10 thg 2, 2021

Hoa giấy Thanh Tiên

Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Từ xưa, hoa giấy đã được được trang trọng tôn trí ở những nơi như: Trang Ông, Trang Bà (tổ tiên), Am cảnh và Ông Táo mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Theo tư liệu ghi lại, làng hoa giấy Thanh Tiên ra đời gần 400 năm thời các chúa Nguyễn và đã trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế và đã lan tỏa ra các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng cũng như những địa phương có người Huế cư ngụ.

Những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng hoa giấy Thanh Tiên đã tạo nên những bông hoa rực rỡ sắc màu.

Đi chợ Cầu Đất

Về Huế, nếu chỉ ghé thăm đền đài, lăng tẩm mà quên đi chợ là một thiếu sót lớn. Huế có rất nhiều ngôi chợ nổi tiếng, như Đông Ba, An Cựu... và cũng có những ngôi chợ có tên rất kỳ lạ, như chợ Nịu, chợ Kệ, chợ Nọ, chợ Cầu Kho...

Chợ Cầu Đất ngày nay đã đổi tên thành chợ Thuận Hòa

Chợ Cầu Đất cũng là một ngôi chợ đặc biệt nằm phía tây Kinh thành Huế, cạnh cây cầu dẫn vào cửa Chương Đức.

9 thg 2, 2021

Chợ phiên Tây Bắc giữa lòng Tây Nguyên

Nằm cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) 4 giờ đồng hồ đi xe máy có một chợ phiên mang đậm bản sắc của người Mông miền Tây Bắc.

Dịp cuối năm thường là những dịp chợ phiên đông người mua sắm - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Chợ phiên Đắk R’Măng (xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) chỉ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu và buôn bán của hơn 600 hộ người Mông ở Đắk Glong.

Chợ Đắk R’Măng nằm ở ngay trung tâm xã, trước kia đây vốn chỉ là một điểm người Mông đem đồ nông sản ra bán ven đường một cách tự phát, lâu dần được quy hoạch, xây dựng thành khu chợ rộng 1.000m2. Hiện nay không chỉ người Mông ở địa phương, mà người Mông ở các huyện khác cũng tụ về đây mua bán.

Người Mông quan niệm đi chợ không chỉ là đến mua bán mà còn đến để giao lưu, gặp gỡ, kết duyên đôi lứa nên thường thì chợ tuần nào cũng đông. Tuy nhiên, những dịp cuối năm, người thường đông đúc, hàng hóa cũng đầy đủ hơn.

Thú vị chợ trái cây chưng tết ở Long Xuyên

Cứ mỗi dịp giáp tết, người dân TP Long Xuyên và du khách thường rảo quanh chợ tết bán trái cây kiểng ở góc đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ B thuộc khu vực phố đi bộ của TP Long Xuyên (An Giang) để tìm mua các loại trái cây kiểng, độc, lạ.

Các loại dưa hấu hồ lô, dừa khắc chữ... được khách chọn mua chưng tết - Ảnh: T.T.D.

Khu vực chợ trái cây kiểng này chuyên bán các loại trái cây độc lạ dành cho nhưng ai thích sưu tầm để thờ và chưng tết như bưởi chữ nổi, dưa hấu hồ lô vàng, dưa hấu vuông, dưa ép thỏi vàng, dưa hoàng kim, dừa khắc chữ phúc lộc thọ...

Ăn buffet tại Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc

Làng bột Sa Đéc là một làng nghề truyền thống, ra đời cách nay hàng trăm năm. Hiện làng nghề có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở phường 2, xã Tân Quy Tây và Tân Phú Đông, mỗi năm cung ứng 30.000 tấn bột gạo, không chỉ cho thị trường Sa Đéc mà cho nhiều tỉnh phía Nam.

Ý tưởng lập nên một điểm du lịch, nơi đó khách có thể vừa tham quan vừa thử tự tay xay bột, làm bánh như đến làng nghề, vừa là nơi thưởng thức các món bánh làm từ bột như đến khu ẩm thực là một ý tưởng hay. Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc dựa trên ý tưởng đó.

Tui hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này và mặc dù chỉ biết ăn bánh chớ không biết làm bánh, tui rất muốn đưa các dì của tui, là những người phụ nữ quê quán ở miền Tây Nam bộ đến thăm nơi này để nhớ lại ngày xưa và để thưởng thức lại những món bánh dân gian mà ngày xưa mình đã tự tay làm.

Coi trên mạng, tui thấy rất hấp dẫn với các món buffet như hình:

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông là một trong những ngôi chùa cổ ở Cần Thơ thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Hoa. Với đường lối kiến trúc tinh tế, hoa văn mang đậm nét văn hóa Trung Quốc đặc sắc. Vẻ đẹp của ngôi chùa vẫn còn trường tồn theo thời gian, xứng danh là một ngôi chùa đẹp ở miền Tây Nam Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ. Khi du lịch Cần Thơ đến Chùa Ông bạn có thể cảm nhận không gian thật linh thiêng và thành tâm cầu bình an và hạnh phúc cho những người thân yêu.

Chùa Ông Cần Thơ – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Nam Bộ

Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc địa phận phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tên gốc của ngôi chùa là Quảng Triệu Hội Quán – hội quán của người Hoa tại hai phủ là Quảng Châu và Triệu Khánh, thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc là nơi thờ phượng, giao lưu, gặp gỡ đồng hương, giúp nhau làm ăn để an cư lạc nghiệp ở vùng đất mới.