9 thg 2, 2020

Phố Mã Mây: Phố Hàng Mã và phố Hàng Mây

Vào thời thuộc địa, người Pháp gọi phố Mã Mây là phố Quân Cờ Đen (rue des Pavillons noirs) để ghi nhớ sự kiện trong thời gian Pháp rục rịch chiếm Hà Nội có một bộ phận quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở đây để phối hợp với quân ta chống Pháp.

Phố Mã Mây là con phố dài khoảng 290 mét, kéo dài từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu (đoạn đầu) và thôn Dũng Hãn (đoạn cuối), đều thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ

Phố Cầu Gỗ: Giải thích về tên gọi

Phố Cầu Gỗ là nơi hội tụ của nhiều thương hiệu ẩm thực có tiếng của Hà Nội như cà phê và phở Giảng, chè bắp Lan Anh… Vì sao con phố này mang tên gọi "Cầu Gỗ"?

Phố Cầu Gỗ là con phố dài khoảng 250 mét, kéo dài từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Phố hình thành trên nền đất của hai thôn Hương Minh và Nhiễm Thượng, đều thuộc tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ

Phố Hàng Khay: Con phố nhiếp ảnh nổi tiếng Hà Nội xưa

Hà Nội xưa từng có một con phố mang cái tên khá lạ là phố Anh Quốc. Trong nhiều thập niên, con phố này đã trở thành một “phố nhiếp ảnh” của thủ đô...

Phố Hàng Khay là con phố dài 170m, nối liền phố Tràng Tiền với phố Tràng Thi ở bờ Nam hồ Gươm của Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Vũ Thạch thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. 

Phố Hàng Mắm: “Thủ phủ” nước mắm nặng mùi của Hà Nội xưa

Về nghề bán mắm ở phố Hàng Mắm, từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”.

Phố Hàng Mắm là con phố dài khoảng 190 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến ngã ba Hàng Bạc – Hàng Bè, ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội.

Khám phá "siêu phẩm" hầm tác chiến chống bom nguyên tử của Vệt Nam

Việc xây dựng hầm Chỉ huy tác chiến T1 là một kỳ tích của bộ đội công binh Việt Nam. Theo thiết kế, hầm có khả năng chịu được các cuộc tấn công bằng bom tấn, tên lửa, vũ khí hóa học và cả bom nguyên tử.

Hoàng thành Thăng Long hay còn gọi là Khu A, Thành cổ Hà Nội, từng là là tổng hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Một trong những di tích tiêu biểu tại khu vực này là hầm Chỉ huy tác chiến (hầm T1)

6 thg 2, 2020

“Làng cần xé” gần 100 năm tuổi

Dù xã hội đã phát triển, nhiều thiết bị máy móc không ngừng ra đời thay thế cho hoạt động lao động, sản xuất của con người. Thế nhưng, tại vùng đất Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vẫn còn sót lại nhiều làng nghề truyền thống làm bằng thủ công, trong đó có “Làng cần xé” hàng 100 năm tuổi.

Để cần xé bền, đẹp, người thợ phải làm bằng cả cái tâm

“Làng cần xé” này nằm dọc theo bờ kênh Xáng Cái Côn - Phụng Hiệp trải dài suốt 2km. Nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp với hàng trăm thợ đan cần xé miệt mài, cần mẫn chẻ tre, trúc, vót nan, đan cần xé sẵn sàng cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước.

Làng nghề truyền thống đan cần xé tại Đức Hòa

Những đôi tay khéo léo, thoăn thoắt tạo nên những sản phẩm thủ công đẹp, chất lượng là hình ảnh dễ bắt gặp ở nhiều hộ gia đình tại làng nghề truyền thống đan cần xé thuộc ấp Hòa Hiệp 1, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Không biết nghề đan cần xé có từ bao giờ, chỉ biết rằng, nghề này vẫn duy trì từ thế hệ sang thế hệ khác

Đan cần xé ở ấp Hòa Hiệp 1 được công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2013. Hiện nay, toàn ấp có 4 tổ với gần 50 hộ duy trì công việc này. Chị Trần Thị Bích nói: “Để hoàn thành một chiếc cần xé đẹp mắt phải trải qua nhiều công đoạn. Đó là cưa nan, vót nan, đánh nan 2, nan 4, xuống miệng, đẻo quai, đóng hông,... Trong đó, khâu gầy mê và lên mê rất quan trọng, phải làm chặt tay để định hình cần xé”.

5 thg 2, 2020

Amakong thật, Amakong giả!

Thuốc Amakong được đồn đại có tác dụng bổ thận tráng dương nên ai đến với Tây Nguyên cũng muốn mua vài thang về… chiều lòng vợ. Chính bởi lượng người mua quá lớn khiến bài thuốc gia truyền này được làm giả nhan nhản ngay giữa trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và cả vùng Buôn Đôn - quê hương vua voi Ama Kông.

AmaKông thổi tù thuở còn sống. Ảnh: Đ.B.T 

Không chỉ bị làm giả, ngày vua voi Ama Kông còn sống, gia đình ông cũng từng lao đao vì bị cướp trắng thương hiệu Amakong vào tay kẻ xấu.

Có đặc sản nào ngon bằng món 'Trăng sáng trên sông'?

Mỗi lần nhìn gió bấc thổi là tôi lại cảm nhận được mùa xuân đã về chạm ngõ. Gió bấc thổi càng mạnh thì bông so đũa càng nở nhiều, trắng rợp cả cây, nhất là vào những ngày giáp tết.

Canh chua bông so đũa "gia truyền" của chị tôi

Ở quê tôi, ngoài dưa hấu, bông vạn thọ, bánh tét, thịt kho tàu, dưa giá thì bông so đũa nấu canh chua là một món ăn dân dã không thể thiếu trong dịp tết.

Mũi Trèo - điểm đến 'lạ' giữa vùng đất quen

Dịp tết, bạn có thể ghé thăm Quảng Trị - mảnh đất đầy chứng tích lịch sử và có những thắng cảnh be bé xinh xinh mà không kém phần độc đáo.

Mũi Trèo ở Vĩnh Kim, Vĩnh Linh, Quảng Trị - Ảnh: LÊ ĐỨC DỤC

Một trong số những điểm đến thu hút du khách trẻ, các phượt thủ hiện nay là Mũi Trèo - tên một mũi đất nhô ra biển ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh.

Nếu bạn đến làng hầm Vịnh Mốc, một ngôi làng được người dân Vĩnh Thạch đào nên trong lòng đất, bất ngờ khám phá ra dưới độ sâu vài chục mét có đủ căn hộ, nhà trẻ, hầm chiếu phim, cả kho chứa vũ khí để tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ trong những năm chiến tranh; tra "Google Map", bạn sẽ thấy Mũi Trèo chỉ cách đó 4km.