6 thg 7, 2019

Lạc vào làng cam Hiếu Liêm

Du lịch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, rất phong phú và đa dạng, mang các giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, giải trí có sức hấp dẫn du khách. Vĩnh Cửu được ví như một vựa trái cây thu nhỏ với những cây trái địa phương nổi tiếng như: bưởi Tân Triều, xoài Phú Lý, cam Hiếu Liêm… 


Đến với Hiếu Liêm, ngoài những cánh rừng già thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai với hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Du khách sẽ có dịp ghé thăm làng cam Hiếu Liêm - nơi được gọi là “thủ phủ” xứ cam của Đồng Nai với các loại cam đa dạng, nổi bật nhất phải kể đến là giống cam sành Hiếu Liêm có vị ngọt tự nhiên và các tép múi căng mọng nước… 

Làng bè nổi Phước An Nhơn Trạch

Nằm trên sông Đồng Nai, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Biên Hòa khoảng 45km, Bè nổi Phước An là địa điểm du lịch khá hấp dẫn đối với du khách gần xa.


Đến với Làng bè Phước An, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên với cảnh quan sông nước thơ mộng, hữu tình, không khí trong lành, mát mẽ. Bên cạnh đó, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc ghe vỏ lãi hoặc ghe gỗ để tham quan rừng sác Nhơn trạch, tìm hiểu các hoạt động bắt cua, đánh cá của người dân nơi đây… 

Chùa Hồng Trung Sơn – Thanh tịnh chốn núi rừng

Tọa lạc tại khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai, ngôi chùa Hồng Trung Sơn hiện lên xinh đẹp, uy nghi giữa những dãy núi thiên nhiên hùng vĩ, với khuôn viên chùa xanh mát bởi những tán cây và vô cùng thoáng đãng ấm áp. Khách du lịch về rừng Nam Cát Tiên có thể đến tham quan ngôi chùa này để tìm chút thư giãn với sự trong lành của rừng núi sơn cước và vẻ thanh tịnh của chốn thiền môn. 


Chùa Hồng Trung Sơn là một điểm tham quan lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch về rừng Nam Cát Tiên. Hàng năm, có hàng ngàn người đã tìm đến Chùa Hồng Trung Sơn để tham dự khóa tu thiền Vipassana do sư cô trụ trì Thích nữ Hằng Liên giảng dạy. 

Ngày mưa thưởng thức lẩu cá kèo Thanh Mai

Lẩu cá kèo là món ăn đặc trưng của ẩm thực Phương Nam, với nhiều món ăn hấp dẫn như lẩu cá kèo lá giang, cá kèo nướng muối ớt, cá kèo chiên…với cách chế biến đa dạng, cá kèo ngày nay đã trở thành món ăn bình dị được nhiều người yêu thích. 


Lẩu cá kèo Thanh Mai (Cù lao Phố - Biên Hòa) nổi tiếng bởi nước lẩu chua cay ngọt thanh ngon độc đáo, hút hồn thực khách, ăn một lần là lại muốn ăn thêm lần thứ hai. Điểm nhấn của quán chính là món lẩu cá kèo trứ danh, bởi nước lẩu ở đây có vị đặc biệt so với các loại lẩu thông thường. Mới ban đầu nhìn những con cá kèo nhỏ xíu bằng ngón tay, da nhớt, khiến nhiều thực khách cũng có phần hơi e ngại khi thưởng thức. Tuy nhiên khi một lần ăn qua rồi bạn sẽ cảm nhận được loại cá này có thịt rất ngọt, mềm rất dễ ăn và bắt “mồi”. Những con cá kèo tươi roi rói, còn quẫy đạp, được thả vào nồi nước đang sôi, trông rất hấp dẫn. 

Ghé quán lẩu cua nổi tiếng Long Thành

Nằm trên tuyến du lịch sầm uất Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu theo hướng Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 51 đến Bà rịa – Vũng tàu, Quán Lẩu Cua Tuấn là địa chỉ yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh mỗi khi đi ngang qua Long Thành, Đồng Nai. 


Quán Lẩu Cua Tuấn có không gian rộng rãi, sạch đẹp, quán có sức chứa hơn 1.000 thực khách. Quán có nhiều khu vực ăn cho khách, ngoài các sảnh ăn chung ở bên ngoài, quán còn có các phòng ăn có máy lạnh cho khách lựa chọn theo nhu cầu, sở thích. 

Những món ngon nổi tiếng ở Long Khánh

Cách TP.HCM 90 km, Long Khánh được coi là “thủ phủ” trái cây của Đông Nam Bộ. Ngoài những miệt vườn, nơi đây còn có rất nhiều điểm đến thú vị và món ăn ngon, hấp dẫn dành cho du khách cùng khám phá và trải nghiệm.

Bún bò huế Cô Hằng 


Quán có tuổi đời hơn 20 năm và là quán bún bò nổi tiếng bậc nhất ở Long Khánh, nằm sau trường tiểu học Hòa Bình, quán tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Cũng như những quán bò huế khác nhưng cách chế biến bún bò ở đây rất đặc biệt, vị cay thé của ớt sa tế làm cho thực khách nức lòng khi thưởng thức.

3 thg 7, 2019

Vùng đất, con người Hòa Vang: Thăm Túy Loan, khám phá văn hóa đình làng

Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú, hệ thống sông ngòi, thác ghềnh thơ mộng, khí hậu trong lành, rừng nguyên sinh kỳ vĩ, đã tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, đẹp nao lòng người. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh của làng quê, du khách còn được trải nghiệm sự độc đáo về bản sắc văn hóa của người dân khi tham quan đình làng và tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống. 

Lễ hội văn hóa đình làng Túy Loan. 

Nằm trên địa phận thôn Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 15km (đi theo quốc lộ14B cũ).

Ký ức một dòng sông

Sông Bài Ca không rộng và dài như bao dòng sông khác, nhưng là "quà tặng" của thiên nhiên cho mảnh đất Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Hiền hòa, thơ mộng như tên gọi, sông Bài Ca đã gắn liền với ký ức đẹp đẽ của người dân ở đây.

Con sông của quá khứ
Với đa phần người dân ở Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, dòng sông Bài Ca đã gắn liền với cuộc sống của họ, từ cái thời cha ông họ về đây khai thiên lập địa. Con sông đẹp, hiền hòa và thơ mộng đúng như tên gọi. Con sông tuy nhỏ, nhưng đã gắn liền với bao biến thiên của lịch sử.

Theo lời cụ Nguyễn Duy Ích (82 tuổi), một người dân ở Tịnh Hòa, thì ngày trước, bên kia bờ, nghĩa là địa phận Tịnh Kỳ là một rừng đước bạt ngàn. Những ngày chiến tranh, mỗi khi được báo động có máy bay trực thăng của Mỹ càn qua vùng này, tất cả dân chúng hai thôn Đông Hòa (Tịnh Hòa) và Kỳ Xuyên (Tịnh Kỳ) đều tất bật bơi thúng sang rừng đước trú ngụ.

Sông Bài Ca chảy qua xã Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) ngày càng hẹp dần. 

Sửng sốt hình thù kỳ thú của núi đá biển Quỳnh

Trải dài dọc bờ biển Quỳnh Lưu không chỉ là những bãi tắm đẹp, cát vàng mịn, nước xanh trong mà còn nhiều hang động, đảo đá nhỏ gần bờ có hình dạng kỳ thú vô cùng bắt mắt. 

Biển Quỳnh sở hữu nhiều mỏm núi đá hình thù lạ mắt, độc đáo tựa như ở một xứ sở khác. 

Ngôi đền 'tối linh' ở trung tâm thị xã Thái Hòa

Dù khuôn viên nhỏ bé, nhưng đền Bàu Sen ở phường Hòa Hiếu, thuộc trung tâm thị xã Thái Hòa vẫn ẩn chứa trong đó nhiều nét thú vị. Ngoài huyền tích về nguồn gốc của ngôi đền, chúng ta còn tìm thấy ở đó những đường nét cổ kính hiếm gặp ở những ngôi đền trong nước. 

Ở thị xã Thái Hòa cũng từng tồn tại thủ phủ của phủ Quỳ Châu xưa, từ cái thuở mà ranh giới của phủ còn bao trùm cả huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa ngày nay, cùng các thổ quan họ Sầm người Thái bản địa chỉ có ảnh hưởng ở địa vực miền núi từ huyện Quỳ Hợp trở lên khu vực biên giới. Ngày nay, khu vực Chợ Bảy bên cầu Hiếu mà theo nhà nghiên cứu Lương Viết Thoại ở xã Châu Quang (Quỳ Hợp) thì là nơi đứng chân của trụ sở phủ Quỳ Châu. 

Đền Bàu Sen. Ảnh: Đào Thọ