4 thg 10, 2019

Văn hóa miền biển trong lễ hội Dinh Thầy Thím

Lễ hội Văn hóa - Du lịch Dinh Thầy Thím thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/10 (14 - 16/9 AL) tại di tích Lịch sử - Văn hóa Dinh Thầy Thím và Ngảnh Tam Tân. Lễ hội gồm nhiều nghi thức lễ và phần hội mang đậm nét văn hóa dân gian miền biển duyên hải Nam Trung bộ. 


Lễ hội Văn hóa - Du lịch Dinh Thầy Thím có ý nghĩa tưởng nhớ công đức của Thầy và Thím, lúc sinh thời thường chữa bệnh cứu người, giúp ngư dân đóng thuyền đánh cá, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây còn là sự kiện văn hóa - du lịch gắn với kỷ niệm 24 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2019). Dinh Thầy Thím đã tồn tại gần 140 năm và được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia, được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 32 (1879), toạ lạc giữa rừng dầu trên khu cát trắng, nay thuộc thôn Tam Tân, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, mỗi năm Dinh Thầy Thím đón hàng trăm ngàn lượt khách thập phương đến viếng, dâng hương và tham quan du lịch. 

Ngắm cây đa “khổng lồ” vòng thân rộng cả chục mét bên hồ Gươm

Sau bốn thế kỷ tồn tại, cây đa cổ thụ bên đền Bà Kiệu khiến nhiều người choáng ngợp khi đạt đến một kích thước đồ sộ với vòng thân rộng cả chục mét. 

Nằm ở đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện đền Ngọc Sơn ở khu vực bờ hồ Gươm, đền Bà Kiệu là một ngôi đền cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của Hà Nội. Hình ảnh của ngôi đền này luôn gắn với một cây đa cổ thụ có tuổi đời cao nhất nhì thủ đô

1 thg 10, 2019

Có gì lạ ở 'đệ nhất hùng quan' giữa lòng cao nguyên đá

Nếu như điểm ngắm cảnh trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) đã trở thành trái tim của cao nguyên đá và nhẵn bước chân du khách, cảm giác trải nghiệm du thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm vực Tu Sản cũng đang thu hút nhiều du khách.

Cung đường với những khúc cua “dựng tóc gáy” xuống sông Nho Quế - Ảnh: NG.HƯỜNG

Khi đi tour theo đoàn và đứng trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế, nhiều du khách ước ao được một lần xuống tận mép nước Nho Quế để xem, để thỏa sự háo hức. Theo người dân địa phương, trừ những hôm nào mưa, nước sông Nho Quế luôn có màu trong xanh ngọc bích và mát rượi.

Những cây nhãn trăm tuổi ở Bạc Liêu, Hưng Yên, Hà Nội

Nhãn là một loại quả đặc sản từng được lưu danh trong sử sách Việt Nam. Ngày nay, nhiều địa phương vẫn còn lưu giữ được những cây nhãn cổ thụ trăm tuổi độc đáo...

1. Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ thụ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. 

"Bà già đi chợ Cầu Đông": Chợ Cầu Đông giờ ra sao?

Khi nghe câu ca dao nổi tiếng “Bà già đi chợ Cầu Đông. Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng...”, hắn sẽ có người thắc mắc chợ Cầu Đông là chợ nào, nằm ở đâu.

Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Cầu Đông là một khu chợ khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế giữa chợ này và câu ca dao có mối liên quan nào không? 

Quán bánh canh tự làm sợi hơn 30 năm ở Tri Tôn

Khi đến đất Tri Tôn và hỏi "bánh canh lò rèn thím Năm Hải", bạn sẽ được chỉ đến quán nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo. 

Quán bánh canh cá giò heo của cô Đỗ Ngọc Lan (58 tuổi) là một trong những địa chỉ ẩm thực có tiếng ở thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chủ quán thường được người dân trong vùng gọi là Năm Hải. Cô Năm Hải cho hay: "Quán mở gần 30 năm và chưa một lần thay đổi địa chỉ".