24 thg 2, 2021

Độc đáo 5 di tích thờ các nhân vật thời Hai Bà Trưng

Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, có không ít tướng lĩnh cả nam và nữ người Hải Dương đã tham gia.

Năm Giáp Ngọ (34), Thái thú Tô Định đến Giao Chỉ thay Tích Quang. Đây là một tên quan nổi tiếng gian tham và tàn bạo. Chính sách áp bức bóc lột của nhà Đông Hán đối với người dân Giao Chỉ ngày một tàn tệ. Người dân không những bị cướp ruộng đất mà còn phải nộp các loại thuế muối, thuế sắt, thuế sản vật… dưới hình thức nộp cống. Các quan lại cấp huyện dòng dõi các Lạc hầu, Lạc tướng bị thu hẹp về quyền lực chính trị và kinh tế, bị thúc ép, đè nén nên rất bất bình. Bất chấp sự khác biệt trong phong tục, tập quán và truyền thống của người Việt, Tô Định đã sử dụng luật nhà Hán làm công cụ trấn áp, khủng bố sự phản kháng của các quan lại địa phương và người dân Giao Chỉ.

Tục làm giấy bản đón Tết của người Mông

Xử ca (Bàn thờ) của người dân tộc Mông là tờ giấy bản được người phụ nữ trong nhà làm thủ công. Người Mông ở miền tây Thanh Hóa thay xử ca vào ngày cuối cùng của năm cũ. Với người Mông, họ quan niệm, loại giấy do chính bàn tay mình làm ra để dùng vào các dịp lễ, Tết sẽ mang lại may mắn cho gia đình, dòng tộc.

Những ngày đầu tháng Chạp rét mướt, chúng tôi có dịp về với đồng bào dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan hóa… tỉnh Thanh Hóa, nghe họ kể lại nhiều phong tục tập quán đặc sắc, độc đáo vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những nét văn hóa ấy là phong tục làm giấy bản chuẩn bị đón năm mới.

Đền Nghiêm - Nơi còn lưu giữ nhiều sắc phong quý

Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng Đền làng Nghiêm (còn gọi là Đền Nghiêm), xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương hiện còn lưu giữ 8 sắc phong quý có niên đại hàng trăm năm.

Đền là nơi thờ Thiên Uy Tôn Thần, Thôi Quan Tôn Thần và Hà Thanh Tôn Thần - là 3 vị quan họ Bùi.

Dưới thời Lê Trung Hưng dòng dõi Khai quốc công thần Bùi Bị đã có công xây dựng và bảo vệ quê hương.

Tại đền đã chứng kiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Đêm 18-8-1945 đội tự vệ của huyện tập kết tại đây, tiến vào huyện đường Quảng Xương (lúc đó đóng tại làng Bùi) bắt tri huyện Lê Nguyên Kháng nộp vũ khí, ấn tín và hồ sơ đầu hàng cách mạng.

“Cá tính” vùng đất xứ Thanh trong cái nhìn địa - chính trị

Trong lịch sử Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa là một thực thể địa lý bao gồm hai tính chất đối nghịch: Vừa là vùng đất khép kín có cấu trúc tự trị khá hoàn chỉnh, đồng thời, lại là vùng đất nằm ở vị trí trung chuyển giữa các con đường. Trong đó, đường bộ thiên lý (đường ở đồng bằng ven biển), thượng đạo (đường trên miền núi) và đường thủy (đường biển và sông) đều có tầm quan trọng vừa cho vùng đất, lại vừa cho cả quốc gia. Chính vị trí địa – chính trị đặc thù ấy đã góp vào quy định địa – tâm lý, cá tính vùng miền xứ Thanh.

Xứ Thanh, ngoài tính khép kín do chỉnh thể địa lý mang lại còn nằm ở vị trí trung chuyển quan trọng trong sơ đồ địa lý quốc gia (ảnh: Minh họa).

Độc đáo tín ngưỡng thờ “hòn đá vía”

Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa nổi tiếng với những luật tục, lễ hội truyền thống độc đáo. Trong số đó, khi đến huyện miền núi Quan Sơn chúng ta có thể biết thêm tục thờ “hòn đá vía” gắn liền lễ hội Mường Xia.

"Hòn đá vía” được đặt tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, Quan Sơn.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái ở huyện miền núi Quan Sơn, Lễ hội Mường Xia rất quan trọng. Trong đó phong tục gửi “vía” nơi “hòn đá vía” mang đậm nét nhân văn trong phong tục cúng tế của đồng bào.

22 thg 2, 2021

Bánh chưng đen - món đặc sản để trai xứ Lạng... chọn vợ

Đầu xuân đến với vùng quê xứ Lạng ngoài đặc sản cải ngồng, vịt quay, măng ớt móc mật, bánh cuốn trứng, bánh mì nướng… mà không thưởng thức món bánh chưng đen đậm đà hương vị đặc trưng thì thật đáng tiếc.

Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn - Ảnh: Proguide

Không ngoa chút nào khi có thể nói rằng, bánh là kết tinh của sự khéo léo, công phu, tinh tế hàng đầu trong số các loại bánh ở Việt Nam.