mở ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Người dân Huế dậy sớm đi dạo trong bầu không khí trong lành mát mẻ với màn sương giăng mờ ảo. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm phủ mờ trên vườn cây thành nội. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm giăng mờ trên đường Lê Duẩn đoạn trước bến Văn Lâu Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
 
Cả thành phố như chìm trong màn sương phong kín. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cái thú vị nhất của mùa sương xứ Huế là khiến cho cảnh vật nên thơ của kinh thành càng thêm ảo diệu như trong phim ảnh. Những lúc ấy phố xá, vườn cây, thành quách, đền đài, cung điện, dòng Hương… trở nên lúc ẩn lúc hiện trong màn sương giăng khắp chốn. Chính cái cảm giác “sương khói mờ nhân ảnh” ấy khiến cho Huế càng trở nên thơ, đẹp và bí ẩn đến lạ kì.

Một con thuyền lững lờ trôi trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam 

Một thanh niên dậy sớm tập thể dục trong màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm phủ kín cả dòng Hương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm trên dòng Hương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Vì vậy, nếu có dịp đến Huế và có thêm chút cơ may, bạn hãy đừng bỏ qua việc dậy sớm dạo bước khắp chốn kinh thành để tận hưởng cái cảm giác thú vị hiếm có, đó là được ngắm nhìn cảnh lầu son gác tía, thành quách rêu phong, sông nước mơ màng ẩn tàng mơ hồ trong màn sương giăng đầy mê hoặc của xứ Huế mộng mơ, kiều diễm.

Bài, ảnh: Thanh Hòa
Báo ảnh Việt Nam - 

14 thg 4, 2025

Khám phá lăng vua Gia Long bằng xe đạp

Lăng vua Gia Long sau trùng tu được bao phủ nhiều cây, có tuyến đường xanh mát thích hợp để nhiều du khách đạp xe khám phá thiên nhiên và lịch sử.


Quần thể lăng vua Gia Long nằm ở phường Long Hồ, quận Phú Xuân được bao bọc bởi rừng thông. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long cùng hai hoàng hậu và một số thành viên trong hoàng tộc triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820.

18 thg 3, 2025

Chiêm ngưỡng cảnh sắc Bạch Mã trong mùa đẹp nhất

Khu vực đỉnh Bạch Mã (Huế) đang vào mùa đẹp nhất, khi đỗ quyên trắng bung nở, khoe sắc cùng các loài hoa khác giữa khung cảnh núi rừng hùng vĩ.

Vườn quốc gia Bạch Mã là một điểm đến hoang sơ ở Huế mang vẻ đẹp hiếm nơi nào có được. Tới đây, du khách có thể chiêm ngưỡng mây vờn gió trên đỉnh núi cao, khung cảnh thiên nhiên kiêu hùng.

16 thg 3, 2025

Cung An Định - kiệt tác kiến trúc Đông Dương

Tọa lạc bên bờ sông An Cựu (thành phố Huế), cung An Định không chỉ là chứng nhân lịch sử của một thời kỳ giao thoa văn hóa mà còn là nơi sinh sống của các thành viên Hoàng tộc triều Nguyễn trong giai đoạn cuối của vương triều. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất của triều Nguyễn, hội tụ giữa tinh hoa của phong cách kiến trúc Á - Âu kết hợp với những đường nét tinh tế của kiến trúc Đông Dương.

Toàn cảnh cung An Định nhìn từ trên cao.

4 thg 3, 2025

Ngắm đỗ quyên trắng nở rộ, biển mây bồng bềnh trên nóc nhà cao 1.774 m ở Huế

Lên đỉnh Động Ngại cao 1.774m - đỉnh núi cao nhất TP Huế, du khách được thưởng ngoạn đỗ quyên, đào chuông, lan rừng rực nở, biển mây bồng bềnh.

Biển mây bồng bềnh trên đỉnh Động Ngại - Ảnh: HOÀNG TÁO

Đỉnh Động Ngại thuộc xã Trung Sơn, huyện A Lưới, TP Huế, cao 1.774 m, là đỉnh núi cao nhất địa phương này.

Phía đông của đỉnh Động Ngại thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Phần phía tây là rừng cộng đồng, thuộc quản lý của huyện A Lưới.

Bên trong làng nghề làm bún gần 500 tuổi ở Huế

Nghề làm bún ở làng Vân Cù (TP Huế) tuổi đời gần 500 năm vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làng Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà) nằm bên sông Bồ cách trung tâm TP Huế khoảng 10 km, nổi bật với nghề làm bún truyền thống có lịch sử gần 500 năm.

3 thg 3, 2025

Ngon xuýt xoa ốc gạo xào cay xứ Huế

Là món ăn vặt phổ biến của người dân xứ Huế, ốc gạo xào cay hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt, béo, giòn sần sật của thịt ốc cùng vị cay nồng đặc trưng.

Ốc gạo là món được bán vỉa hè, bởi thế khi rong ruổi trên những cung đường Huế đẹp như mơ, du khách rất dễ bắt gặp những thau ốc của các dì, các o được bày biện với màu đỏ rực bắt mắt. Hàng năm, khoảng từ tháng Giêng đến tháng 4 Âm lịch chính là mùa ốc gạo về nhiều. Ốc gạo chủ yếu sống ở đáy sông, mỗi con bé như chiếc cúc áo, bên dưới yếm có cục mỡ chỉ bằng hạt gạo.

Món ốc gạo với nước sốt sền sệt cùng màu ớt đỏ rực làm bất cứ ai nhìn cũng phải “nuốt nước miếng“. Ảnh: Phúc Trâm

21 thg 2, 2025

Về xứ Huế đi chợ cá, ngắm làng quê yên bình

Đủ các loại tôm cá tươi được đánh bắt từ phá Tam Giang (TP Huế) bày bán mỗi sáng sớm ở khu chợ làng Thanh Phước.

Thuộc địa phận phường Hương Phong (quận Phú Xuân, TP Huế), Thanh Phước - ngôi làng nằm ở hạ lưu sông Bồ và là vùng đất giao nhau giữa 2 dòng chảy lớn của Huế là sông Hương và sông Bồ. Hai con sông này đều chảy qua làng Thanh Phước rồi hòa chung dòng nước trước khi đổ về phá Tam Giang rộng lớn.

17 thg 2, 2025

Du xuân núi Thúy Vân - thắng cảnh xứ Huế

Núi Thúy vân nằm giữa hệ thống đầm Cầu Hai, có khung cảnh hữu tình, chùa Thánh Duyên lịch sử, được vua Thiệu Trị xếp thứ 9 trong 20 thắng cảnh của Thừa Thiên Huế.

Thúy Vân là núi nhỏ nằm gần cửa biển Tư Hiền, thuộc địa phận làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 60 km.

14 thg 2, 2025

Tiệm 30 năm làm bánh 'quý tộc' ở Huế

Tiệm bánh Thuận Sương kế thừa nghề làm bánh trái cây đậu xanh, loại bánh xuất phát từ hoàng cung, được nhiều du khách tìm kiếm thưởng thức khi đến Huế.


Gọi là bánh trái cây đậu xanh vì loại bánh này có nguyên liệu chính là đậu xanh, được tạo hình các loại trái cây đủ màu sắc, bắt mắt.

Trang thông tin điện tử Thừa Thiên Huế giới thiệu đây là bánh "quý tộc", không chỉ bởi cách làm cầu kỳ mà còn vì một thời, bánh chỉ được dùng tại các yến tiệc của vua chúa trong cung, hoặc trong mâm cỗ gia đình quan lại, quý tộc vào các dịp lễ.

11 thg 2, 2025

Tái hiện cảnh công chúa Huyền Trân được gả cho quốc vương Chiêm Thành

Lễ hội đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025 tri ân công lao to lớn của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Sáng 6/2, lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025 đã diễn ra với chủ đề "Ngưỡng vọng tiền nhân" tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, quận Thuận Hóa, thành phố Huế.

Sau nghi lễ đánh trống khai hội của lãnh đạo thành phố Huế là chương trình nghệ thuật tái hiện cuộc đời và công lao to lớn của công chúa Huyền Trân.

Chương trình nghệ thuật khai mạc lễ hội đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025 (Ảnh: Vi Thảo).

1 thg 2, 2025

Bánh chưng Huế và lạt mềm thương chặt

Thiệt tình, khi thấy những cái bánh chưng, bánh tét được bó bằng những sợi dây bằng nhựa màu xanh đỏ, tự nhiên tôi thấy cái bánh mất ngon liền.

Bánh chưng Huế. Ảnh: Từ Ân

Như mấy cái bánh chưng, bánh tét ở đường Nhật Lệ - Huế chẳng hạn, có lần ghé mua làm quà cho một người bạn, tôi góp ý cho mệ bán bánh rằng: “Bánh chưng, bánh tét được bó bằng lạt tre sẽ gần gũi hơn, thưa mệ!”; nhưng mệ chỉ cười không ra đồng tình mà cũng chẳng ra phản đối...

29 thg 1, 2025

Nhớ tranh Tết làng Sình

Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với bộ lịch tường năm 2018 được làm theo phong cách tranh dân gian làng Sình. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngày xưa, vào những ngày giáp Tết, khắp các khu chợ ở Huế đâu đâu cũng có bày bán tranh làng Sình, loại tranh thờ nổi tiếng của làng Lại Ân ở Huế, thành ra cứ nhắc đến tranh làng Sình là người Huế lại nôn nao nỗi nhớ Tết về.

Tranh làng Sình là dòng tranh dân gian có từ lâu đời ở Huế, xưa kia có thể sánh ngang với các dòng tranh nổi tiếng khác như tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ ở ngoài Bắc.

27 thg 1, 2025

23 tháng Chạp, Huế thượng nêu báo hiệu Tết đã về

Những người lính ra sức dựng cây nêu lớn trước sân Thế Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sáng nay, 22/01/2025, tức nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) theo nghi thức hoàng cung xưa tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội để báo hiệu Tết Ất Tỵ đã về.

Ban thờ lễ cúng thượng nêu được bài trí trang trọng trước sân Triệu Tổ Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Các quan viên thành kính quỳ lạy cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà no ấm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Các quan viên thành kính hành lễ tại lễ cúng thượng nêu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nghi lễ cúng thượng nêu được tiến hành trang trọng theo nghi thức hoàng cung xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Lễ thượng nêu được tái hiện theo nghi lễ xưa của triều Nguyễn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Khung cảnh buổi dựng nêu vào buổi sáng ngày 23 tháng Chạp trước sân Thế Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam 

Dựng nêu là một trong những nghi lễ mùa xuân quan trọng của nhà Nguyễn xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Theo tục xưa, chỉ sau khi trong cung vua dựng nêu xong thì ngoài dân chúng mới được phép dựng nêu đón Tết. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam 

Người ta buộc một số vật phẩm có ý nghĩa tốt lành vào ngọn nêu để cầu may mắn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Thượng nêu là một trong những nghi lễ mùa xuân quan trọng của triều Nguyễn xưa. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Lễ thượng nêu, dựng nêu (hay còn gọi là lễ Thướng tiêu) là một nghi lễ quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Ngày xưa, thời nhà Nguyễn, nghi lễ này được tổ chức rất trang trọng trong hoàng cung nhằm báo hiệu cho dân chúng biết thời khắc “năm hết Tết đến” và cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng bước vào một năm mới làm ăn thuận lợi.

Nghi lễ hóa vàng tại lễ cúng thượng nêu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cây nêu lớn được rước đi trang trọng qua các con đường trong hoàng cung. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cây nêu được rước vào Thế Tổ Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Đoàn rước nêu diễu quanh các cung đường trong Đại Nội. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngày nay, nghi lễ này được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện lại thường niên vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cây nêu vươn cao trong hoàng cung báo hiệu Tết đã về. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngọn nêu vươn cao trước sân Thế Miếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cây nêu được dựng lên báo hiệu Tết đã về. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Bài, ảnh: Thanh Hòa

26 thg 1, 2025

Huế - xứ sở của rồng

Đôi rồng khổng lồ ở lăng vua Khải Định có dáng vẻ béo mập, hoan hỉ lạ thường. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Rồng là con vật huyền thoại được người phương Đông suy tôn là biểu tượng của vương quyền, của sức mạnh và quyền lực, gắn liền với hình ảnh ông vua. Thời nhà Nguyễn, dưới đôi tay tài hoa của các nghệ nhân, cùng với sức ảnh hưởng của các thiết chế văn hóa hoàng gia và độ mở của tư duy mĩ thuật đương thời mà hình tượng rồng đã đạt đến sự phong phú tối đa về chủ đề, chất liệu và hình thức biểu đạt. Vì thế Cố đô Huế, nơi đóng đô của nhà Nguyễn, cũng được biết đến là "xứ sở của rồng".

Trong văn hóa người Việt, rồng là con vật thiêng nhưng không có thật, đứng đầu tứ linh (long – lân – quy – phụng). Bản thân nó có sự hội tụ đầy đủ các đặc điểm được cho là đẹp nhất của 9 con vật có thật, gồm: thân rắn, vảy cá chép, đầu lạc đà, sừng hươu, chân hổ, móng vuốt đại bàng, tai bò, mũi và bờm sư tử, đuôi gà trống.

25 thg 1, 2025

Thu hút khách từ “lá phổi xanh” Thủy Biều

Thủy Biều có hơn 200 ha diện tích vườn với hàng chục ngôi nhà vườn, nhà rường cổ và nhiều khu du lịch, homestay kinh doanh dịch vụ du lịch. Cuối tháng 12/2024 UBND TP. Huế (cũ) đã phê duyệt đề án “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực phường Thủy Biều, thành phố Huế”.

Du khách trải nghiệm dịch vụ ngâm chân bằng thảo dược tại nhà vườn ông Tôn Thất Phương

Phường Thủy Biều, quận Thuận Hóa là điểm du lịch sinh thái cộng đồng đặc sắc của thành phố Huế, cung cấp cho du khách các sản phẩm giàu bản sắc văn hóa, đậm chất truyền thống nhưng không kém phần sáng tạo góp phần đa dạng hóa điểm đến, mở ra hướng đi mới cho du lịch Huế bên cạnh việc khai thác các giá trị du lịch sẵn có, đồng thời nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.

19 thg 1, 2025

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Vọng Cảnh là điểm ngắm sông Hương tuyệt đẹp.

Gặp lại ngọn đồi trẻ thơ, cu cậu có vẻ rất ngạc nhiên bởi sự đổi thay đến không tưởng nơi đây. Từ một nơi hoang vắng, ít bóng người và chao chát nắng. Nay Vọng Cảnh rợp mát bóng thông, lại thêm lối đi, ghế đá, thảm hoa quá đỗi thơ mộng. Và thay cho cái cảnh vắng lặng năm nào, Vọng Cảnh bây giờ quá đỗi đông vui, không chỉ có dân Huế mà còn đông đảo du khách đến từ mọi miền, tây có, ta có. Nhóm thì say sưa chớp ảnh, nhóm lại quây quần chuyện trò, ca hát, nhóm lại nhâm nhi tách cà phê bên những chiếc bàn nhỏ xinh được bài trí dưới những gốc thông…Một không gian thơ mộng nhưng cực kỳ tươi vui, cực kỳ sinh động.