3 thg 5, 2020

Mùa trâm Bảy Núi

Mùa trâm Bảy Núi (An Giang) thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, cây trâm cho năng suất kém hơn, giá bán thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân vùng Bảy Núi kém vui, bởi cây trâm đã giúp nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Trái trâm được coi như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân 

Nghề “lấy mật” thốt nốt

Là đặc sản của vùng Bảy Núi, đường thốt nốt được thực khách gần xa ưa chuộng bởi vị ngọt hài hòa kết tinh từ nắng gió. Muốn có được thứ đặc sản ấy, người ta phải thực hiện nhiều bước và những người leo thốt nốt chính là công đoạn đầu để cây thốt nốt “kết mật” cho đời.

Từ sự vất vả….
Cứ đến 2 giờ sáng, anh Nguyễn Văn Phụng (ngụ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang) lại trở dậy giở cơm mang theo để bắt đầu ngày lao động của mình. Gắn bó cùng cái “nghiệp” leo thốt nốt từ khi còn là chàng trai 16 tuổi, đến nay anh đã có 20 năm kinh nghiệm cho mình.

Anh cho biết, thốt nốt có thể cho nước quanh năm nhưng phẩm chất tốt nhất là vào mùa nắng, khi cái nóng râm ran thiêu đốt đất trời. Nhờ sự “gan lì” sẵn có đã giúp thốt nốt có thể trụ vững và kết tinh những dòng nước ngon ngọt cho đời.

Khúc giao mùa Bảy Núi!

Khi những cơn mưa bắt đầu tắm mát vùng Bảy Núi (An Giang) thì miệt bán sơn địa này dần khoác lên mình tấm áo mộng mơ. Thời điểm ấy, những mùa hoa bắt đầu bung nở, những món ăn đặc sản lại bước vào mùa để càng làm say lòng những ai “trót” đặt chân đến miền đất này.

Bảy Núi vào mùa hoa
Tháng nắng, Bảy Núi oằn mình trong cái nóng râm ran. Mấy đỉnh núi chơ vơ những thân cây khô khốc. Khi những giọt mưa đầu tiên lất phất rơi trên vùng đất này cũng mang theo những mùa hoa trở về.

Tháng 4, mấy “con bướm đỏ” ở đâu đã bay về đậu trên những cành phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng nơi nào cũng thế, là biểu tượng của mùa hè, mùa của những cảm xúc vấn vương thời áo trắng. Tuy nhiên, mùa hoa phượng Bảy Núi lại mang cái chất riêng, khi nó hòa vào cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Chiềng và Xiềng có nghĩa gì trong địa danh vùng người Thái

Đến vùng người Thái, ta thường thấy những tên xã, tên mường được đặt bắt đầu bằng chữ Chiềng, như Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Pấc… Cũng có nơi gọi là Xiềng. Chữ Chiềng và Xiềng có ý nghĩa như thế nào?

Ông Cà Văn Chung, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Sơn La, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Ông Cà Chung giải thích về chữ Chiềng và Xiềng trong cách đặt tên các địa danh của người Thái như sau:

"CHIỀNG: người Thái phát âm là “Chiêng”, ở một số nơi phát âm thành Xiêng (Xiêng Khoảng, Xiêng Khọ, Xiêng May (Chiềng Mai), Xiêng Rai ...) là vị trí trung tâm của 1 Mường lớn (Chu/ Nha/ Châu Mường). Thường mỗi Mường chỉ có một Chiềng. Ví dụ: Mường Muổi có Chiềng Ly, Mường Mụa có Chiềng Dong, Mường Sang có Chiềng Chu, Mường Tấc có Chiềng Hoa (sau gọi thành bản Chiềng)...

2 thg 5, 2020

Thành cổ Cổ Loa

Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy…, mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô. 

Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500 ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Tương truyền, thành có 9 vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn 3 vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.

Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.

Đền Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là đền Thượng.

Điêu khắc hoa văn đồng hồ

Những người thợ khắc mặt đồng hồ qua kính hiển vi đã tạo ra sản phẩm chạm khắc độc đáo, tinh xảo, thu hút sự quan tâm của nhiều người chơi đồng hồ. 

Là một trong những thợ đầu tiên làm điêu khắc hoa văn trên mặt đồng hồ ở Hà Nội, anh Vũ Ngọc Ánh (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, để làm được nghề này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi, để làm ra một bộ mặt số đồng hồ thông thường mất khoảng hơn hai tuần. Mỗi mặt số, bộ vỏ, cỗ máy bên trong chiếc đồng hồ đều được chế tác tinh xảo, tạo nên nét khác biệt cho từng sản phẩm.

Cũng theo anh Ánh, nghề chạm khắc dùng máy khắc, nhất là sử dụng máy chạy bằng khí nén chưa phổ biến ở Việt Nam. Máy khắc này có tác dụng giảm công sức cho người thợ trong quá trình tác nghiệp. Hiện nay trên thế giới vẫn đánh giá đồ làm bằng máy khắc là đồ làm thủ công và ngang hàng với kiểu khắc đẩy tay truyền thống.

Để làm được nghề này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và cẩn thận.

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều

Là địa phương có truyền thống dệt chiếu cói của tỉnh Hải Dương, làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều (xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà) không chỉ giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập mà còn thể hiện nét đặc trưng văn hóa của người Việt. 

Làng Tiên Kiều chọn giống để làm chiếu là những cây cói tròn, óng dài, sợi dẻo, dai, gọi là cói cơm trồng từng ruộng thay cho cói ba cạnh mọc hoang tuy thân to nhưng ngắn và giòn, một năm thu hoạch cói hai lần, cói chiêm thu vào tháng 5 - 6, sau vụ gặt, trước mùa mưa bão; cói mùa thu vào tháng 10 - 11, thời kỳ khô hanh, chất lượng tốt hơn cói chiêm. Theo kinh nghiệm dân gian thì ruộng có từ màu xanh chuyển sang màu vàng, loáng thoáng khô lá mác là cói chiêm đã chín, bắt đầu thu hoạch, cói mùa khi thân cây vàng óng, một phần ba số cây trổ hoa thì thu hoạch là vừa. Khi thu hoạch dùng liềm cắt sát gốc, cắt đến đâu gọn sạch đến đấy để lứa sau cói mọc đều. 

Dệt chiếu phải đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. 

Chùa Thái Lạc – Nét tinh hoa phố Hiến

Chùa Thái Lạc hay còn gọi là Pháp Vân tự, tọa lạc tại xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - là ngôi chùa thờ Phật và thần Pháp Vân (1 trong 4 vị Tứ pháp ở Việt Nam). Chùa đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt ngày 24/12/2018.

Tương truyền, chùa được khởi dựng trên gò đất cao mà dân gian vẫn thường gọi là trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai rồng con chầu vào rồng mẹ như hướng chầu hổ phục. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Trần, xây theo hướng Đông Nam, là hướng biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Thái Lạc có kết cấu kiến trúc kiểu “Nội Công ngoại Quốc” gồm Tiền đường 9 gian, các bộ vì tạo tác theo kiểu chồng rường giá chiêng. Thiêu hương 2 gian, kiến trúc vì kèo đơn giản. Thượng điện 3 gian, kết cấu bộ vì kiểu giá chiêng còn khá nguyên vẹn, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Trần, 2 dãy hành lang, mỗi bên 7 gian, hậu đường 7 gian, các bộ vì được làm theo kiểu trang trí hoa văn lá lật.

Toàn cảnh ngôi chùa Thái Lạc nhìn từ bên ngoài . Ảnh: Vũ Hải Nam 

Cà phê 'di động' dưới hàng thông trăm tuổi

Cách TP Pleiku hơn 10 km, một tiệm cà phê xe ca nằm dưới tán thông và đồi chè Biển Hồ, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh.

Từ những chiếc xa cũ nát, bỏ đi, chủ quán đã trang trí thành quán cà phê "di động", cũng là điểm check in mới của giới trẻ.