Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 8, 2024

Chùa Tân Thanh

Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.


Trên khắp dải đất Việt Nam từ biên cương đến nơi hải đảo, ở đâu cũng có những ngôi chùa với nét kiến trúc thuần Việt, thể hiện nền văn hóa đất nước và khát vọng hướng thiện, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chùa Tân Thanh được hình thành cũng từ chính nguồn mạch ấy.

Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.

Tọa hướng Đông Bắc – Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng… Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta.

Chị Nguyễn Hạnh Trang (du khách người Hà Nội) chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận khi đến ngôi chùa này là không khí trong lành. Thú vị hơn cả là nó nằm ngay chợ Tân Thanh, ở ngay sát biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi và gia đình khi đến đây đã được trải nghiệm rất nhiều, kết hợp mua sắm, tham quan, vãn cảnh chùa và được biết thêm rất nhiều điều thú vị”.

Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ… Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.

Bước vào chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải – nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong chùa có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách – Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.

Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.

Đứng trên hiên chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.

Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.

“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.

Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh…

Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”.

15 thg 8, 2024

Khám phá du lịch sinh thái cộng đồng xã Vũ Lăng – huyện Bắc Sơn

Vũ Lăng là xã vùng cao nằm ở phía Tây Nam huyện Bắc Sơn, cách thung lũng Bắc Sơn 20 km, với tổng diện tích tự nhiên là 4.160,29 ha. Xã Vũ Lăng được công nhận là xã An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn có bề dày truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời cùng với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo, phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc. Nằm trên mảnh đất có vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn – Ngân Sơn chạy qua nên trên địa bàn xã có rất nhiều hang động trong lòng núi, xen kẽ giữa các núi đá vôi đó là các vùng núi đất và các thung lũng bằng phẳng gọi là lân, lũng… Sinh sống trong xã chủ yếu là dân tộc Tày với phong tục tập quán, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cùng danh lam thắng cảnh đẹp và thơ mộng trải dài trên trên khắp các thôn bản.

Với mục tiêu, định hướng đưa nơi đây trở thành một điểm đến du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn, đầu năm 2018, xã Vũ Lăng đã có những bước khởi đầu để phát triển loại hình du lịch này thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, nhà sàn truyền thống và hoạt động sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dựa trên những điều kiện về mặt tự nhiên, Vũ Lăng là địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành khu du lịch sinh thái cộng đồng.

Hồ Vũ Lăng

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/2/1961 tức ngày mùng 7 tháng giêng năm Tân Sửu, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định vinh dự được đón bác Hồ về thăm tại Trạm khí tượng Thủy văn thuộc khu 5, thị trấn Thất Khê. Tại đây Bác đã ân cần hỏi thăm đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Tràng Định , đặc biệt là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của huyện. Đồng thời Bác cũng nghiêm khắc chỉ rõ những yếu kém cần khắc phục, nhắc nhở huyện cần chú trọng chăm lo đời sống nhân dân, phát triển kinh tế của huyện, tích cực đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ chung của dân tộc.Trải qua thời gian, để trân trọng và lưu giữ các giá trị lịch sử về Bác, năm 2019, huyện Tràng Định đã đầu tư xây dựng công trình Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở thành điểm nhấn, thu hút du khách thập phương trong và ngoài huyện đến dâng lễ, thăm quan, học tập.

14 thg 8, 2024

Trải nghiệm Hiking trên núi Phia Pò

Đỉnh núi Cha (Phjia Pò) thuộc địa phận xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn có độ cao 1541 m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất trong quần thể hơn 80 ngọn núi Mẫu Sơn với sương mù bao phủ quanh năm được ví như “Nóc nhà của Xứ Lạng”. Nơi giáp ranh giữa hai huyện biên giới Lộc Bình và Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn. 

Để đi đến đây, du khách có thể theo tuyến quốc lộ 1A đến thành phố Lạng Sơn rồi theo quốc lộ 4B về thị trấn huyện Lộc Bình, đi tiếp khoảng 6 km có con đường liên thôn dẫn vào chân núi thuộc địa phận thôn Nà Mò, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Du khách sẽ phải leo núi trong khoảng gần 5 giờ đồng hồ với quãng đường dốc đứng liên tục kéo dài hơn 5 km và tương đương cho chiều xuống núi. Bạn sẽ cần đến hơn 12 giờ cho hành trình lên xuống núi thành công. Đó là một thách thức lớn đối với những người không có sức khỏe tốt. Bù lại khí hậu trong lành và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây sẽ giúp bạn quên hết mệt mỏi để quyết tâm chinh phục thành công ngọn núi này. Cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, hệ thảm thực vật phong phú, hoang sơ, những cánh rừng nguyên sinh…Núi Cha có đặc trưng là những triền cỏ rộng lớn xanh ngát về mùa hè. Mùa đông đến, các thảm cỏ chuyển dần sang màu vàng, nổi bật giữa nên trời xanh. Núi Cha được coi là một trong số những ngọn núi đa dạng nhất trong các ngọn núi phía ở phía Bắc nước ta. Trong những năm gần đây, Phja Pò có sức cuốn hút mạnh mẽ tới du khách trong và ngoài nước nhất là những du khách đam mê leo núi và nhiếp ảnh khi đến với Xứ Lạng.

Sống khủng long đường lên núi Cha

13 thg 8, 2024

Thác Đăng Mò – Bức tranh thơ mộng giữa núi rừng Xứ Lạng

Thác Đăng Mò là kiệt tác thiên nhiên Xứ Lạng, mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình. Ngọn thác quanh năm đổ giữa núi rừng này chính là món quà quý giá mà tạo hóa dành riêng cho vùng rẻo cao Đông Bắc xa xôi. 


Thác Đăng Mò còn được gọi với cái tên khác là thác Mũi Bò là nơi tiếp giáp của 3 xã vùng cao Mông Ân, xã Thiện Thuật và xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Theo người dân địa phương ở đây cho biết, cái tên thác Đăng Mò được bắt nguồn từ đồng bào dân tộc Tày do phía thượng nguồn có dòng thác có 2 dòng suối là những mạch nước ngầm của dãy núi đá Bắc Sơn, chảy cùng một hướng rồi nhập lại thành ngọn thác này trông như một cái mũi bò. Nước đổ xuống tạo thành ba tầng thác vô cùng thơ mộng giữa núi rừng hoang sơ.

Lên đỉnh Nà Lay Lạng Sơn, ‘tắm mình trong sương sớm’, ngắm thung lũng Bắc Sơn đẹp như tranh

Miền Bắc nước ta rất nhiều đỉnh núi cao đến 2000 – 3000 mét để du khách có thể trekking, săn mây và ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của đất nước. Ngoài Phan Xi Păng, Chiêu Lầu Thi, Kỳ Quan San,… còn có một ngọn núi khác tọa lạc trên mảnh đất Lạng Sơn. Đó chính là đỉnh Nà Lay thuộc địa phận thị trấn Bắc Sơn.

Từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến đỉnh Nà Lay Lạng Sơn khoảng 150 km, bạn có thể chọn đi bằng xe máy hoặc xe khách tùy vào lịch trình du lịch. Nếu đi xe máy, bạn có thể đi theo hướng cầu Nhật Tân đến Quốc lộ 18B, ra cao tốc Hà Nội rồi tiếp tục đi về hướng Bắc Sơn.

Vì quãng đường tương đối xa nên tốt nhất, bạn hãy sắp xếp lịch trình du lịch Lạng Sơn khoảng 2 ngày 1 đêm để có thể khám phá thêm nhiều điểm đến ở đây. Ngoài ra, thời gian 2 ngày cũng giúp bạn không bị cập rập thời gian khi trekking, leo núi và thưởng thức cảnh đẹp trên đỉnh Nà Lay.

12 thg 8, 2024

Di tích Khuổi Nọi

Điểm di tích Khuổi Nọi, thuộc thôn Vũ Lâm, xã Vũ Lễ, cách trung tâm huyện Bắc Sơn khoảng 33 km về phía Bắc.

Cùng với phong trào yêu nước của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyên Ái Quốc và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 27/9/1940, quân và dân Bắc Sơn đã đứng lên đập tan bộ máy cai trị của thực dân Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn – cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng lãnh đạo đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Tuy nhiên do kế hoạch khởi nghĩa chưa đề cập đến thành lập chính quyền mới, vấn đề giữ chính quyền chưa được bàn tới. Chính vì vậy, chúng ta nhanh chóng bị địch quay lại đàn áp và phong trào cách mạng của chúng ta phải nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật.

Vườn quýt Hang Hú

Vườn quýt Hang Hú là một điểm đến nổi tiếng ở thôn Hồng Phong 1, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Tọa độ này cách trung tâm thị trấn Bắc Sơn khoảng 21 km.

Nơi đây là một tổ hợp du lịch sinh thái thiên nhiên được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch sinh thái vào 2018, thu hút du khách xa gần đến thăm vì cảnh đẹp nên thơ, kết hợp cùng vườn quýt lâu năm.

Di tích đèo Tam Canh

Nằm trên trục đường quốc lộ 1B (nối giữa huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn), thuộc địa phận xã Long Đống, chiều dài gần 4 km, độ cao trung bình 450 – 480m, bao quanh là các dãy núi đá vôi có độ cao trung bình 550 – 650 m so với mặt nước biển và cây xanh bao phủ. Hiện nay, tại đỉnh đèo Tam Canh đã được lựa chọn làm địa điểm xây dựng biểu tượng Khởi nghĩa Bắc Sơn và 01 nhà bia ghi dấu sự kiện với tổng diện tích khuôn viên khoảng 120 m².

Hiện nay, các di vật, tài liệu hiện vật liên quan đến khu di tích đang được lưu giữ, bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Bắc Sơn và Nhà trưng bày truyền thống trường Vũ Lăng, với tổng số 138 hiện vật, gồm: 127 hiện vật gốc, 11 hiện vật phục chế.

Di tích đèo Tam Canh

11 thg 8, 2024

Cột cờ Phai Vệ – Điểm check-in ấn tượng ngay giữa trung tâm Lạng Sơn

Cột cờ Phai Vệ là di tích lịch sử vô cùng có ý nghĩa với tỉnh Lạng Sơn. Có thể nói đây là một biểu tượng hào hùng của thành phố Lạng Sơn, thể hiện tinh thần mạnh mẽ không ngừng vươn lên của người dân nơi đây. Đây cũng là điểm check-in quen thuộc và vô cùng nổi tiếng của các bạn trẻ khi du lịch Lạng Sơn.

Linh địa cổ Mẫu Sơn

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện ra Khu Linh địa cổ Mẫu Sơn (Lạng Sơn) – trung tâm của các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người ở đây. Việc phát hiện này đã đem đến cho Mẫu Sơn một giá trị mới, đó chính là giá trị lịch sử, tâm linh bên cạnh giá trị danh thắng của Mẫu Sơn.


Khu linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở độ cao 1.190m so với mặt nước biển, phân bố trên sườn núi dốc trên dãy Mẫu Sơn, thuộc địa phận thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn. Đền được xây dựng để thờ vị thần trấn núi Mẫu Sơn có tên gọi là “Đức Tôn Thần Công Tịnh Quang Mậu, Hùng Trấn Đại Vương, Thượng Đẳng Phúc Thần”.

Phố đi bộ Kỳ Lừa – điểm đến hấp dẫn du khách vào dịp cuối tuần ở Lạng Sơn

Tạm quên những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng tại xứ Lạng để hòa mình cùng không khí sôi động của phố đi bộ Kỳ Lừa. Đây là điểm đến thu hút người dân địa phương và du khách với nhiều hoạt động vui chơi và khám phá ẩm thực đặc sắc tại Lạng Sơn.

Thời gian, địa điểm tổ chức phố đi bộ Kỳ Lừa

Phố đi bộ Kỳ Lừa chính thức đi vào hoạt động vào ngày 16/10/2020 tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Không gian của phố đi bộ được tổ chức trên các tuyến đường: Bắc Sơn, Lê Lai, Trần Quốc Toản, Lương Văn Tri và khu vực quanh chợ Kỳ Lừa. Tổng tuyến phố đi bộ dài 1.300m. Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng phố đi bộ ở Lạng Sơn này trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều du khách.

Phố đi bộ được tổ chức vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần. Thời gian từ 18h – 24h. Tham gia phố đi bộ Lạng Sơn bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, mua sắm và khám phá khu ẩm thực.

Phố đi bộ Kỳ Lừa điểm đến thu hút du khách ở Lạng Sơn

16 thg 1, 2023

Đền Cửa Tây

Đền Cửa Tây nằm ở phía tây Thành cổ Lạng Sơn, nay là đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 1A cũ Lạng Sơn – Hà Nội), phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.


Đền có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, thờ Trần Hưng Đạo và các vị Thánh Mẫu. Kiến trúc của đền gồm 2 tòa nhà: Tòa thứ nhất là điện thờ Mẫu, toà thứ 2 kiến trúc theo kiểu chữ Đinh thờ Đức Thánh Trần và các gia tướng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu cùng các Hoàng Tử và Công chúa. Đây là một trong những đền thờ vọng Đức Thánh Trần ở Lạng Sơn.

Đền Cửa Nam

Đền Cửa Nam nằm ở phía nam Thành cổ Lạng Sơn, nay thuộc phố Cửa Nam, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, cách cổng thành phía nam khoảng 100 m.

Đền Cửa Nam được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, có kiến trúc kiểu chữ Đinh chuôi vồ, cửa chính của Đền quay về hướng bắc. Đền thờ Mẫu (hệ tứ phủ) và thờ vọng Đức Thánh Trần (Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn).


Đền Cửa Nam là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương.

Đền Cửa Bắc

Đền Cửa Bắc nằm ở phía bắc Thành cổ Lạng Sơn, nay nằm ở ngã tư đường Trần Hưng Đạo và Trần Nhật Duật thuộc phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

Đền Cửa Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII. Đền thờ Đức Thánh Trần (Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) và thờ Mẫu (Mẫu Liễu), Phật (Thiên Thủ Thiên Nhãn).

Kiến trúc của Đền hình chữ Nhị, gian Đại Bái (Chính Điện) ở bên ngoài, gian Hậu Cung ở phía trong. Theo tư liệu “Xã chí Lạng Sơn”: Trước đây, Đền có nhiều hiện vật quý gồm: 1 tấm bia đá ghi công đức thời Khải Định (1924), 06 tượng thánh bằng gỗ sơn son thếp vàng, 2 nhang án, lỗ bộ, 1 bát nhang cổ bằng sứ, 1 bát nhang đỏ. Hiện nay, tại Đền vẫn còn lưu giữ tấm bia ghi công đức (năm 1924) và có thêm các tượng, đồ thờ tự, ngai (thờ bóng), điện thờ…


Đền Cửa Bắc là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Đền Mẫu Đồng Đăng

Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở khu Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 15 km.


Đền Mẫu Đồng Đăng trước đây nằm trong một mái đá sát chân núi (cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía đông bắc), hiện tại ở vị trí này còn có một bia ma nhai, kích thước: 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiêm mực đá được chạm khắc vào tháng sáu năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809). Sau này, thấy nơi đây chật hẹp không mấy thuận tiện cho việc thờ cúng, nhân dân địa phương đã di chuyển nơi thờ tự đến vị trí hiện nay. Đây là nơi thờ tự tín ngưỡng thánh Mẫu và Phật theo kiểu “Tiền Thánh – Hậu Phật”.

Chùa Bắc Nga

Chùa Bắc Nga thuộc thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, nằm trên trục đường 4B (Lạng Sơn – Lộc Bình) và bên dòng sông Kỳ Cùng (đoạn xã Gia Cát), cách thành phố Lạng Sơn 12 km về hướng đông nam.


Qua tích chuyện lưu truyền trong dân gian, rằng nơi đây cảnh đẹp, thường có bầy tiên nữ bay về hái hoa, bắt bướm và tắm ở khúc sông Kỳ Cùng này. Sau đó, nhân dân trong vùng đã góp công, góp của xây dựng Miếu thờ Tiên tại đây với mong muốn các tiên nữ phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an hạnh phúc và lấy ngày 15 tháng Giêng hàng năm để làm Lễ hội Chùa, mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân làng được bình an, hạnh phúc. Sau này cũng có nhiều tiền nhân, công thần văn sĩ ngưỡng mộ cảnh đẹp đã phát tâm, bỏ tiền trùng tu, tôn tạo miếu thờ Tiên, sau thành chùa thờ Tiên, rồi thờ Phật, gọi là Chùa Bắc Nga (Tiên Nga Tự).

Chùa Tà Lài

Chùa Tà Lài (chùa Thanh Hương) nằm ở lưng chừng núi Phia Chàu thuộc thôn Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, cách thành phố Lạng Sơn 20 km.


Chùa Tà Lài do một nữ đô đốc thuộc dòng họ Nguyễn Đình hưng công xây dựng từ thế kỷ XVIII (thờ Phật) khi bà theo quận công Nguyễn Đình Lộc lên trấn ải Lạng Sơn. Chùa gồm có cung Tiền Đường (ở ngoài), cung Tam Bảo ở trong hang núi (Chùa Hang). Trải qua một thời gian dài tồn tại, Chùa bị hư hỏng và xuống cấp. Từ đó đến nay, Chùa đã được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất vào năm 2006 Chùa được tu bổ, tôn tạo với quy mô lớn, hệ thống cung thờ và tượng thờ được bổ sung phong phú hơn (cung Mẫu, cung Sơn Trang, các tượng Mẫu…) thể hiện sự phối thờ: “Tiền Thánh – Hậu Phật” tại chùa Tà Lài.

3 thg 12, 2019

Núi Nàng Tô Thị – Thành Nhà Mạc

Núi nàng Tô Thị và thành nhà Mạc nằm phía trước cửa động Tam Thanh là một quần thể di tích nằm trong khu di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh đã được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962.


Tượng đá nàng Tô Thị ở Lạng Sơn đã đi vào truyền thuyết, ca dao của dân tộc ta với câu ca dao nổi tiếng: 

 “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa 
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…”

Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn – Bắc Sơn


Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 80 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 1B. Địa hình nhiều hang động trong lòng núi, xen kẽ giữa các núi đá vôi là các vùng núi đất và các thung lũng bằng phẳng tạo nên phong cảnh kỳ vĩ và hoang sơ, vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Đến với Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn là đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Tày với rất nhiều nhà sàn được xây dựng dựa theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống, được làm bằng gỗ, không gian rộng rãi thoáng mát, hài hòa với cảnh quan tự nhiên của núi rừng, đồng ruộng… Tham quan tại Quỳnh Sơn, du khách còn được tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày qua các làn điệu hát Then, đàn Tính; thưởng thức đặc sản ẩm thực hấp dẫn…