16 thg 2, 2025

Quyến rũ mùa rêu xanh ở ghềnh đá Nam Ô

Những ngày đầu xuân, ghềnh đá Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng khoác lên mình màu rêu xanh mướt. Cảnh đẹp nơi đây trở thành điểm check-in hấp dẫn du khách gần xa.

Ghềnh đá Nam Ô nằm dưới chân đèo Hải Vân, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tiết trời đầu xuân se lạnh, những tia nắng vàng lấp lánh càng tô đẹp không gian xanh mướt của ghềnh đá.

Từ tờ mờ sớm, nơi đây tấp nập người dân và du khách đến quay phim, chụp ảnh.

Ghềnh đá Nam Ô thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp yên bình

Lấy hên đầu năm với hương vị cháo cá dềnh xứ Quảng

Mùa xuân trên sông Thu Bồn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, mà còn gắn liền với những ký ức ấm áp về bát cháo cá dềnh, một món quà đặc biệt của dòng quê mỗi độ Tết đến xuân về.

Bát cháo cá dềnh thơm ngon với hương vị đặc trưng và may mắn cho người dùng đầu năm mới

Ký ức Ninh Kiều

Hơn một thế kỷ trôi qua, Ninh Kiều - Cần Thơ đã bao lần đổi thay tên gọi, nhưng Bến Ninh Kiều vẫn là biểu tượng của đô thị sông nước, gieo niềm thương nhớ cho khách phương xa và là niềm tự hào của người dân Tây Đô.

Bến Ninh Kiều năm 1960 (ảnh tư liệu).

Từ xa xưa, nơi tọa lạc Bến Ninh Kiều ngày nay là bến sông sầm uất nằm ở hữu ngạn sông Hậu ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi xuồng ghe qua lại đêm ngày, trên bờ có hàng dương soi bóng, gió thổi rì rào, nên còn có tên gọi là Bến Hàng Dương. Khi chợ Cần Thơ bắt đầu sung túc, giao thương nhộn nhịp, Bến Hàng Dương dần trở thành thắng cảnh của Tây Đô nhờ sông nước hữu tình, trời mây êm ả và thơ mộng. Phía bên kia sông là Xóm Chài với những ngôi nhà sàn mấp mé ven sông, xa xa là những cụm cồn, bãi bồi lờ mờ trong sương sớm. Bến sông hướng ra nơi hợp lưu giữa hai dòng Cần Thơ và sông Hậu tạo thành một “bùng binh” đầy ắp cá tôm, cái nôi của một làng chài trù phú.

Rộn ràng không khí Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ

Trong 2 ngày (từ 7-8/2), Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Nhiều khoảnh khắc đẹp đã được phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu ghi lại:

Chương trình Nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 với chủ đề “Nậm Nhùn miền biên cương ngời sắc”.

15 thg 2, 2025

Lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn – nơi hội tụ giá trị thiên nhiên và văn hóa dân tộc

Từ ngày 11/02 đến hết ngày 12/02/2025 (tức ngày 14 đến hết ngày 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), tại khu di tích Động Tiên Sơn xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá Động Tiên Sơn. Đây là một trong những Lễ hội được nhân dân và du khách mong chờ mỗi dịp đầu xuân.

Hang Tiên Sơn nằm trên địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia vào năm 1996 và đây đang là một trong những điểm tham quan, trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích khi đến với Tam Đường

Phượng vàng bung nở ở Bảo Lộc

Từ đầu tháng 2, phượng vàng ở TP Bảo Lộc và Di Linh trút lá, hoa nở vàng rực thu hút người dân và du khách chụp ảnh.

Phượng vàng khoe sắc tại tu viện Bát Nhã, xã Đạ B'ri cách trung tâm TP Bảo Lộc khoảng 15 km.

Phượng vàng tên gọi khác là phật y, họ đậu, có nguồn gốc từ Brazil, thân thẳng và phân nhánh ở gần đỉnh, thường trút lá, nở hoa vào mùa xuân.

Ngôi nhà có hoa phủ kín như rèm che ở Lâm Đồng

Anh Phi Long cho biết, giàn hoa xác pháo được bố mình trồng từ năm 2009 tới nay đã nở đều và dày kín, bao phủ xung quanh như tấm rèm che. Đợt hoa nở rộ, ngày nào nhà cũng có khách tới xin chụp ảnh.

Mới đây, hình ảnh về ngôi nhà gỗ kiểu cổ được phủ kín bằng giàn hoa xác pháo màu cam nở rực rỡ gây sốt mạng xã hội. Từ trên cao nhìn xuống, ngôi nhà được phủ kín trong những chùm hoa mọc sát nhau, tạo cảm giác như bước ra từ chuyện cổ tích.

Cùng với đó, vào dịp đầu xuân, rất đông khách du lịch từ khắp nơi đổ về, khi ghé qua khu vực này đều không thể bỏ lỡ khoảnh khắc chụp hình.

Giàn hoa xác pháo trồng từ năm 2009, đến nay đã nở rộ rực rỡ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Tục thờ Bà Chúa Xứ ở Tây Nam Bộ

Hầu như địa phương nào ở miền Tây Nam Bộ cũng có miếu thờ Bà Chúa Xứ - vị nữ thần xứ sở, bà chủ đất đai, người tạo dựng, che chở mọi sinh linh. Người ta lập miếu thờ Bà trong khuôn viên đình làng, bên ngoài xóm ấp, cả trong nhà mình và cúng Bà với nghi thức rất trang trọng.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Ảnh: Minh Anh

Mặc dù địa phương nào ở ĐBSCL cũng có miếu thờ Bà Chúa Xứ, nhưng nơi thờ Bà lớn nhất ở miền Tây là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc - An Giang. Nơi đây được xem là trung tâm hành hương lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ. Đây cũng là nơi nổi tiếng linh thiêng với nhiều giai thoại, truyền thuyết khác nhau. Trong đó, phổ biến truyện kể rằng, ngày xưa tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam, nơi đó vẫn còn một bệ đá bằng sa thạch hình vuông cạnh 1,6 m dày gần 0,3 m. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc hay sang đây quấy phá. Khi lên núi Sam, chúng gặp tượng Bà và cạy ra khiêng xuống núi, nhưng chỉ đi được một đoạn thì tượng Bà bỗng trở nên nặng trịch. Một hôm dân làng lên núi gặp tượng Bà giữa rừng, bèn cùng nhau khiêng về lập miếu thờ. Nhưng lạ thay, dù có nhiều thanh niên lực lưỡng mà vẫn không thể nào khiêng được tượng. Bỗng một phụ nữ bảo phải có những người con gái đưa tượng Bà xuống núi. Y lời, dân làng mới khiêng được tượng. Nhưng đến gần chân núi, tượng Bà tự nhiên nặng hẳn lên và không thể xê dịch được. Dân làng cho rằng Bà đã chọn nơi đây để an ngự.

14 thg 2, 2025

Tiệm 30 năm làm bánh 'quý tộc' ở Huế

Tiệm bánh Thuận Sương kế thừa nghề làm bánh trái cây đậu xanh, loại bánh xuất phát từ hoàng cung, được nhiều du khách tìm kiếm thưởng thức khi đến Huế.


Gọi là bánh trái cây đậu xanh vì loại bánh này có nguyên liệu chính là đậu xanh, được tạo hình các loại trái cây đủ màu sắc, bắt mắt.

Trang thông tin điện tử Thừa Thiên Huế giới thiệu đây là bánh "quý tộc", không chỉ bởi cách làm cầu kỳ mà còn vì một thời, bánh chỉ được dùng tại các yến tiệc của vua chúa trong cung, hoặc trong mâm cỗ gia đình quan lại, quý tộc vào các dịp lễ.

Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng ở Bến Tre

Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng đã đi vào sử sách, huyền thoại trong nhân dân. Tên tuổi của ông gắn liền với tên cầu, đường, trường học và những công trình văn hóa tiêu biểu trên quê hương Bến Tre và TP Hồ Chí Minh. Ðối với đất nước, ông là người có công giữ nước; đối với quê hương, ông là vị tiền hiền có công mở đất, lập làng.