Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
3 thg 2, 2025
Vẻ đẹp núi Răng Cưa xã Sin Suối Hồ
Núi Răng Cưa thuộc địa phận xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nằm ở độ cao 2.852 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao thuộc top 15 của dãy Hoàng Liên Sơn. Với lợi thế sở hữu 6/10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nơi còn gìn giữ được những cánh rừng nguyên sinh với những thảm thực vật phong phú đa dạng và rừng hoa Đỗ Quyên rất phù hợp cho phát triển sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch leo núi, thể thao mạo hiểm (trekking), thời gian qua, tỉnh Lai Châu đã và đang tổ chức nhiều giải leo núi khám phá các đỉnh núi của Lai Châu.
18 thg 5, 2021
Sin Suối Hồ - Điểm du lịch ấn tượng ở Lai Châu
Đặt chân đến bản Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách sẽ đều bị cuốn hút bởi cảnh sắc hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đến nay, Sin Suối Hồ đã trở thành điểm sáng trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu, mang lại sự đổi thay đáng kể cho đời sống người dân nơi đây.
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển bản Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Cái tên ấy đủ gợi lên cho du khách về một bản nhỏ bình yên, đầy cây trái với những thác nước, khe suối rì rào suốt đêm ngày. Gọi là suối vàng, bởi Sin Suối Hồ có gốc tiếng Quan Hỏa mà chữ sin tức kim nghĩa là vàng. Cái suối này nghe nói, có rất nhiều vàng, nhưng xưa nay dân bản không ai đào, đãi gì ở đây, nó được bảo vệ nguyên vẹn, sơ khai.
Bản Sin Suối Hồ được bao quanh bởi một khu rừng nguyên sinh đẹp đến ngỡ ngàng. Đường lên thác Trái Tim phải đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh, dọc theo con suối Vàng. Từ trung tâm bản lên thác dài độ 1.500 m, nhưng phải luồn rừng, leo dốc. Từ năm 2015, cả bản đã huy động tất cả các hộ tập trung xuống suối bê từng hòn đá cuội lên xếp thành con đường độc đáo, nên đi lại dễ dàng hơn, vừa đi vừa thưởng thức, nhấm nháp cái hoang sơ nơi rừng già của thiên nhiên.
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển bản Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Cái tên ấy đủ gợi lên cho du khách về một bản nhỏ bình yên, đầy cây trái với những thác nước, khe suối rì rào suốt đêm ngày. Gọi là suối vàng, bởi Sin Suối Hồ có gốc tiếng Quan Hỏa mà chữ sin tức kim nghĩa là vàng. Cái suối này nghe nói, có rất nhiều vàng, nhưng xưa nay dân bản không ai đào, đãi gì ở đây, nó được bảo vệ nguyên vẹn, sơ khai.
Ở Sin Suối Hồ có 10 hộ gia đình làm homestay; mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà... Mọi thứ đều thân thiện với thiên nhiên. |
Bản Sin Suối Hồ được bao quanh bởi một khu rừng nguyên sinh đẹp đến ngỡ ngàng. Đường lên thác Trái Tim phải đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh, dọc theo con suối Vàng. Từ trung tâm bản lên thác dài độ 1.500 m, nhưng phải luồn rừng, leo dốc. Từ năm 2015, cả bản đã huy động tất cả các hộ tập trung xuống suối bê từng hòn đá cuội lên xếp thành con đường độc đáo, nên đi lại dễ dàng hơn, vừa đi vừa thưởng thức, nhấm nháp cái hoang sơ nơi rừng già của thiên nhiên.
29 thg 5, 2019
Tắm lá thuốc của người Dao - điểm nhấn du lịch Sìn Hồ
Đến cao nguyên Sìn Hồ, du khách được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và chưa thỏa khi bỏ qua trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ.
Cách thành phố Lai Châu khoảng 60km, dọc theo tỉnh lộ 129 cung đường quanh co, uốn khúc dần đưa du khách đến điểm dừng chân cuối - thị trấn Sìn Hồ có khí hậu quanh năm mát mẻ. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Homestay đang phát triển tại địa phương. Theo đó, du khách được trải nghiệm phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc và điểm nhấn là tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao. Đó là lí do nhiều người ví von lên Sìn Hồ mà chưa tắm lá thuốc thì coi là chưa đến. Vì vậy, rất nhiều du khách đều cố gắng một lần được ngâm mình trong thùng gỗ pơ mu với đầy ắp nước thuốc được đồng bào dân tộc Dao ở đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.
Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y, cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời. Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.
Cách thành phố Lai Châu khoảng 60km, dọc theo tỉnh lộ 129 cung đường quanh co, uốn khúc dần đưa du khách đến điểm dừng chân cuối - thị trấn Sìn Hồ có khí hậu quanh năm mát mẻ. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Homestay đang phát triển tại địa phương. Theo đó, du khách được trải nghiệm phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc và điểm nhấn là tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao. Đó là lí do nhiều người ví von lên Sìn Hồ mà chưa tắm lá thuốc thì coi là chưa đến. Vì vậy, rất nhiều du khách đều cố gắng một lần được ngâm mình trong thùng gỗ pơ mu với đầy ắp nước thuốc được đồng bào dân tộc Dao ở đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.
Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y, cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời. Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.
Bà Sánh chuẩn bị nguyên liệu nước tắm.
21 thg 3, 2017
Nghề đan bem của người Cống ở Táng Ngá
Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển.
Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng.
24 thg 1, 2013
Gạo dâu - đặc sản Lai Châu
Không giống những
loại gạo khác, gạo dâu cho hạt cơm tròn, mẩy, dẻo, ngọt như cơm nếp. Vị
đậm đà của loại gạo dâu không lẫn với bất kỳ loại gạo nào khiến người
thưởng thức ăn một lần nhớ mãi.
Theo anh Trương Thanh Nam – Phó phòng Kinh tế thị xã thì hiện nay trên địa bàn có khoảng 30 – 40ha diện tích đất trồng giống lúa dâu. Tháng 5, nông dân bắt đầu gieo thì cuối tháng 9 thu hoạch. Giống lúa này có nhược điểm là năng suất khá thấp, khoảng 4 tấn/ha (các giống lúa lai hiện nay năng suất 6 tấn/ha). Song, với giá thành khá cao 22.000 - 25.000 đồng/kg gạo, 15.000 đồng/kg thóc và lượng người tiêu thụ lớn nên người sản xuất vẫn có lãi so với các giống lúa khác. Không chỉ nức tiếng trong tỉnh, gạo dâu được nhiều thực khách Hà Nội và các tỉnh bạn biết đến khi được người quen mua làm quà biếu.

Thóc dâu được bà Lù Thị Chỉn ở bản Tả Sin Chải 1, xã San Thàng bảo quản cẩn thận.
Theo anh Trương Thanh Nam – Phó phòng Kinh tế thị xã thì hiện nay trên địa bàn có khoảng 30 – 40ha diện tích đất trồng giống lúa dâu. Tháng 5, nông dân bắt đầu gieo thì cuối tháng 9 thu hoạch. Giống lúa này có nhược điểm là năng suất khá thấp, khoảng 4 tấn/ha (các giống lúa lai hiện nay năng suất 6 tấn/ha). Song, với giá thành khá cao 22.000 - 25.000 đồng/kg gạo, 15.000 đồng/kg thóc và lượng người tiêu thụ lớn nên người sản xuất vẫn có lãi so với các giống lúa khác. Không chỉ nức tiếng trong tỉnh, gạo dâu được nhiều thực khách Hà Nội và các tỉnh bạn biết đến khi được người quen mua làm quà biếu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)