29 thg 11, 2022

Khám phá ngôi đình cổ thờ Vua Mai bên bờ sông Lam


Nằm trong quần thể di tích về Vua Mai, đình Khả Lãm ở khối Hùng Sơn, thị trấn Nam Đàn là một công trình cổ kính còn lưu giữ nhiều hiện vật quý.

Về miền quê của 'Bà chúa thơ Nôm'

Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nổi tiếng là “đất học” không chỉ của xứ Nghệ mà còn của cả nước.

Theo sử sách, làng Quỳnh Đôi được các dòng họ Hồ, Nguyễn và Hoàng về khai cơ từ năm 1378 và đặt tên là "Thổ Đôi Trang". Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên thành xã Quỳnh Đôi như ngày nay. Trong ảnh: Cổng chào làng Quỳnh Đôi được xây dựng khang trang, bề thế. Ảnh Đình Tuyên

Vì sao rất nhiều người Mông có tên là Tủa (Tuam/Tuôv)?

Trong bối cảnh giao thoa văn hóa toàn cầu, người Mông có thể chọn cho con cái họ những cái tên rất “Việt”, rất “Tây”, nhưng vẫn còn rất nhiều người Mông lựa chọn những cái tên rất “Mông”. Một trong những cái tên được đặt phổ biến nhất trong cộng đồng người Mông là Tủa.

Người Mông sẽ làm lễ hu plig gọi phần hồn tus plig về nhập vào cơ thể lub cev đứa bé vào buổi sáng sớm thứ ba kể từ khi hạ sinh. Trong lễ hu plig, người chủ lễ sẽ đặt tên cho đứa trẻ dưới sự đồng thuận của cha mẹ của đứa bé và những vị thần, gia tiên puj koob yawm txwv thiab dab khuas. Nếu cái tên vì một lý do nào đó được đặt không phù hợp với đứa bé, nó sẽ dễ ốm đau, bệnh tật, chậm lớn. Hoặc, một người có phần hồn tus plig đi lạc, bị bắt cóc bởi thế giới bên kia, hoặc bị một thế lực nào đó ví dụ như long vương zaj laus đánh dấu. Trong cả hai trường hợp đó, người Mông sẽ tiến hành đổi tên.

28 thg 11, 2022

Nhớ trận Cù Tròn!

Về xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, hỏi Khu di tích lịch sử Cù Tròn, ai cũng biết. Khu di tích là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, người dân địa phương và là "địa chỉ đỏ" quen thuộc để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Hàng năm, cứ vào ngày 23/10 Âm lịch, người dân ấp Tân Long, xã Thanh Phú Long cùng nhau làm lễ kỷ niệm chiến thắng Cù Tròn. Đây cũng được xem là ngày giỗ các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh. Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành - Phan Thị Mộng Thường cho biết: “Ngày chiến thắng trận Cù Tròn là 27/11/1964 nhưng do người dân địa phương quen tính theo Âm lịch nên tổ chức ngày kỷ niệm vào 23/10 Âm lịch. Người dân ấp Tân Long nói riêng và xã Thanh Phú Long nói chung luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ cha anh đã hy sinh để có được thanh bình như ngày nay”.

Khu di tích lịch sử Cù Tròn vừa được UBND huyện Châu Thành đầu tư trùng tu, tôn tạo

Chiêm ngưỡng kỳ quan đá chồng ở Quảng Ninh

Những tảng đá khổng lồ như được “bàn tay” thiên nhiên đặt lên nhau ở Quảng Ninh trở thành điểm đến thu hút những người ưa khám phá.

Núi Đá Chồng là một điểm đến “mới nổi” được dân du lịch bụi truyền tai nhau, nhưng với người dân địa phương, nơi đây vốn được biết đến từ lâu nhờ cảnh quan ngoạn mục và kỳ thú. Núi thuộc địa phận xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về hướng Tây.

27 thg 11, 2022

Làng nghề làm bột khoai rực rỡ sắc màu

Qua ống kính của Huỳnh Thanh Liêm, các công đoạn để làm ra bột khoai hiện lên đầy màu sắc, đậm nét làng nghề truyền thống.


Tây Ninh không chỉ có phong cảnh đẹp, còn có nhiều làng nghề truyền thống như phơi hương, làm nón lá, nung chén đựng mũ cao su hay làm bột khoai, thu hút nhiều du khách về trải nghiệm cũng như làm bối cảnh cho các nhiếp ảnh gia sáng tác.

Mê mẩn trong vườn xương rồng ở cù lao Chợ Mới

Chỉ mới bén duyên với việc trồng và kinh doanh xương rồng vài năm nay, nhưng niềm đam mê và kinh nghiệm với loại cây cảnh này của anh Nguyễn Chí Cường (xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) đã được nuôi dưỡng, tích lũy từ thuở còn nhỏ.

Chiêm ngưỡng cổ vật Óc Eo

Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc...


Gò Óc Eo thuộc Ba Thê (huyện Thoại Sơn) - nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn minh cổ xưa ấy và Óc Eo đã trở thành tên gọi chung cho mọi di chỉ được phát hiện ở các địa phương khác.

26 thg 11, 2022

Láng Linh trong tiến trình lịch sử An Giang

Trong quá trình hình thành và phát triển, tỉnh An Giang đã trải qua không ít thăng trầm, trên từng mảnh đất đều ghi dấu những công lao, sự tự hào mà bao thế hệ người An Giang đã gầy dựng. Trong đó, phải kể đến vùng đất Láng Linh xưa - một trong những dấu ấn của tiến trình lịch sử.

Láng Linh là một cánh đồng trũng rộng lớn, mênh mông, nhiều lau sậy, đầm lầy. Vào thời nhà Nguyễn, vùng đất này thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên (tỉnh An Giang). Ngày nay, Láng Linh thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh An (huyện Châu Thành). Vào đầu thế kỷ XIX, vùng đất An Giang còn thưa thớt dân cư, đất hoang nhiều, nhất là vùng bờ tây sông Hậu.

Dấu ấn ông Sáu Dân trên vùng Tứ giác Long Xuyên

Ngày nay, Tứ giác Long Xuyên (TGLX) trở thành vựa lúa của khu vực ĐBSCL và cả nước. Tuy nhiên, nếu không có tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với chủ trương đào kênh thoát lũ ra biển Tây, có lẽ “túi phèn” TGLX khó được khai mở, vùng đất hoang vu “khỉ ho cò gáy” này khó vươn mình phát triển. Người dân nơi đây mãi nhớ ơn ông, ấn tượng với vị Thủ tướng gần dân, luôn lắng nghe và hành động.

Tiếp nối Thoại Ngọc Hầu

Ở xã biên giới Lạc Quới (huyện Tri Tôn) ngày nay, Công viên văn hóa Võ Văn Kiệt tạo thành điểm nhấn nổi bật dưới chân cầu T5, cặp bên UBND xã Lạc Quới và dòng kênh đã đi vào huyền thoại. Ban đầu, kênh có tên là T5 - Tuần Thống theo đúng như tên gọi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh khởi công vào ngày 22/4/1997, khởi đầu cho công trình thoát lũ ra biển Tây, đánh thức tiềm năng vùng TGLX.