Nằm cách Hà Nội khoảng 100 km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang thời gian gần đây. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên trong lành, bầu không khí dễ chịu, được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TTXT Du lịch Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
30 thg 3, 2025
Khám phá "Đà Lạt thu nhỏ" ở Bắc Giang chỉ cách Hà Nội 100 km
Với cảnh đẹp hoang sơ, không khí dễ chịu, khu vực thảo nguyên với hồ trong rừng ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới trekking, săn mây, tận hưởng không gian xanh mát như "Đà Lạt thu nhỏ".
Nằm cách Hà Nội khoảng 100 km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang thời gian gần đây. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên trong lành, bầu không khí dễ chịu, được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.
Nằm cách Hà Nội khoảng 100 km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang thời gian gần đây. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên trong lành, bầu không khí dễ chịu, được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang được công nhận là điểm du lịch
Ngày 24 /10/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã ra Quyết định công nhận Điểm du lịch Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Nơi đây không chỉ có vị trí giao thông thuận lợi, cảnh quan thoáng, đẹp, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang còn là nơi lưu giữ và trưng bày một kho tàng di sản văn hóa lịch sử, vùng đất, con người xứ Bắc xưa và Bắc Giang ngày nay.
29 thg 3, 2025
Mùa na Huyền Sơn, Lục Nam
Nằm trên trục đường của hành trình điểm đến Tây Yên Tử, Huyền Sơn - xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam huyện Lục Nam, cách thành phố Bắc Giang hơn 20 km, cách Hà Nội 80 km. Giao thông thuận tiện, Huyền Sơn thu hút đông dảo du khách mùa na chín.
Dân số xã gần 6000 người, xã Huyền Sơn gồm 15 thôn, trong đó 13 thôn ở ven chân núi, 02 thôn ở ven sông Lục Nam. Xã có 2.061 ha đất tự nhiên, thế mạnh là phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt cây na dai được phát triển mạnh trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Na Huyền Sơn quả to, vỏ mỏng, sáng mầu, cùi thơm và ít hạt. Mùa na chín kéo dài từ trung tuần từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch.
Dân số xã gần 6000 người, xã Huyền Sơn gồm 15 thôn, trong đó 13 thôn ở ven chân núi, 02 thôn ở ven sông Lục Nam. Xã có 2.061 ha đất tự nhiên, thế mạnh là phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt cây na dai được phát triển mạnh trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Na Huyền Sơn quả to, vỏ mỏng, sáng mầu, cùi thơm và ít hạt. Mùa na chín kéo dài từ trung tuần từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch.
28 thg 3, 2025
Măng lục trúc một đặc sản hấp dẫn của vùng đất Tân Yên, Bắc Giang
Tân Yên là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa gắn với hình ảnh những mái đình, mái chùa cổ kính, cây đa, bến nước, ao làng, những dặng tre xanh ngát, những lễ hội dân gian đặc sắc, những phong tục đẹp tập quán tốt đẹp... Đồng thời, nơi đây còn ghi nhiều dấu ấn đậm nét về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Ngoài những giá trị văn hoá thì Tân Yên còn nổi tiếng với những đặc sản như: Sâm nam núi dành, nem nướng liên chung, Đặc biệt thời gian gần đây Tân Yên nổi lên có Măng Lục Trúc đã nổi tiếng gần xa.
Măng Lục Trúc chủ yếu được trồng tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Xuất phát từ đia lý vùng đất bằng sự cần cù sang tạo bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tận dụng nhiều bờ bãi, đồng ruộng khó canh tác, mạnh dạn đẩy mạnh mô hình trồng tre lấy măng lục trúc. Măng Lục trúc Tân Yên là loại cây có quá trình trồng và chăm sóc cũng rất đặc biệt. Cây măng này chỉ ưa phân chuồng hoai mục và một lượng rất nhỏ phân NPK, đặc biệt không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, do bản thân cây trồng không có bệnh nên không có nhu cầu dùng thuốc bảo vệ thực vật, hơn nữa cây măng này rất “dị ứng” với các loại thuốc bảo vệ thực vật, kể cả thuốc sinh học. Củ măng sau thu hoạch cũng chỉ cần bảo quản lạnh chứ không dùng bất kỳ loại hoá chất bảo quản thực phẩm nào. Do vậy sản phẩm thu hoạch hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Măng Lục Trúc chủ yếu được trồng tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Xuất phát từ đia lý vùng đất bằng sự cần cù sang tạo bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tận dụng nhiều bờ bãi, đồng ruộng khó canh tác, mạnh dạn đẩy mạnh mô hình trồng tre lấy măng lục trúc. Măng Lục trúc Tân Yên là loại cây có quá trình trồng và chăm sóc cũng rất đặc biệt. Cây măng này chỉ ưa phân chuồng hoai mục và một lượng rất nhỏ phân NPK, đặc biệt không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, do bản thân cây trồng không có bệnh nên không có nhu cầu dùng thuốc bảo vệ thực vật, hơn nữa cây măng này rất “dị ứng” với các loại thuốc bảo vệ thực vật, kể cả thuốc sinh học. Củ măng sau thu hoạch cũng chỉ cần bảo quản lạnh chứ không dùng bất kỳ loại hoá chất bảo quản thực phẩm nào. Do vậy sản phẩm thu hoạch hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thảo nguyên Đồng Cao, mùa cỏ mượt như nhung
Cách Hà Nội 150 km, có thảo nguyên momo xanh mượt, những lời hứa đá cổ kỳ thú và “biển” mây bồng bềnh mỗi tinh mơ hay chiều tà. Đó là Đồng Cao, xã Phúc Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Từng là bãi chăn thả gia súc của đồng bào Dao bản địa, vẻ đẹp Đồng Cao giờ đây được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các hội nhóm cắm trại, trekking khắp mọi miền tìm đến. Thời gian lý tưởng để tổ chức trải nghiệm du lịch trải nghiệm ở đây là khoảng tháng 8 đến tháng 11, lúc tiết thu mát mẻ. Một chuyến đi trong ngày là đủ cảnh, chụp ảnh, chinh phục những cung đường mục. Nếu cắm trại qua đêm, du khách sẽ có cơ hội hoàng ngưỡng bầu trời đầy sao hoang, bắt được cả khoảnh khắc khắc bình minh và hoàng hôn, tận hưởng sự yên bình của thiên nhiên hoang dã.
27 thg 3, 2025
Mùa hạt dẻ Tứ Sơn – Lục Nam
Cuối thu, nếu có dịp lên vùng cao Tứ Sơn (huyện Lục Nam), bạn sẽ có trải nghiệm thú vị, cùng người dân nơi đây thu hoach hạt dẻ, đặc sản từ những cánh rừng bạt ngàn.
Khu vực Tứ Sơn bao gồm 4 xã Vô Tranh, Trường Sơn, Bình Sơn, Lục Sơn, là một trong những xã vùng cao của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Cây dẻ vùng đất Tứ Sơn, thuộc loại cây thân gỗ, có những cây to, một vòng tay người ôm không hết. Cây dẻ ra hoa vào mùa đông năm trước. Những chùm hoa li ti màu trắng bao trùm khắp các cánh rừng và rồi từ những bông hoa đó qua nhiều tháng trở thành quả.
Khu vực Tứ Sơn bao gồm 4 xã Vô Tranh, Trường Sơn, Bình Sơn, Lục Sơn, là một trong những xã vùng cao của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Cây dẻ vùng đất Tứ Sơn, thuộc loại cây thân gỗ, có những cây to, một vòng tay người ôm không hết. Cây dẻ ra hoa vào mùa đông năm trước. Những chùm hoa li ti màu trắng bao trùm khắp các cánh rừng và rồi từ những bông hoa đó qua nhiều tháng trở thành quả.
26 thg 3, 2025
Rực rỡ sắc áo người Dao Lô Gang, tỉnh Bắc Giang
Cùng với các dân tộc anh em khác, người Dao tỉnh Bắc Giang gồm 3 nhóm chính: Dao Lô Gang, Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y tập trung ở các huyện vùng cao Yên Thế, Lục Ngạn và Sơn Động. Ấn tượng đầu tiên khi tìm hiểu về bản sắc văn hoá dân tộc Dao nơi đây cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt với các dân tộc khác trong tỉnh chính là bộ trang phục truyền thống với màu sắc sặc sỡ và độc đáo của đồng bào. Để phân biệt các nhóm Dao người ta chủ yếu dựa trên sự khác nhau trong bộ trang phục của người phụ nữ. Đối với nhóm Dao Lô Gang, màu sắc sặc sỡ và kỹ năng thêu thùa khéo léo, tỷ mỷ tạo nên sự khác biệt trong trang phục, thể hiện giá trị thẩm mỹ cao và thế giới quan sâu sắc của đồng bào.
25 thg 3, 2025
Bánh chưng Vân - Đặc sản Hiệp Hòa
Thương hiệu bánh chưng Vân là đặc sản truyền thống của quê hương Hiệp Hòa là sản phẩm không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về. Sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao của tỉnh Bắc Giang.Bánh chưng Vân ngoài hương vị dẻo, thơm khác với bánh chưng các vùng khác.
Bánh chưng nơi đây được gói bởi nguyên liệu được lựa chọn kỹ bằng lá chít. Lá chít là một loại gần giống như cây lau, cây sậy, còn có tên gọi khác là cây đót. Đôi khi nhiều người nhầm loại loại tre măng bát độ trồng để lấy măng vì hình dáng của lá rất giống. Lá chít cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Quy trình làm bánh khá cầu kỳ.. Bánh chưng Vân có màu trắng vì gói bằng lá chít, bánh mềm dẻo, thơm mùi gạo nếp và đỗ xanh, hạt gạo còn nguyên hình... Khi ăn bánh thơm ngon, bùi ngậy. Lá gói bánh là loại lá chít do nhân dân tự trồng. Sau khi cắt bỏ phần ngọn và cuống, lá được rửa sạch bằng nước rồi đem luộc đến khi nước chớm sôi thì vớt ra để lá mềm và giữ nguyên mùi vị.
Bánh chưng nơi đây được gói bởi nguyên liệu được lựa chọn kỹ bằng lá chít. Lá chít là một loại gần giống như cây lau, cây sậy, còn có tên gọi khác là cây đót. Đôi khi nhiều người nhầm loại loại tre măng bát độ trồng để lấy măng vì hình dáng của lá rất giống. Lá chít cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, dài 30-60cm, rộng 5-10cm. Quy trình làm bánh khá cầu kỳ.. Bánh chưng Vân có màu trắng vì gói bằng lá chít, bánh mềm dẻo, thơm mùi gạo nếp và đỗ xanh, hạt gạo còn nguyên hình... Khi ăn bánh thơm ngon, bùi ngậy. Lá gói bánh là loại lá chít do nhân dân tự trồng. Sau khi cắt bỏ phần ngọn và cuống, lá được rửa sạch bằng nước rồi đem luộc đến khi nước chớm sôi thì vớt ra để lá mềm và giữ nguyên mùi vị.
24 thg 3, 2025
Đặc sản Cua Da Yên Dũng, Bắc Giang- Món ngon không thể bỏ qua
Chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng mỗi năm, cua da được xem như đặc sản “nhất định phải thử” ở Bắc Giang. Cua da là một trong những món ngon nổi tiếng, chỉ xuất hiện vào dịp cuối thu, đầu đông ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi loài cua này có một lớp lông trên chân, càng và yếm, giống như một lớp da bảo vệ chúng ngoài tự nhiên, lớp này đã tạo nên tên gọi cua da và cũng có có nhiều người gọi là cua gia hay cua ra. Loài cua này chỉ xuất hiện vào hai tháng cuối năm, khi trời trở rét. Cua thường sống ở những ghềnh đá dưới đáy sông, muốn bắt được phải đánh lưới dầm vào ban đêm, dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Thời gian xuất hiện cua da ngắn ngủi cộng thêm việc đánh bắt khó, số lượng không nhiều nên càng làm cho món ăn này trở nên đắt giá.
Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi loài cua này có một lớp lông trên chân, càng và yếm, giống như một lớp da bảo vệ chúng ngoài tự nhiên, lớp này đã tạo nên tên gọi cua da và cũng có có nhiều người gọi là cua gia hay cua ra. Loài cua này chỉ xuất hiện vào hai tháng cuối năm, khi trời trở rét. Cua thường sống ở những ghềnh đá dưới đáy sông, muốn bắt được phải đánh lưới dầm vào ban đêm, dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Thời gian xuất hiện cua da ngắn ngủi cộng thêm việc đánh bắt khó, số lượng không nhiều nên càng làm cho món ăn này trở nên đắt giá.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)