2 thg 5, 2025

Ngắm hoa ngô đồng nở bung sắc hồng trong Đại nội Huế

Ngô đồng là loại cây được mệnh danh là "vương giả chi hoa" gắn liền với đền đài, cung điện thời xưa.

Vào mỗi mùa cây ngô đồng nở hoa, Hoàng cung Huế lại thu hút khách đổ về tham quan, chiêm ngưỡng sắc hoa tím hồng rực rỡ một góc trời. Ảnh: Đình Hoàng

Dấu ấn lịch sử không thể quên trên mảnh đất Tân Châu

Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là địa bàn chiến lược trọng yếu, “chiếc giáp sắt” bảo vệ thủ đô Hà Nội, kho dự trữ chiến lược, “chiếc cầu nối” giữa miền Bắc với miền Nam. Những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bản anh hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh. Những đóng góp ấy được thể hiện sinh động trong những di tích, hiện vật, kỷ vật, trong những hồi ức, kỷ niệm của các nhân chứng lịch sử. Trong đó, Di tích Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ (xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa) nhắc nhớ một giai đoạn đấu tranh kiên cường, anh dũng của quân và dân Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung.

Hầm chỉ huy của Tỉnh đội Thanh Hóa thời kỳ 1965-1973.

Mênh mang... Cửa Đặt

Nắng hè đã bắt đầu nhuộm vàng rực rỡ, một vùng Cửa Đặt phong thủy hữu tình, hội sơn tụ thủy, lắng đọng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa như đang cất cao lời mời gọi bước chân du khách đến với miền Quế Ngọc Châu Thường mà vui, mà khám phá...

Một vùng non nước Cửa Đặt (Thường Xuân). Ảnh: H.T

Cửa Đặt là vùng cửa sông, nơi sông Đặt chảy từ vùng “5 xuân” ra hòa vào sông Chu. Nơi đây đã từng là một phố nhỏ với non nước hữu tình, có bến sông, cồn cát. Một thời gian dài từ khi thực dân Pháp tiến hành khai thác gỗ ở Thường Xuân (đầu thế kỷ XX) cho đến những năm 1980, Cửa Đặt là bến bãi tập kết gỗ, lâm sản từ vùng Trịnh Vạn xuôi sông Đặt ra, từ tổng Nhân Sơn xuôi sông Khao, sông Chu xuống.

Kỳ bí hang Dơi

Tính trong 3 tháng đầu năm 2025, xã Thành Sơn (Bá Thước) đón gần 9.000 khách du lịch. Trong đó, hang Dơi (thôn Kho Mường) đang là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là với khách nước ngoài.

Hang Dơi có nhiều khối nhũ đá khổng lồ hình thù độc đáo. Ảnh: Lê Minh Ty

Cách trung tâm huyện Bá Thước khoảng 30 km với nửa giờ đồng hồ di chuyển, thôn Kho Mường nằm sâu trong vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Luông. Thôn có 63 hộ dân với 326 khẩu. Nơi đây, gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, đặc biệt là thôn Kho Mường vẫn giữ nguyên nét đẹp thơ mộng vốn có với hệ thống hang động, suối đá kỳ thú... Thiên nhiên đã vô cùng “ưu ái” khi “ban phát” cho vùng đất nghèo này phong cảnh thật hữu tình.

1 thg 5, 2025

Lễ đổi gác ở Đại Nội Huế

Đại Nội Huế, kinh thành xưa của triều Nguyễn, không chỉ là một quần thể kiến trúc đồ sộ mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Một trong những nghi thức cung đình độc đáo được tái hiện tại đây là lễ đổi gác, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Lễ đổi gác là một nghi thức quân sự truyền thống của triều Nguyễn, được thực hiện hàng ngày để đảm bảo an ninh cho Hoàng cung. Nghi thức này thể hiện sự nghiêm trang, kỷ luật của quân đội triều đình, đồng thời mang ý nghĩa tâm linh, trừ tà, bảo vệ sự bình yên cho nhà vua và triều đình.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng và tái hiện nghi thức đổi gác tại khu vực Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế. Lễ đổi gác được thực hiện bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, với trang phục, đạo cụ và nghi lễ được phục dựng theo đúng nguyên bản.

Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ

8 năm làm quân sư cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Đào Duy Từ là một kiệt tướng, một học giả, chính trị gia, chiến lược gia, kiến trúc gia, kỹ thuật gia... đồng thời là người góp phần quan trọng định hình được nhà nước, địa lý, và bản sắc Đàng Trong.

Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ được thờ phụng hương khói trang nghiêm. Ảnh: Kiều Huyền

Linh thiêng Đền Khe Rồng

Đền Khe Rồng (hay còn gọi là đền Đức Ông) nằm ở khu phố Vĩnh Long 1, thị trấn Bến Sung (Như Thanh). Sở dĩ di tích có tên là Khe Rồng bởi đền nằm trên bờ sông có tên Khe Rồng chảy uốn lượn như con rồng.

Đền Khe Rồng.

Có một xứ Huế bảng lảng giữa mùa sương

Cầu Trường Tiền hiện lên mờ ảo đầy thơ mộng trong màn sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Trong màn sương sớm bảng lảng như khói như mây, xứ Huế hiện lên bồng bềnh hư ảo như trong cõi mộng. Cung điện, đền đài, thành quách, lăng tẩm, sông núi, nước non, con người và cảnh vật xứ thần kinh được một màn sương mênh mang bàng bạc phong kín trông mơ màng đến lạ.

Có những lúc chiếc cầu như chìm hẳn trong màn sương dày. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Những nhịp cầu như chìm dần vào làn sương trắng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương mai giăng kín cầu Trường Tiền. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Lối đi bộ trên cầu Trường Tiền như chìm trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nói đến thời tiết Huế người ta thường nghĩ ngay đến mưa, thứ “đặc sản” buồn tê tái, lê thê, dầm dề hàng tháng trời tưởng như chỉ riêng có của Cố đô giờ đã đi nhiều vào thơ, ca, nhạc, họa, rồi thậm chí có cả ý tưởng muốn biến nó thành một “Festival mưa Huế” cho người đời thưởng lãm và trải nghiệm…

Thế nhưng Huế còn có một thứ “đặc sản” thời tiết khác thú vị và nổi tiếng không kém, đó là sương mù. Một thứ sương mù tuyệt đẹp bảng lảng như khói như mây thường hiện lên một chút vào những buổi sáng sớm của những lúc giao mùa giữa mưa và nắng, áng chừng là vào khoảng độ cuối đông - đầu xuân, và cuối xuân - đầu hạ.

Một người đàn ông thong thả đạp xe trên con đường hoa xác pháo đang nở rộ trong kinh thành Huế bảng lảng sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Thường thì sương mù Huế xuất hiện tầm từ 4 đến 6 hoặc 7 giờ sáng thì tan, hôm nào muộn quá cũng chỉ đến khoảng 8 giờ là hết chứ hiếm khi kéo dài. Theo kinh nghiệm dân gian của người Huế thì hôm nào trời sương mù càng dày thì ngày hôm đó nắng càng to.

Còn theo lí giải xem ra có phần khoa học của một số người thì đó là hiện tượng tự nhiên của vùng đất ẩm thấp, lắm sông nhiều hồ như Huế. Vào giai đoạn chuyển mùa từ mưa sang nắng, vào buổi sáng khi nhiệt độ không khí tăng và độ ẩm lớn sẽ khiến cho hơi nước bốc lên tạo thành sương mù. Vì thế hôm nào buổi sáng trời càng nhiều sương thì cũng đồng nghĩa với khả năng ngày hôm ấy sẽ nắng càng to.

Thành quách, cung vàng điện ngọc ẩn hiện mờ ào kì thú trong màn sương mai. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngọ Môn

Cửa Chương Đức nằm cạnh đường Lê Huân, phía Tây Hoàng Thành Huế, mờ ảo trong màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cả kinh thành Huế dường như vẫn ngủ say trong màn sương mai phong kín. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Dù giải thích theo cách nào thì sương mù ở Huế cũng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, nó khác với hiện tượng nồm ẩm ở ngoài Bắc và lại càng khác biệt hoàn toàn với hiện tượng mù vì ô nhiễm bầu không khí do khí thải ở một số nơi.

Sương mù Huế không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người, có chăng là đôi chút ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đi đường vào lúc sáng sớm, nhưng cũng không đáng kể và cũng không khiến cho ai phải cảm thấy phật ý hay phiền lòng vì nó.

Phu Văn Lâu và Kì đài mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Một cổng thành mờ ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Màu thời gian hiện dần lên qua màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương mù Huế tuy có mùa nhưng không phải là ngày nào cũng có. Vì thế những hôm trời có sương mù luôn đem lại cảm giác thích thú cho những ai được chứng kiến cảnh này. Sáng sớm đi trong màn sương mênh mang mờ ảo hơi se lạnh có cảm giác vô cùng thú vị. Những hôm sương mù nhiều, người đạp xe thỉnh thoảng bắt gặp những hạt sương mỏng lung linh mát lạnh bám trắng trên bờ mi, vạt tóc trông rất lạ.

Du khách thích thú dạo chơi trên con đường mờ sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Đường Đoàn Thị Điểm nằm ở phía Đông Hoàng Thành Huế mở ảo trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Người dân Huế dậy sớm đi dạo trong bầu không khí trong lành mát mẻ với màn sương giăng mờ ảo. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm phủ mờ trên vườn cây thành nội. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm giăng mờ trên đường Lê Duẩn đoạn trước bến Văn Lâu Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
 
Cả thành phố như chìm trong màn sương phong kín. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Cái thú vị nhất của mùa sương xứ Huế là khiến cho cảnh vật nên thơ của kinh thành càng thêm ảo diệu như trong phim ảnh. Những lúc ấy phố xá, vườn cây, thành quách, đền đài, cung điện, dòng Hương… trở nên lúc ẩn lúc hiện trong màn sương giăng khắp chốn. Chính cái cảm giác “sương khói mờ nhân ảnh” ấy khiến cho Huế càng trở nên thơ, đẹp và bí ẩn đến lạ kì.

Một con thuyền lững lờ trôi trong sương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam 

Một thanh niên dậy sớm tập thể dục trong màn sương sớm. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm phủ kín cả dòng Hương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Sương sớm trên dòng Hương. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Vì vậy, nếu có dịp đến Huế và có thêm chút cơ may, bạn hãy đừng bỏ qua việc dậy sớm dạo bước khắp chốn kinh thành để tận hưởng cái cảm giác thú vị hiếm có, đó là được ngắm nhìn cảnh lầu son gác tía, thành quách rêu phong, sông nước mơ màng ẩn tàng mơ hồ trong màn sương giăng đầy mê hoặc của xứ Huế mộng mơ, kiều diễm.

Bài, ảnh: Thanh Hòa
Báo ảnh Việt Nam -