Đại Nội Huế, kinh thành xưa của triều Nguyễn, không chỉ là một quần thể kiến trúc đồ sộ mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Một trong những nghi thức cung đình độc đáo được tái hiện tại đây là lễ đổi gác, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Lễ đổi gác là một nghi thức quân sự truyền thống của triều Nguyễn, được thực hiện hàng ngày để đảm bảo an ninh cho Hoàng cung. Nghi thức này thể hiện sự nghiêm trang, kỷ luật của quân đội triều đình, đồng thời mang ý nghĩa tâm linh, trừ tà, bảo vệ sự bình yên cho nhà vua và triều đình.
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng và tái hiện nghi thức đổi gác tại khu vực Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế. Lễ đổi gác được thực hiện bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, với trang phục, đạo cụ và nghi lễ được phục dựng theo đúng nguyên bản.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
1 thg 5, 2025
Có một xứ Huế bảng lảng giữa mùa sương
Cầu Trường Tiền hiện lên mờ ảo đầy thơ mộng trong màn sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Trong màn sương sớm bảng lảng như khói như mây, xứ Huế hiện lên bồng bềnh hư ảo như trong cõi mộng. Cung điện, đền đài, thành quách, lăng tẩm, sông núi, nước non, con người và cảnh vật xứ thần kinh được một màn sương mênh mang bàng bạc phong kín trông mơ màng đến lạ.
Có những lúc chiếc cầu như chìm hẳn trong màn sương dày. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Những nhịp cầu như chìm dần vào làn sương trắng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sương mai giăng kín cầu Trường Tiền. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Lối đi bộ trên cầu Trường Tiền như chìm trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nói đến thời tiết Huế người ta thường nghĩ ngay đến mưa, thứ “đặc sản” buồn tê tái, lê thê, dầm dề hàng tháng trời tưởng như chỉ riêng có của Cố đô giờ đã đi nhiều vào thơ, ca, nhạc, họa, rồi thậm chí có cả ý tưởng muốn biến nó thành một “Festival mưa Huế” cho người đời thưởng lãm và trải nghiệm…
Thế nhưng Huế còn có một thứ “đặc sản” thời tiết khác thú vị và nổi tiếng không kém, đó là sương mù. Một thứ sương mù tuyệt đẹp bảng lảng như khói như mây thường hiện lên một chút vào những buổi sáng sớm của những lúc giao mùa giữa mưa và nắng, áng chừng là vào khoảng độ cuối đông - đầu xuân, và cuối xuân - đầu hạ.
Một người đàn ông thong thả đạp xe trên con đường hoa xác pháo đang nở rộ trong kinh thành Huế bảng lảng sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Thường thì sương mù Huế xuất hiện tầm từ 4 đến 6 hoặc 7 giờ sáng thì tan, hôm nào muộn quá cũng chỉ đến khoảng 8 giờ là hết chứ hiếm khi kéo dài. Theo kinh nghiệm dân gian của người Huế thì hôm nào trời sương mù càng dày thì ngày hôm đó nắng càng to.
Còn theo lí giải xem ra có phần khoa học của một số người thì đó là hiện tượng tự nhiên của vùng đất ẩm thấp, lắm sông nhiều hồ như Huế. Vào giai đoạn chuyển mùa từ mưa sang nắng, vào buổi sáng khi nhiệt độ không khí tăng và độ ẩm lớn sẽ khiến cho hơi nước bốc lên tạo thành sương mù. Vì thế hôm nào buổi sáng trời càng nhiều sương thì cũng đồng nghĩa với khả năng ngày hôm ấy sẽ nắng càng to.
Thành quách, cung vàng điện ngọc ẩn hiện mờ ào kì thú trong màn sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Ngọ Môn
Cửa Chương Đức nằm cạnh đường Lê Huân, phía Tây Hoàng Thành Huế, mờ ảo trong màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Cả kinh thành Huế dường như vẫn ngủ say trong màn sương mai phong kín. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Dù giải thích theo cách nào thì sương mù ở Huế cũng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, nó khác với hiện tượng nồm ẩm ở ngoài Bắc và lại càng khác biệt hoàn toàn với hiện tượng mù vì ô nhiễm bầu không khí do khí thải ở một số nơi.
Sương mù Huế không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người, có chăng là đôi chút ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi đường vào lúc sáng sớm, nhưng cũng không đáng kể và cũng không khiến cho ai phải cảm thấy phật ý hay phiền lòng vì nó.
Phu Văn Lâu và Kì đài mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Một cổng thành mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Màu thời gian hiện dần lên qua màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sương mù Huế tuy có mùa nhưng không phải là ngày nào cũng có. Vì thế những hôm trời có sương mù luôn đem lại cảm giác thích thú cho những ai được chứng kiến cảnh này. Sáng sớm đi trong màn sương mênh mang mờ ảo hơi se lạnh có cảm giác vô cùng thú vị. Những hôm sương mù nhiều, người đạp xe thỉnh thoảng bắt gặp những hạt sương mỏng lung linh mát lạnh bám trắng trên bờ mi, vạt tóc trông rất lạ.
Du khách thích thú dạo chơi trên con đường mờ sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Đường Đoàn Thị Điểm nằm ở phía Đông Hoàng Thành Huế mở ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Người dân Huế dậy sớm đi dạo trong bầu không khí trong lành mát mẻ với màn sương giăng mờ ảo. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sương sớm phủ mờ trên vườn cây thành nội. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sương sớm giăng mờ trên đường Lê Duẩn đoạn trước bến Văn Lâu Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Cả thành phố như chìm trong màn sương phong kín. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Cái thú vị nhất của mùa sương xứ Huế là khiến cho cảnh vật nên thơ của kinh thành càng thêm ảo diệu như trong phim ảnh. Những lúc ấy phố xá, vườn cây, thành quách, đền đài, cung điện, dòng Hương… trở nên lúc ẩn lúc hiện trong màn sương giăng khắp chốn. Chính cái cảm giác “sương khói mờ nhân ảnh” ấy khiến cho Huế càng trở nên thơ, đẹp và bí ẩn đến lạ kì.
Một con thuyền lững lờ trôi trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Một thanh niên dậy sớm tập thể dục trong màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sương sớm phủ kín cả dòng Hương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sương sớm trên dòng Hương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Vì vậy, nếu có dịp đến Huế và có thêm chút cơ may, bạn hãy đừng bỏ qua việc dậy sớm dạo bước khắp chốn kinh thành để tận hưởng cái cảm giác thú vị hiếm có, đó là được ngắm nhìn cảnh lầu son gác tía, thành quách rêu phong, sông nước mơ màng ẩn tàng mơ hồ trong màn sương giăng đầy mê hoặc của xứ Huế mộng mơ, kiều diễm.
Bài, ảnh: Thanh Hòa
Báo ảnh Việt Nam -
30 thg 4, 2025
“Hội diều làng Bá Dương Nội” chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Chiều ngày 12-4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Làng Bá Dương Nội (còn có tên là Bá Giang), xưa có tên nôm là Kẻ Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, thị trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Thừa Thiên Huế, Vũng Tàu; đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010; 2014), Trung Quốc (2012); Cộng hòa Pháp (2012), Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.
Làng Bá Dương Nội (còn có tên là Bá Giang), xưa có tên nôm là Kẻ Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, thị trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều quốc tế tại Thừa Thiên Huế, Vũng Tàu; đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010; 2014), Trung Quốc (2012); Cộng hòa Pháp (2012), Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.
Người nghệ nhân duy nhất của dòng họ Lại làm giấy sắc phong
Ẩn sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Nhật Tảo (Hà Nội), ông Lại Phú Thạch là truyền nhân duy nhất của dòng họ Lại vẫn hàng ngày cần mẫn, tỉ mỉ trong chiếc bàn nhỏ sáng đèn để làm ra những tờ giấy sắc phong vang bóng một thời của tiền nhân họ Lại xưa để lại.
29 thg 4, 2025
Hội làng ở ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài
Hàng năm, vào ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch, người dân làng So (thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tưng bừng khai hội làng mình. Đây không chỉ là dịp để dân làng tưởng nhớ các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
28 thg 4, 2025
Núi Chứa Chan – Điểm đến hấp dẫn tại Đồng Nai
Núi Chứa Chan được biết đến là ngọn núi cao thứ hai khu vực Đông Nam Bộ với nhiều vách đá dựng đứng, hệ sinh thái đa dạng... Do nằm cách Sài Gòn không xa nên nơi đây vẫn thường được nhiều bạn trẻ yêu lịch và lựa chọn để khám phá.
Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ. Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.
Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển. Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ. Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.
Khau Phạ mùa nước đổ
Bình minh trên vùng đất Cao Phạ.
27 thg 4, 2025
Khám phá Dinh Độc Lập nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất
Ngày 30/4/1975, sự kiện chiếc xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở ra thời khắc thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, non sông thống nhất, và ngôi dinh thự này cũng đã trở thành chứng tích lịch sử quan trọng giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 50 năm kể từ sự kiện lịch sử trọng đại ấy, Dinh Độc Lập với tên gọi Hội trường Thống Nhất ngày nay vừa là nơi lưu giữ ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa là một địa chỉ tham quan, khám phá, du lịch của hầu hết du khách khi đến thăm thành phố mang tên Bác.
Thăm Phủ thờ Bà Chúa Muối
Thôn Quang Lang, thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, là một trong những làng nghề làm muối lâu đời ở miền Bắc còn tồn tại đến ngày nay. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với “biển vô cực”, những cánh đồng muối trải dài, các lễ hội dân gian đặc sắc mà còn có ngôi phủ thờ duy nhất tại Việt Nam thờ Bà Chúa Muối – Tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh.
26 thg 4, 2025
Tiên Sa Show - sản phẩm du lịch đêm đầy ấn tượng của Đà Nẵng
Khung cảnh lộng lẫy mô tả cảnh các nàng tiên cánh tím lạc bước xuống rừng Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Với mong muốn tạo nên một sản phẩm văn hóa, du lịch mới chất lượng cao để phục vụ công chúng và du khách khi đến với Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tài năng Nghệ thuật Việt Nam (S-Talent JSC Việt Nam) vừa cho ra mắt vở vũ nhạc kịch “Tiên Sa” có nội dung nói kể những câu chuyện cổ tích và huyền thoại về vùng đất Đà Nẵng xinh đẹp. Vở diễn hoành tráng do nhiều nghệ sĩ gạo cội hàng đầu của Việt Nam dàn dựng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý và để lại dư âm tốt đối với đông đảo người xem.
25 thg 4, 2025
Người Si La ở bản mới Seo Hai
Nằm trên đỉnh núi cao có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Bản Seo Hai thuộc xã Kan Hồ, Mường Tè, Lai Châu là nơi sinh sống của hơn 72 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu dân tộc Si La. Tuy là một trong số những bản tái định cư nhưng nhờ những chính sách phù hợp của chính quyền địa phương đã giúp người Si La tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển về mặt đời sống, kinh tế mà vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Hàng vạn người dự Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2023 đến nay, Lễ hội được UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.
Ngắm mây trên đỉnh Hầu Thào
Bản Hang Đá nằm ngay cạnh thung lũng mây Mường Hoa, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng
Sa Pa vốn nổi tiếng bởi có nhiều địa điểm du lịch đẹp với những dãy núi hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang trùng điệp và không khí trong lành của miền núi Tây Bắc. Trong số những điểm đến hấp dẫn đó thì xã Hầu Thào đang trở thành một địa điểm ngắm mây lý tưởng dành cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên.24 thg 4, 2025
Viếng thăm Đền tưởng niệm Bến Nọc – nơi tội ác và sự hy sinh khắc sâu trên những bức phù điêu
Thành phố Hồ Chí Minh với tháng 4 đầy áp các sự kiện, hoạt động văn hóa – xã hội – thể thao sôi động và ý nghĩa, nhằm hướng đến sự kiện trọng đại của đất nước – kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong những ngày tháng 4 đầy cảm xúc và ý nghĩa như vậy, cùng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, chúng tôi về thăm lại Đền tưởng niệm Bến Nọc (phường Tăng Nhơn Phú A, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM) – là nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của bao nhiêu thế hệ đã hy sinh tại mảnh đất này trong cuộc đấu tranh cách mạng, góp sức mang lại hòa bình đất nước.
22 thg 4, 2025
Đà Nẵng mùa hoa vàng và voọc chà vá chân nâu
Một chú voọc trưởng thành tuyệt đẹp ngồi trong bóng chiều. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Hằng năm, cứ vào độ từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch, rừng trên bán Sơn Trà ở Đà Nẵng lại rực vàng màu hoa lim xẹt, và đây cũng là thời kì cây rừng sinh trưởng tốt, cây cối ra nhiều lộc non nên thu hút các loài động vật ăn lá đi kiếm ăn, đặc biệt là voọc chà vá chân nâu, loài động vật tuyệt đẹp được ví là "nữ hoàng linh trưởng"...
21 thg 4, 2025
Độc đáo nghi thức rước nước trong Lễ hội làng Bát Tràng
Năm 2025, làng gốm Bát Tràng của Việt Nam chính thức là thành viên của Làng nghề thủ công sáng tạo Thế giới. Hòa chung niềm vui đó, Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm nay đã được lan tỏa và vươn xa ra ngoài không gian làng quê. Ấn tượng nhất của Lễ hội làng gốm Bát Tràng là nghi thức rước nước để tế tại đình làng cổ Bát Tràng nhằm tưởng nhớ công lao đức tổ nghề, tự hào về nghề gốm truyền thống cha ông truyền lại, gửi gắm ước vọng cầu cho quốc thái dân an, sự hòa bình, an vui cho quê hương, đất nước.
17 thg 3, 2025
Về chốn Mộc ở Sủng Là
Mộc ấn tượng với giới nhiếp ảnh khi đến Cao nguyên đá Đồng Văn bởi phong cách mộc mạc, gần gũi thiên nhiên và mang đậm bản sắc văn hóa bản địa.
Giữa sự hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo, giữa sự cổ kính của nhà Pao, giữa nhịp sống đầy mầu sắc của người Mông, và giữa cánh đồng bạt ngàn hoa cải vàng, Mộc nép mình khiêm tốn bên Con đường Hạnh Phúc đoạn chạy qua địa phận xã Sủng Là. Và có lẽ, chúng tôi không thể tìm ra Mộc là chốn nghỉ ngơi sau những ngày mê mải đi tìm những khuôn hình trên trên Cao nguyên đá nếu không có sự giới thiệu của Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Trần Cao Bảo Long.
Giữa sự hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo, giữa sự cổ kính của nhà Pao, giữa nhịp sống đầy mầu sắc của người Mông, và giữa cánh đồng bạt ngàn hoa cải vàng, Mộc nép mình khiêm tốn bên Con đường Hạnh Phúc đoạn chạy qua địa phận xã Sủng Là. Và có lẽ, chúng tôi không thể tìm ra Mộc là chốn nghỉ ngơi sau những ngày mê mải đi tìm những khuôn hình trên trên Cao nguyên đá nếu không có sự giới thiệu của Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Trần Cao Bảo Long.
16 thg 3, 2025
Cung An Định - kiệt tác kiến trúc Đông Dương
Tọa lạc bên bờ sông An Cựu (thành phố Huế), cung An Định không chỉ là chứng nhân lịch sử của một thời kỳ giao thoa văn hóa mà còn là nơi sinh sống của các thành viên Hoàng tộc triều Nguyễn trong giai đoạn cuối của vương triều. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất của triều Nguyễn, hội tụ giữa tinh hoa của phong cách kiến trúc Á - Âu kết hợp với những đường nét tinh tế của kiến trúc Đông Dương.
15 thg 3, 2025
50 năm – cảm xúc sông Hàn
Đà Nẵng, thành phố bên sông Hàn, thành phố du lịch, lễ hội, sự kiện mang tầm cỡ thế giới và là thành phố đáng sống nhất của Việt Nam. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Bánh đậu xanh Hội An
Bánh đậu xanh Hội An từ lâu đã là món quà quý giá mà bất cứ ai đã ghé đến Hội An đều chọn nó như một món quà nhỏ mang về để tặng người thân, bạn bè. Nó hấp dẫn không chỉ người lớn mà còn là món ăn vặt được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ giòn rụm như tan trong miệng của lớp vỏ, khi cắn đến nhân thì mềm mềm ngọt ngọt cực hấp dẫn, lớp vỏ giòn cùng nhân mềm mang đến một cảm giác vừa lạ vừa ngon khiến bạn chỉ muốn ăn hoài. Bánh đậu xanh đã có từ lâu đời, đến hôm nay tại Hội An vẫn còn nhiều gia đình giữ truyền thống làm bánh đậu xanh với nhiều bí quyết và công thức gia truyền đầy độc đáo và thú vị.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)