1 thg 3, 2020

Khó cưỡng với món lá mì xào hoa đu đủ của người Ê đê

Những năm tháng khó khăn trước đây, cây mì đã từng cứu đói, nuôi sống bao người con Ê đê. Ngày nay, củ và lá mì vẫn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Ê đê. 

Có nhiều món ăn truyền thống độc đáo được chế biến từ lá mì như canh lá mì, lá mì luộc chấm muối ớt, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì muối chua… Nhưng ấn tượng và được nhiều người ưa thích nhất có thể kể đến món lá mì xào hoa đu đủ đực. 

Giống ớt truyền thống mà người Ê đê thường dùng để tạo nên vị cay đặc biệt cho món lá mì xào 

“Làng sứa lá dung” miền biển Hà Tĩnh rộn ràng vào mùa

Sau Tết Nguyên đán, “làng sứa lá dung” với hơn cả trăm hộ tại xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt, chế biến những con sứa trắng nõn thành những miếng sứa vàng ươm, thơm phức. Người dân làng biển như rộn ràng hơn bởi “lộc biển” đầu mùa mang lại nguồn thu nhập khá.

Tạm gác những chuyến xa khơi, gia đình chị Lê Thị Thủy (SN 1970, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) chuyển sang đánh bắt ven bờ “săn” sứa biển

Rạng danh dòng họ Lê ở Thu Xà

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi khoảng 9km về hướng đông, nhà thờ họ Lê toạ lạc tại thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hoà (Tư Nghĩa). Đây không chỉ là di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, mà còn là địa điểm tham quan của du khách gần xa.

Lưu danh sử sách 


Theo các nguồn chính sử, gia phả và lời kể của các cụ cao niên, họ Trần, họ Nguyễn (cư trú ở làng Tiên Sà) rồi đến họ Lê, họ Đặng (cư trú ở làng Hà Khê) được xem là những dòng họ người Việt có mặt đầu tiên, góp phần quá trình khai phá, hình thành và phát triển Thu Xà. Thủy tổ của dòng họ Lê ở Thu Xà là ngài Lê Kim Hoàn, người làng An Chỉ (nay là xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành). Giữa thế kỷ XVIII, ông Lê Kim Hoàn đưa vợ con từ vùng trung du nghèo khó đến Thu Xà định cư, lập nghiệp và nhà thờ họ Lê ở Thu Xà cũng được dựng nên từ đó. 

Nhà thờ họ Lê ở Thu Xà, Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa). Ảnh: K.Hồng 

"San tuyết" Trà Nham

Không biết bằng cách nào, từ thời cổ đại, chè trở thành thức uống phổ biến bậc nhất địa cầu và lưu truyền cho tới bây giờ. Tôi có cái thú đi miền núi, hỏi những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại không dễ gì những bộ óc uyên thâm có thể ngồi trong phòng sang trọng mà nghĩ ra nổi.

Xã Trà Nham (Tây Trà) có các thôn Trà Cương, Trà Huynh, Trà Long, Trà Vân, là nơi đồng bào Cor sinh sống. Nói xã Trà Nham xa cũng không đúng, mà nói gần cũng có thể là sai. Từ phía hữu ngạn sông Trà Bồng đi ngược về phía tây, qua huyện Trà Bồng, lên đến đỉnh dốc Eo Chim lộng gió mây trời, nếu đi tiếp nữa thì sẽ lên các xã Trà Lãnh, Trà Phong (Tây Trà). Còn muốn đi xã Trà Nham thì phải rẽ trái, đi về hướng đông nam, quanh co năm, sáu cây số nữa, nơi thấp thoáng núi Cà Đam hùng vĩ trước mặt. 

Cây chè đã bén duyên với đất Trà Nham (Tây Trà) từ thuở xa xưa. Ảnh: THIÊN HẬU 

29 thg 2, 2020

Tìm về chợ Két

Nằm ở thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa), chợ Két hình thành và tồn tại hơn một thế kỷ qua. Tại đây, các mẹ, các chị bày bán những mặt hàng dân dã, cây nhà lá vườn hoặc chính tay "nhà làm". Bởi thế, dù là chợ nhỏ, nhưng nơi này đã tồn tại qua nhiều biến cố và cái tên chợ được người dân đặt từ loài chim két trú ngụ khá nhiều ở nơi đây.

Xuân Phổ Tây là một thôn nằm dọc theo ven sông Trà Khúc. Mỗi năm, sau khi kết thúc mùa mưa, lượng phù sa đổ về đây khá lớn, do đó những bãi bắp, ruộng mía phát triển xanh mướt. Theo nhiều người dân sống ở đây, trước kia, mảnh đất Xuân Phổ được mệnh danh là đất của những loại cây trồng như bắp, đậu, mía, khoai, sắn. Vì thế, hằng năm cứ tới ngày mùa, chim két lại kéo về đây sinh sản, làm tổ khiến mùa màng trở nên vui tươi hơn. Từ đó, người dân đặt tên cho chợ cóc của thôn là chợ Két. 

Hình thành và tồn tại hơn một thế kỷ qua, chợ Két là nơi giao thương buôn bán đầu tiên của người dân thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa). 

Tết Hoa của người Cống

Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào Cống là Mền Loóng Phạt Ái. Đây là Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở tỉnh Điện Biên, thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, là dịp tri ân công đức tổ tiên, những người đầu tiên lập bản, thần linh thổ địa đã phù hộ cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cùng cầu xin cho một năm mới an lành, no ấm. 

Sở dĩ được gọi là Tết Hoa mào gà là bởi trong những ngày này người Cống chọn hoa mào gà để trang trí nhà cửa và làm lễ vật dâng cúng. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Loại hoa này được coi là cây cầu nối hai thế giới âm dương, là con đường mà linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng.

Trước Tết một ngày, nhà nào nhà nấy đều lên nương hái những bông mào gà đẹp nhất mang về trang hoàng nhà cửa, đặc biệt đây là loài hoa duy nhất được cắm trên cây hoa dâng cúng thần linh, tổ tiên. Cây hoa được làm từ một cây tre hoặc nứa, trên có buộc những bông hoa mào gà, dưới gốc buộc hai ống rượu cần.

Người Cống lên nương chọn những bông hòa mào gà đẹp nhất dâng lên tổ tiêng trong dịp Tết.

Phố Hàng Chiếu: Con phố xưa chuyên bán súng ống đạn dược

Vào thời thuộc địa, ở đầu phố Hàng Chiếu có các cửa hàng chuyên buôn súng ống đạn dược cho quân đội Pháp nên khu vực này được chính quyền thực dân bảo vệ rất nghiêm ngặt...

Phố Hàng Chiếu là một con phố dài 280 mét, kéo dài từ cửa ô Quan Chưởng đến ngã tư phố Đồng Xuân - Hàng Mã - Hàng Đường ở phố cổ Hà Nội. Lịch sử con phố này có nhiều điều đặc biệt mà không phải ai cũng tường tận

Phố Hàng Thùng: Nơi ngày xưa bán thùng gánh nước

Tên gọi phố Hàng Thùng ở Hà Nội gắn với một nghề độc đáo, liên quan mật thiết đến đời sống của hàng vạn người dân thủ đô vào thời buổi nước máy còn chưa thịnh hành...

Phố Hàng Thùng là con phố dài khoảng 220 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến phố Cầu Gỗ ở mạn Đông Nam khu phố cổ Hà Nội. Xưa kia đây là đất các thôn Sơ Trang và Đông Yên, thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phía đông kinh thành Thăng Long cũ

28 thg 2, 2020

Bên mộ cụ Đồ Chiểu

Tui viếng mộ cụ Đồ Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) lần trước cách đây cả ngàn năm, chính xác là năm 1999 thuộc thiên niên kỷ trước. Ngàn năm trước, nơi đây chỉ có ngôi mộ ông và mộ bà đơn sơ nằm bên nhau, cạnh đó là mộ của cô con gái Sương Nguyệt Anh. Cạnh mộ là nhà thờ nhỏ để người người thắp nhang tưởng niệm ông bà và con gái.

Ngàn năm sau, vào một ngày đầu năm 2020, tui lại có dịp viếng mộ cụ Đồ Chiểu. Bây giờ bên cạnh mộ người ta đã bày tỏ lòng tôn kính bằng cách xây một ngôi đền thờ thật trang trọng. Đền thờ và khu mộ có tổng diện tích là 13.000 m2, được khánh thành ngày 1/7/2002 nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (1/7/1822). Nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993 và nâng lên thành Di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Cổng vào khu đền thờ.

Chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô

Hằng năm, chợ hoa Hàng Lược họp tử khoảng Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết. Trong hàng trăm năm tồn tại, chỉ có duy nhất một năm chợ hoa Hàng Lược không họp...

Nói về ngày Tết ở Hà Nội, sẽ là thiếu sót nều không nhắc đến chợ hoa Hàng Lược – chợ hoa lâu đời nhất thủ đô