3 thg 9, 2019

Bình Định: Ngoài bảo tàng Quang Trung, đến huyện Tây Sơn còn có gì?

Khi nói đến huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định chắc chắn mỗi người sẽ nghĩ ngay tới khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.Thế nhưng, nơi đây còn có nhiều điểm mà chúng ta nên đến tham quan.

Bảo tàng Quang Trung:

Cách TP. Quy Nhơn khoảng 50 km, bảo tàng Quang Trung hiện lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung có liên quan tới phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Khám phá nơi mệnh danh là thiên đường cát ở Quảng Bình

Đến với Quảng Bình, ngoài việc khám phá những kiệt tác thiên nhiên ban tặng như Phong Nha - Kẻ Bàng, động Thiên Đường... ta còn có cơ hội trải nghiệm những đồi cát mênh mông đẹp đến ngây ngất lòng người.

Đến với cồn cát Quang Phú, chúng ta có thể chơi trượt cát từ độ cao hơn 100 mét. 

Cồn cát Quang Phú (xã Quang Phú, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cách trung tâm TP. Đồng Hới khoảng 10km về phía Đông Bắc. Với vẻ đẹp hoang sơ, chân phương vốn có của mình, hiện nay Cồn Cát Quang Phú đã và đang thu hút rất nhiều người đến tham quan và trải nghiệm những trò chơi trên cát độc đáo, mới lạ.

5 điểm “check in” lý tưởng ở danh thắng Núi Sam

Dường như từ rất lâu rồi, Núi Sam – ngọn núi nhỏ nằm giữa lòng TP. Châu Đốc (An Giang) đã trở thành điểm đến khó thể bỏ qua đối với những ai đã quá ngột ngạt với ồn ào phố thị. Về với Núi Sam, du khách không chỉ được tẩy rửa bụi trần với những phút lắng đọng trong nghi thức tín ngưỡng, với cảnh trí hoang sơ của núi rừng miền biên viễn... mà còn được trải lòng ra với đất trời lồng lộng, với những cánh chim tung trời, những di tích trăm năm trầm mặc.... Tất cả đã mang đến có 5 điểm “check in” khó đâu có được.


1 thg 9, 2019

Cồn Thới Sơn

Cồn Thới Sơn hay còn được gọi là Cồn Lân, nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là địa điểm du lịch miệt vườn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm mỗi năm để trải nghiệm văn hóa sông nước. 

Bắt đầu tour tham quan, du khách sẽ được ngồi trên thuyền lớn theo dòng sông Tiền để đến với Cồn Thới Sơn, trải nghiệm cuộc sống của người dân nuôi cá bè và ngắm vẻ đẹp của cây cầu Rạch Miễu.

Sau khi rời thuyền tản bộ trên các con đường làng, du khách có thể nghỉ ngơi trong những khu nhà lá, ngả lưng trên những chiếc võng đan bằng dây chuối hay ngồi nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngon và lắng nghe những cô thôn nữ kể những câu chuyện về tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước bằng những giọng hát làm say đắm lòng người.

Người dân ở Cồn Thới Sơn còn phát triển các nghề nuôi ong lấy mật, làm kẹo, bánh phồng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ … Vì vậy, đây là dịp để du khách có thể đến thăm các làng nghề truyền thống, tìm hiểu quy trình làm kẹo dừa thủ công, đan len, thăm quan các khu trưng bày thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm từ nguyên liệu chính là dừa.

Du khách nước ngoài khám phá cù lao Thới Sơn trên những chiếc ghe nhỏ của người dân bản địa. Ảnh: Thông Hải

Thịt treo xào cải nương

Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.

Đầu xuân, mưa phùn, rét vẫn còn, vùng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc như vẫn còn Tết, lễ hội và lễ cưới nhộn nhịp cả một vùng.

Đám cưới của người Dao ở Hà Giang, nhiều món ngon đặc sắc của đồng bào nhưng người đi dự đám cưới vẫn nhớ nhất món thịt treo xào cải nương ngọt giòn, thơm ngậy của đồng bào. Những chảo rau xào còn xanh nón nóng hổi, đôi tay thoăn thoắt đảo của những người phụ nữ Dao. Thịt treo trên cao chuẩn bị được mang xuống để xào. Đó là những hình ảnh ấn tượng khi lần đầu tiên được dự đám cưới của người Dao ở tận bản làng xa xôi.


Phố “nôi” miền Hương - Ngự

Đường Lê Duẩn bắt đầu từ đèn xanh đèn đỏ cầu Giả Viên ra phía Bắc đến cửa Chánh Tây người Huế đặt tên là “phố nôi”. Xóm đan nôi khoảng chục hộ; trong số đó là họ hàng với nhau, gọi cửa hiệu theo tên tục như hiệu nôi ông Thành, ông Tuấn, nôi mệ Hoa, chị Thương... 

Nghề “gia truyền”

Xóm đan nôi mây tre ở đây không nhiều, khoảng chục hộ theo nghề truyền thống. Không ai nhớ chính xác nghề đan nôi mây tre ở đây có từ bao giờ. Chỉ biết đến bây giờ, họ đều là đời thứ 3, thứ 4 theo nghề gia truyền. Tới phố “nôi” tôi được gặp bà Trần Thị Hoa, cái tên nổi bật nhất ở đây. Đã hơn 70 tuổi bà vẫn ngồi đan nôi mà không cần đeo kính lão. Tay liên tục rút tao mây nhanh nhẹn, bà Hoa cho biết: Dọc theo đường Lê Duẩn ở Huế có đến chục gia đình theo nghề làm nôi mây tre từ những năm 40 đến nay. 

Sản xuất nôi trẻ em loại bình dân (bốn tao nôi bằng dây thừng) ở làng nghề Bao La (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). 

Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu
Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

Cá bống suối nướng vùi ngon từ thịt ngọt từ xương

Cá nướng vùi thơm xênh xang và mềm ngọt nước, thực sự là món mang đậm hương miền rừng, nguyên vẹn vị ẩm thực quê bản, rất xứng đáng được nhắc đến chứ không chỉ riêng món cá nướng gập.

Món Pa pho

Đã có nhiều bài viết về món cá nướng của người Thái ở miền Tây Bắc, nhưng chủ yếu là về món cá nướng gập - pa pỉnh tộp, hiếm bài nhắc tới món cá nướng vùi - pa pho.

Về Đắk Lắk ăn bánh canh 'Hà Lan'

Nhắc đến bánh canh, người ta thường nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như: bánh canh chả cá Nha Trang, bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh, bánh canh Nam Phổ Huế, bánh canh ghẹ Vũng Tàu, bánh canh bột xắt miền Tây...

Bánh canh 'Hà Lan' - Ảnh: TN

Nhưng tại mảnh đất Tây Nguyên, lại có thêm một loại bánh canh đặc biệt, mùi vị đặc trưng thơm ngon, đó chính là bánh canh Hà Lan, được chính con người ở đất Hà Lan chế biến.

Thương nhớ cà đắng núi rừng

Cà đắng là một trong những món ăn lần đầu phải nếm vị đắng dần dần thành quen dễ gây ghiền. Món ăn từ cà đắng là niềm tự hào của các dân tộc như: Ê đê, M’Nông, Gia Rai,…

Trái cà đắng

Đặt chân đến đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ cùng con người chân chất, dân dã nhưng vô cùng mến khách, bên cạnh sự choáng ngợp vẻ đẹp hoang sơ về phong cảnh núi rừng, đặc biệt hơn là thế giới ẩm thực không chê vào đâu được.