Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Thọ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Thọ. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 4, 2025

Trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc vùng đất Tổ tại đình Hùng Lô

Làng cổ Hùng Lô (Việt Trì, Phú Thọ) là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các phong tục tập quán của cư dân Việt thuở xưa. Đây là điểm du lịch với nhiều trải nghiệm văn hóa ấn tượng ở Phú Thọ.

Làng cổ Hùng Lô cách Đền Hùng khoảng 10 km. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc ngôi đình cổ có niên đại hơn 300 năm. Đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia gồm: ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, lầu Chuông, lầu Trống, bệ thờ Thần nông, nhà Văn chỉ... Dù hơn 300 năm đã trôi qua nhưng tất cả vẫn được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.

Theo chị Lã Thị Hồng Thùy, cán bộ văn hóa xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đình Hùng Lô được ví như bảo tàng thu nhỏ giữ nhiều cổ vật, bảo vật quý giá, trong đó phải kể đến 11 đạo sắc phong và 5 cỗ kiệu sơn son thếp vàng (4 cỗ kiệu Văn và 1 cỗ kiệu Bát Cống). Hùng Lô là làng nổi tiếng về truyền thống rước kiệu từ xưa tới nay, nhiều năm liền làng được giải Nhất. Năm 1918 tức năm Mậu Ngọ đã được vua triều Nguyễn tặng cho tấm biển đề chữ: Hùng Lô kỷ niệm Đệ nhất hội.

Du khách quốc tế tham quan đình Hùng Lô

10 thg 3, 2025

Về xứ Mường vui Tết Doi

Tổ chức Tết Doi, Lễ hội xuống đồng gắn với tục rước gọi “vía lúa” là hoạt động văn hoá đầu Xuân mang đậm triết lý nhân sinh của đồng bào dân tộc Mường vùng Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Hoạt động văn hoá, văn nghệ trong Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc trong dịp Tết Doi

Hằng năm, mỗi khi Xuân về, người dân xứ Mường xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ lại nô nức cùng nhau tổ chức Tết Doi, một phong tục được đồng bào nơi đây gìn giữ như một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần. Theo các bậc cao niên ở xứ Mường xã Thu Cúc, Tết Doi khởi phát từ xa xưa, gắn với câu chuyện huyền thoại về nàng Cúc lặn lội đi tìm giống lúa về cứu đói cho người Mường.

4 thg 2, 2025

Từ mũi khoan cách đây 27 năm, phát lộ thứ nước tạo giá trị nghìn tỷ đồng

Hơn 20 năm trước, người dân khoan giếng phát hiện nước từ lòng đất có những đặc tính khác lạ. Loại nước này đến nay đã tạo nguồn thu cho du lịch cả huyện lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Nguồn nước mang lại giá trị nghìn tỷ

Năm 1998, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) gặp trận hạn hán lớn, người dân khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. Trong bối cảnh đó, ông Phan Ngọc Thành (SN 1960) đã thuê người khoan sâu vào lòng đất để giải bài toán khó khăn này.

Cho đến hôm nay, ông Thành vẫn rất tự hào khi mũi khoan cách đây 27 năm đã tạo nên kỳ tích về phát triển du lịch cho quê nhà.

Ông Thành kể, khi nhóm thợ khoan làm việc khoảng 2 ngày thì nước từ lòng đất bắt đầu phụt lên. Mùi nước lúc đầu rất khó chịu, có màu đục. Nhưng tiếp tục khoan sâu xuống lòng đất, ông phát hiện nguồn nước rất trong và nóng.

Những chuyến xe chở khách du lịch đến huyện Thanh Thủy những ngày đầu năm 2025 để trải nghiệm tắm khoáng nóng

6 thg 11, 2024

Chùa 800 tuổi Phổ Quang - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia

Trong 5 bảo vật quốc gia được công nhận tại Phú Thọ, ngôi chùa khoảng 800 tuổi Phổ Quang đang lưu giữ một bảo vật quốc gia là bàn thờ Phật bằng đá.

Chùa Phổ Quang (chùa Xuân Lũng) nằm trên gò đất thuộc xóm Chùa, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao và quay mặt về hướng tây. Chùa được xây dựng vào thời Trần (1224-1400), là quần thể gồm Tam quan - gác chuông, nhà bia, tòa Tam bảo kiểu chữ Công gồm bái đường, thiêu hương và chính điện.

Lối vào chùa Phổ Quang. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Lâm Thao

1 thg 5, 2024

Kho báu xanh nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh

Non thiêng Nghĩa Lĩnh- Nơi hội tụ khí thiêng sông núi với hệ thống đền thờ các Vua Hùng không chỉ lắng đọng ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa và những giá trị tâm linh mà còn hấp dẫn, thu hút du khách bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú, có giá trị về mặt đa dạng sinh học. Được xếp loại rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, thảm thực vật với điểm nhấn là hệ thống những cây cổ thụ quý, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là một thắng cảnh độc đáo vừa uy nghiêm, linh thiêng mà hài hòa, gần gũi, điểm về nguồn tri ân công đức tổ tiên của con Lạc cháu Hồng khắp mọi miền Tổ quốc.

Mùa cây rừng trổ hoa trên đỉnh Nghĩa Lĩnh

12 thg 2, 2024

Mê mẩn với cánh đồng hoa cải ở đất tổ đầu năm mới

Không cần phải đi xa tận Hà Giang hay Sơn La, chỉ cách Hà Nội 1 giờ 30 phút lái xe, cánh đồng hoa ở công viên Văn Lang, TP Việt Trì (Phú Thọ) được giới trẻ tìm đến như một điểm check-in bốn mùa.

Cư dân mạng coi cánh đồng hoa cải là “thiên đường sống ảo”. Nhiều người đến đây chụp ảnh mải miết cả tiếng không biết chán

1 thg 9, 2023

Những ‘báu vật’ ở đền Hùng

Đền Hùng có cây vạn tuế 800 tuổi, cột đá thề mã não, giếng Rồng gắn liền với sự tích mẹ Âu Cơ chăm con.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ các vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), cách Hà Nội khoảng 90 km. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, du khách sẽ lần lượt tới đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Từ đó, đi xuống phía tây nam là đền Giếng. Trong hình là cổng đền Hùng cao 8,5 m, phần trên trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt.

27 thg 8, 2023

Hồ Ly - “Tuyệt tình cốc” của vùng đất Tổ

Từ Hà Nội, xuôi theo Quốc lộ 32 hướng qua cầu Trung Hà khoảng hơn 100km, hồ Thượng Long hay còn gọi là hồ Ly (xã Thượng Cửu, huyện Yên Lập) được ví von như “tuyệt tình cốc của Phú Thọ”, nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ, mê hoặc lòng người.


Hồ Ly được người dân bản địa đặt tên theo một trong hai khe nước tạo nên hồ là khe Ly và khe Chanh. Với diện tích mặt nước 40 ha, hồ Ly là một trong những hồ có trữ lượng nước lớn nhất tỉnh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân huyện Yên Lập.

2 thg 12, 2022

Hát Xoan: Món ăn tinh thần độc đáo của Phú Thọ hấp dẫn du khách

Hát Xoan đã trở thành món ăn tinh thần, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh Phú Thọ mà du khách trong nước và quốc tế không thể bỏ qua

Độc đáo sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”

Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.

Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.

Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình) - lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Ảnh: Phương Thanh

25 thg 11, 2022

Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ

Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung tặng xã Hương Cần bộ nhạc cụ, trang phục, vật tư hỗ trợ bảo tồn, phát huy Tết cơm mới của dân tộc Mường

26 thg 10, 2022

Ngắm bình minh ở đồi chè Long Cốc

Đồi chè Long Cốc buổi sáng sớm như một bức tranh thủy mặc, cảnh vật thay đổi từng phút.


Đồi chè Long Cốc là một trong những điểm đến yêu thích của du khách đam mê nhiếp ảnh. Nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 125 km, những "ốc đảo chè" này còn được mệnh danh là vịnh Hạ Long vùng trung du.

Theo nhiều du khách có kinh nghiệm đến Long Cốc săn sương sớm thành công, đồi chè đẹp nhất vào cuối thu, đầu đông. Để có những bức ảnh ưng ý nhất, nên đến vào những ngày nắng, nhiệt độ ngày - đêm nên chênh khoảng 10 độ C. Ngoài ra, có thể đi trước những ngày trở trời (gió mùa) hoặc sau những ngày mưa và có nắng. Bức ảnh được chụp lúc 6h10 khi mặt trời đã lộ rõ.


Ngoài săn sương sớm, ngắm đồi chè dưới ánh bình minh cũng là một gợi ý. Đó là một khung cảnh được du khách miêu tả là "khoảnh khắc siêu thực". "Khi bạn đang mải mê ngắm nhìn những tia nắng len lỏi qua lớp sương mờ ảo, bao phủ toàn bộ đồi chè trùng điệp, thì bất ngờ cả Long Cốc bừng sáng dưới ánh bình minh. Khung cảnh lúc đó, đẹp như một bức tranh thủy mặc vậy", anh Nguyễn Anh Chiêm, một du khách từ Hà Nội, chia sẻ với VnExpress.


Đồi chè Long Cốc đang vào mùa đẹp nhất. Để săn sương, ngắm bình minh, du khách nên đi hai ngày một đêm. Để thuận tiện, bạn nên cắm trại trên đồi chè để có thể ngắm giải ngân hà vào buổi đêm, đồng thời kịp đón bình minh từ 5 đến 7h. Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất để ngắm đồi chè dưới những tia sáng đầu tiên của ngày mới. Bức ảnh này được chụp lúc 6h30.

Cách di chuyển Hà Nội - Long Cốc: đi theo hướng Quốc lộ 32 đến Thanh Sơn và tiếp tục theo hướng vườn quốc gia Xuân Sơn, đến xã Long Cốc. Với những người mới đi lần đầu, đến xã Long Cốc nên hỏi người dân địa phương đường đi chi tiết để đến chỗ có thể bao quát toàn bộ đồi chè.


Du khách lưu ý nên đi xe gầm cao khi lên đồi chè. 200 m đoạn đường đầu tiên lái xe nên lưu ý rất dễ bị sập gầm. Nếu cắm trại qua đêm, nên chuẩn bị lều trại, túi ngủ, đèn pin, củi, một số loại thuốc phòng côn trùng, đau đầu, tiêu chảy... Mọi người cần mang theo áo ấm vì Long Cốc về đêm lạnh.


Sau khi thu dọn trại để đi về, mọi người cần mang theo toàn bộ rác đã thải ra để đưa đến đúng nơi quy định. Tránh vứt rác bừa bãi. Một lưu ý nhỏ là du khách phải soi đèn pin thật kỹ khi đi gần bụi rậm, vì nơi này có rắn (ảnh).


"Về ăn uống, có thể liên hệ trước với homestay của người dân địa phương, nhờ họ làm cơm rồi đóng hộp, mang lên chỗ cắm trại ăn tối. Giá trung bình khoảng 120.000 đồng một suất. Buổi sáng, cả đoàn có thể ăn mì tôm mang theo để nhanh và tiện", anh Anh Chiêm (ngoài cùng bên trái), vừa cắm trại tại Long Cốc cùng nhóm bạn, chia sẻ.

Anh Chiêm cũng đưa ra lịch trình gợi ý cho chuyến đi hai ngày một đêm: xuất phát từ Hà Nội lúc 15h, di chuyển bằng xe tự lái, 18h30 đến nơi. Nam du khách cho biết đây là một chuyến đi mĩ mãn với anh, vì được hòa mình vào thiên nhiên. Anh cũng có những giây phút vui vẻ bên bạn bè, giữa bầu trời đêm đầy sao cũng như ngắm bình minh tuyệt đẹp.

Phương Anh - Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm

28 thg 6, 2022

Bốn suối thác hoang sơ gần Hà Nội

Ẩn mình trong rừng núi ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ... những dòng suối mát lạnh là điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách hè này.

Các điểm đến này đều cách Hà Nội chỉ khoảng 100 km, đi lại thuận tiện trong ngày hoặc hai ngày một đêm. Nếu không thể nghỉ ngơi ở những vùng biển xa, thì các điểm đến này thích hợp cho gia đình bạn hè này.

20 thg 4, 2022

Cận cảnh thạp đồng “hổ vồ” tuyệt đẹp của người Việt Cổ

Hình tượng hổ trên thạp đồng Vạn Thắng được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động. Con hồ rướn mình về phía trước, mõm ngoạm ngang lưng con mồi...

Xuất hiện trong trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, thạp đồng Vạn Thắng là cổ vật có giá trị đặc biệt của nền văn hóa Đông Sơn

19 thg 12, 2021

Thịt chua - Món ẩm thực hấp dẫn của người Mường

Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của đồng bào dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Để có món thịt chua ngon trước hết phải chọn được nguyên liệu thịt lợn sạch

4 thg 12, 2021

Mê mẩn những đồi chè xanh mướt ở Phú Thọ


Cây chè ở Tân Sơn (Phú Thọ) không chỉ mang lại kinh tế ổn định cho người dân, mấy năm nay những đồi chè tự nhiên ở đây còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch.

5 thg 8, 2021

Tận hưởng vẻ đẹp trong lành, bình yên tại đồi chè Thanh Sơn Phú Thọ

Ghé đồi chè Thanh Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình yên, mộc mạc đến hút hồn của miền đồi núi lừng danh đất Tổ.


Đồi chè ở các vùng khác thường nằm khá xa trục đường chính và được trồng ở nơi có địa hình cao nhưng đồi chè ở Thanh Sơn, Phú Thọ lại được trồng sát ngay đường lớn, có địa hình bằng phẳng. Nơi đây có tổng cộng 3 cơ sở chè quốc doanh với diện tích lên tới hơn 1.000 ha.

Những vườn chè ở Thanh Sơn trải rộng bao la, bát ngát trên một diện tích đồi thoai thoải. Bởi vậy nên nơi đây trở thành địa điểm thăm thú, khám phá lí tưởng của rất nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây.

1 thg 5, 2021

Cây táu cổ thụ hơn 2000 năm tuổi ở Phú Thọ

Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương.

Cây táu có tuổi thọ hơn 2100 năm trước cửa ngôi đền Thiên Cổ

Men theo con đường làng, chúng tôi tìm đến ngôi đền Thiên Cổ. Tương truyền, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây táu này đã hơn 2100 năm tuổi.

10 thg 2, 2021

Bánh chưng Hùng Lô

Xã Hùng Lô (Tp. Việt Trì- Phú Thọ) nổi tiếng với nghề gói bánh chưng gắn liền với truyền thuyết từ thủa các Hùng Vương gây dựng cơ đồ đất Việt.

Truyền thuyết kể rằng, vào dịp đầu xuân, vua Hùng (2879 – 258 TCN) cho mở hội và bảo các con rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các người con của vua Hùng đã đua nhau làm ra những món lạ từ những nguyên liệu là sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi. Hoàng tử Lang Liêu là con thứ 18 của Vua Hùng có bản tính hiền lành, chất phác, đêm nằm mơ có vị thần đến bảo: “Trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân… nếu lấy gạo nếp gói làm hình tròn để tượng trưng cho trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng trưng cho đất, ở trong làm nhân cho ngon, như thế thì lòng vua cha sẽ vui, tôn vị chắc được”.

Bánh chưng ở Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.

8 thg 11, 2019

Sương vờn mây trên đồi chè Long Cốc

Vào những ngày cuối thu đầu đông, đồi chè Long Cốc ở Tân Sơn ẩn hiện trong màn sương như chốn bồng lai tiên cảnh. 

Đồi chè Long Cốc nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. 

15 thg 10, 2019

Nón lá Sai Nga

Trong “cơn lốc” công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều làng xã của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vẫn giữ được nghề truyền thống, không những thế còn biến nó thành thế mạnh, Sai Nga là một trong những địa phương tiêu biểu. Tuy là một nghề thủ công “phụ” nhưng đem lại thu nhập “chính” cho các hộ dân nơi đây. 

Điều dễ nhận thấy nhất khi về Sai Nga là những khoảng sân trắng màu lá cọ, tre nứa đã chẻ sẵn, dùng để đan nón. Trước kia, khi kinh tế còn khó khăn, lá cọ được dùng để lợp nhà, nhưng ngày nay, cọ chỉ được dùng làm nguyên liệu khâu nón. Những chiếc nón lá nhờ đôi bàn tay khéo léo của người Sai Nga tạo nên được khách hàng khắp nơi ưa chuộng.

Những người già nhất ở Sai Nga cũng chẳng còn nhớ nghề làm nón xuất hiện tự bao giờ, lại càng không thể nhớ ai là người đưa nghề nón từ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đến với người Sai Nga. Cũng không có sách nào ghi chép về cụ tổ nghề, những người thợ chỉ truyền bằng miệng và nghề đã tồn tại cho đến bây giờ. Nhưng với người Sai Nga hôm nay nghề làm nón không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, mà còn gìn giữ một nét văn hoá của vùng đất Tổ.