3 thg 5, 2021

Đậm đà các món ăn từ cà bơi

Đồng bào các dân tộc thiểu số M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn Đắk Nông đều biết sử dụng các loại cà mọc hoang dại trên núi đồi chế biến thành nhiều món ăn ngon, độc lạ. Trong đó, cà bơi thường được dùng để kết hợp với các nguyên liệu khác nấu thành những món ăn hấp dẫn như canh cá suối, cà đắng giã, đu đủ giã…

Cà bơi còn được gọi là cà trời, cà lông. Cây thường mọc tự nhiên, rải rác ở các bãi đất hoang vùng rừng núi. Cây thảo cao đến 1,5m; nhiều lông mịn và gai nhọn. Lá có gai đứng, màu vàng, cao 1cm. Quả non có màu xanh, nhiều lông; khi chín đổi màu vàng, có vị chua.

Cà bơi được xem là "cà chua đặc sản" của đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh

2 thg 5, 2021

"Bản nhạc rừng xanh" giữa lòng thành phố Thái Nguyên

Khác với những khu bảo tồn dân tộc thông thường, Làng nhà sàn Thái Hải (Thái Nguyên) không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc mà còn là nơi sinh sống lao động thực tế của người đồng bào nơi đây, mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo và yên bình cho du khách.

Nếu như xã hội hiện đại ngày nay khiến con người ta cảm thấy quá vội vã và đôi khi mệt mỏi với những guồng quay của cuộc sống thì đến với bản làng Thái Hải du khách sẽ được sống chậm lại, thư giãn và có những trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Làng nhà sàn Thái Hải tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hào – Thịnh Đức – TP.Thái Nguyên. Với diện tích khoảng 25ha đây là nơi quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Được xây dựng từ năm 2003, đến năm 2011 làng nhà sàn Thái Hải chính thức được đưa vào khai thác phục vụ du lịch với nét độc đáo: chính dân bản vừa làm “nhân viên” vừa làm “hướng dẫn viên du lịch” cho du khách.

Theo truyền thống người Tày, trước khi du khách vào làng, dân bản sẽ phải gõ vào chiếc mõ ở đầu làng để báo hiệu cho dân làng biết có khách tới thăm.

Ngọt ngào rắn trun nấu cháo đậu xanh

Có lẽ, trong các loại rắn thì rắn trun là loại dễ làm nhất. Nồi nước nấu làm rắn không cần phải thật sôi, đem đổ nước sôi vào xô đựng rắn và để như vậy chừng năm phút thì trút rắn ra thau - lúc này rắn đã chết, lớp “da lụa” đã tróc ra từng mảng. Đổ nước vào thau đựng rắn, lấy lá sả vuột cho tróc hết lớp “da lụa”, rồi dùng dao bén mổ bụng, bộ đồ lòng rắn trun chỉ lấy gan, phổi và tim.

So với rắn ri cá, ri voi hay rắn nước hoặc rắn bông súng thì da rắn trun khá dầy nên rất dai. Khi nấu cháo rắn trun có 2 cách: Một là, dùng chai thủy tinh cà mạnh lên thân rắn để cho “mềm xương”, sau đó bỏ vào nồi cháo. “Ninh” đến khi da rắn mềm mềm là được. Còn cách hai là bằm thịt rắn cho thật nhuyễn, rồi ướp với hành tím, tiêu, tỏi, nước mắm, đường, bột nêm... để chừng mười lăm, hai chục phút cho thấm thịt. Trong lúc làm rắn, ta cho bắt nồi cháo lên, khi gạo và đậu xanh bắt đầu nở thì cho rắn vào. Do thịt rắn đã được ướp gia vị rồi nên việc nêm nếm phải thận trọng kẻo nồi cháo bị mặn. Nồi cháo coi như đã hoàn tất công đoạn nấu.

Về “xứ nẫu” Bình Định nếm món tré đậm vị đồng quê

Được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường, tré Bình Định là một trong những mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa ăn kèm cùng với rượu bầu đá.

Món tré không những có cái tên độc đáo mà cách gói trong nắm rơm khô cũng khiến nhiều quan khách ấn tượng khi đi qua những con đường bày bán món ăn này.

Món tré Bình Định có hình thức mộc mạc được gói bởi lớp rơm khô, buộc chặt 2 đầu, bên trong là phần thịt tré.

Món tré Bình Định

Sắc màu cao nguyên đá Hà Giang

Hà Giang không chỉ có màu xám của đá tai mèo mà còn rực rỡ sắc hoa dại, màu váy truyền thống của người H'Mông, màu xanh của núi đồi...


Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi không chỉ có những cánh đồng hoa nở đẹp hút hồn mà còn có nhiều điểm đến lịch sử níu chân du khách. Một trong số đó phải kể tới Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên nằm ở huyện Vị Xuyên - nơi từng là "biển lửa" của chiến trang biên giới (1984 - 1989). Nghĩa trang Vị Xuyên hiện có hơn 1.800 mộ trong đó có 1 mộ tập thể, 346 mộ chưa xác định thông tin.

Trên hành trình khám phá cao nguyên đá, Vị Xuyên sẽ là điểm dừng đầu tiên đưa du khách "về nguồn". Vị Xuyên cách trung tâm Hà Nội khoảng 300 km, nên đi từ Hà Nội nếu xuất phát vào sáng sớm du khách sẽ tới đây vào đầu chiều. Tại đây du khách được lắng nghe những câu chuyện về một thời hoa lửa khốc liệt và dâng nén hương thành kính đến các chiến sĩ đã yên nghỉ.

1 thg 5, 2021

Gỏi lá Kontum

Người ta nói rằng tới Kontum mà chưa ăn gỏi lá thì... chưa nên về! Đó là tui mới biết gần đây, còn trước đây những lần tới Kontum tui đều về tuốt trước khi biết gỏi lá là cái món gì. Lần gần đây cũng vậy, sau khi ghé thăm Nhà thờ Gỗ và Tòa Giám mục thì cũng đã chiều tối, tới giờ ăn. Quẹt quẹt trên Google Maps một chút thì biết rằng gần xịt nơi đó là con đường Trần Cao Vân, nơi tập trung nhiều quán đặc sản gỏi lá Kontum, tui cùng gia đình quyết định tới ăn cho biết chớ không phải là định trước.

Nói đến gỏi, người ta nghĩ ngay đến đủ thứ rau củ, ngó sen... với tôm, thịt luộc pha trộn chua chua ngọt ngọt... Còn gỏi cuốn thì cũng nhiều món rau, tôm thịt... như trên, nhưng không có làm chua ngọt mà cuốn bánh tráng rồi chấm nước chấm. Thế nhưng gỏi lá Kontum thì không phải như vậy!

Gọi là gỏi lá bởi vì nó chủ yếu là... lá, như vầy nè (cái rổ lá chớ không phải cái cô sơn nữ bưng rổ đâu nghen!).