Những hạt lúa ngon nhất được nấu cho mâm cơm trong Lễ mừng cơm mới
Những sản vật ngon nhất được lựa chọn để dâng lên trời đất, tổ tiên
Lễ mừng cơm mới thường được tổ chức thời điểm những bông lúa chín vàng rực rỡ trên nương (khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm). Thời gian cụ thể sẽ được thầy cúng lựa chọn kỹ lưỡng, tránh trùng vào những ngày kiêng kỵ của mỗi gia đình. Trước ngày lễ, cả gia đình cùng nhau chuẩn bị những bông lúa tươi tốt nhất, những sản vật ngon nhất để dâng lên tổ tiên. Mỗi món ăn được chế biến cẩn thận, thể hiện tấm lòng thành kính. Không khí trong nhà tràn ngập tiếng cười nói, từ người già đến trẻ nhỏ đều tham gia một cách háo hức.
Thày mo thực hiện nghi thức cúng.
Nghi thức vảy nước cầu may trong Lễ mừng cơm mới
Sau khi các nghi lễ được tổ chức, mọi người sẽ quây quần bên nhau để dùng bữa cơm ấm cúng
Khi phần lễ kết thúc, mọi người quây quần bên mâm cơm mới, chia sẻ niềm vui và kể cho nhau nghe những câu chuyện đáng nhớ về ông bà tổ tiên, về mùa vụ vừa qua. Ông bà, cha mẹ cũng nhân dịp này truyền dạy cho con cháu những bài học quý giá về đạo đức, lòng biết ơn và giá trị của lao động. Bữa cơm ấm cúng đầu mùa là khoảng thời gian để mọi người thư giãn trong niềm hạnh phúc sum họp.
Mọi người cùng nhau hòa mình vào điệu xòe trong ngày lễ.
Tiếng trống, chiêng sẽ mở đầu phần hội
Niềm vui của những thiếu nữ Thái trong ngày hội
Những điệu múa sạp của người Thái là một phần không thể thiếu trong Lễ mừng cơm mới
Mọi người cùng nhau say sưa trong điệu múa, khúc hát
Mọi người tham gia những trò chơi truyền thống trong Lễ mừng cơm mới.
Lễ mừng cơm mới không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và tình yêu thương trong cộng đồng người Thái. Với họ, dù đi xa đến đâu, con cháu cũng cố gắng trở về đoàn tụ trong ngày lễ thiêng liêng này vì đây là dịp để mỗi người nhắc nhở bản thân về cội nguồn, về những giá trị cao đẹp được truyền từ đời này sang đời khác.
Bài và ảnh: Việt Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét