Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, phóng viên Báo Quân đội nhân dân gửi đến độc giả một số hình ảnh về khu bảo tồn hai loài rắn cực độc được xếp vào Sách đỏ Việt Nam:
Mỗi loài rắn được nuôi riêng theo từng khu để tiện chăm sóc, nghiên cứu.
Rắn hổ chúa ăn mồi.
Thức ăn thường là chim, chuột, cóc, ếch, nhái và các loài rắn nhỏ khác.
Rắn hổ chúa xếp hạng "E" trong Sách đỏ Việt Nam, tuổi thọ khoảng 30 năm.
Theo các nhân viên, rắn hổ chúa được xem là loài sát thương cực lớn, chỉ có thể một vết cắn sẽ làm con người tử vong sau vài chục phút nếu không có huyết thanh chữa trị kịp thời.
Mặc dù đã "quen" với loài bò sát cực độc này, nhưng mỗi lần chăm sóc các nhân viên cũng phải hết sức cẩn trọng bởi đặc tính của rắn.
Bảng chỉ dẫn khu bảo tồn rắn hổ mang tại trại rắn Đồng Tâm.
Rắn hổ mang khi được thả ra ngoài.
Rắn hổ mang còn có nhiều tên gọi khác như: Rắn mang bành, rắn đeo kính, con phì, hổ phì, rắn hổ đất (miền Nam)...
Rắn hổ mang được phân bổ nhiều ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Điều dễ nhận dạng rắn hổ mang là khi tức giận chúng hay dựng đứng nửa thân trước và bành cổ ra. Lúc đó ở phía sau lưng có một vòng tròn trắng hình mặt trăng hiện lên.
Nơi sinh sống của rắn hổ mang thường ở bờ ruộng, gò đống, gốc cây.
Nhân viên trại rắn Đồng Tâm đang huấn luyện rắn hổ mang.
Để rắn "dễ gần" phải là người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc rắn như Đại úy QNCN Lương Minh Hải - người có hơn 25 năm làm việc tại đây.
Du khách Nhật Bản thích thú khi được tận mắt chứng kiến những loài rắn cực độc.
QUANG ĐỨC (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét