3 thg 4, 2019

“Trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ

Phật giáo Nam tông có vai trò và vị trí quan trọng, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo Nam tông mang tính quần chúng, hướng con người đến việc “tốt đạo - đẹp đời” và đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì vậy, Phật giáo Nam tông được ví như “trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ. 

Đời người gắn với ngôi chùa 


Chúng tôi có mặt ở Trà Vinh để dự trong đám cưới anh bạn người Khmer tên Thạch Ri Cơn. Trong lễ cưới, sau khi cô dâu chú rể đã làm lễ hồi hướng tổ tiên và nhận chúc phúc từ phía họ hàng hai bên, một nghi lễ không thể thiếu là nhận sự chúc phúc và nghe giảng đạo từ các sư thầy về nghĩa vợ chồng, đạo làm con với bố mẹ.

Người Khmer khi sinh ra, lớn lên rồi về già và cho đến lúc chết, mọi buồn vui của cuộc đời đều gắn bó với ngôi chùa. Chùa là biểu tượng tinh thần của cộng đồng cư dân Khmer Nam bộ. Mỗi phum sóc đều có ngôi chùa là trung tâm điều khiển cả việc đạo lẫn việc đời.

(Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
Là người làm chủ hôn cho cô dâu chú rể trong đám cưới, ông Thạch Út cho biết: “Các nhà sư là người có tri thức của cộng đồng và luôn được kính trọng nên việc giáo dục cho lớp trẻ là một phần trách nhiệm của họ”.

Chúng tôi để ý rằng trong buổi lễ hôm đó, người nhà cô dâu chú rể đều dâng cơm cho các vị sư thầy tới giảng đạo với một mong muốn được các vị sư chiếu cố dùng để mang lại điều phước lớn cho gia đình mình. Khi tôi kể rằng, không chỉ thấy trong buổi lễ cưới mà ngay khi đi trên đường cũng nhìn thấy người dân hay biếu đồ ăn hay hoa quả cho các thầy sư, anh bạn Thạch Ri Cơn cho biết đây là một nét đẹp trong lẽ sống người dân Khmer. Người Khmer cho rằng lấy việc làm điều thiện, cung tiến chùa chiền là lẽ sống thường ngày của mình. Vì vậy, triết lý của Phật giáo luôn đi cùng cách hành xử trong cuộc sống thường ngày của người Khmer. Điều này tạo nên giá trị văn hóa nhân văn cho người Khmer luôn sống nhân ái với nhau.

Trekking thác Hang Én giữa đại ngàn Gia Lai

Thác Hang Én như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ, là điểm đến dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. 

Thác Hang Én nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện K'bang (Gia Lai). Đây là điểm du lịch khám phá không dành cho những người yếu tim, nếu muốn chinh phục bắt buộc phải có thổ địa hướng dẫn, vì đường đi trekking-hiking hiểm trở với những mối đe dọa tiềm ẩn giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. 

Nhà máy thủy điện có kiến trúc như biệt thự ở Đà Lạt

Ankroet là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng năm 1942 với vật liệu chủ yếu bằng đá. 

Nhà máy thủy điện Ankroet nằm sâu trong thung lũng Dan Kia - Suối Vàng, giữa rừng thông, cách TP Đà Lạt khoảng 15 km. Công trình do người Pháp xây dựng từ năm 1942 và khánh thành, phát điện vào năm 1946. 

'Địa ngục trần gian' một thời ở Pleiku

Nhà lao Pleiku là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 

Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai. 

Lăng mộ bằng đá của cha Nam Phương hoàng hậu ở Đà Lạt

Lăng mộ ông Nguyễn Hữu Hào được xây dựng trong bốn năm với vật liệu chủ yếu là đá xanh, tọa lạc trên ngọn đồi giữa rừng thông. 

Ông Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, là một đại điền chủ giàu có, quê ở Tiền Giang. Sau khi lấy vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đưa bố mẹ lên Đà Lạt sinh sống cho đến ngày tạ thế. Năm 1937, bà xây lăng mộ cho cha trên một ngọn đồi ở Đà Lạt. 

1 thg 4, 2019

Mùa hoa cà phê nở trắng một góc trời Gia Lai

Những chùm hoa cà phê trắng muốt trên cành cây khiến du khách ngỡ như đang lạc vào nơi có tuyết rơi.

Mỗi năm, hoa cà phê thường nở khoảng 2-3 đợt, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mỗi đợt kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Đến Gia Lai cuối tháng 3, du khách vẫn có cơ hội ngắm nhìn những bông hoa trắng muốt. Chỉ qua một đêm, những cánh rừng cà phê xanh chuyển hoa trắng dưới bầu trời trong xanh và cái nắng dịu nhẹ. 

Quán 'bún thối' ở Pleiku: mỗi ngày lên men 20 kg cua

Quán ăn của chị Chi chuyên bán đặc sản bún mắm cua đã hơn 20 năm. 

Chị Chi năm nay 52 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nấu nướng, ngay từ nhỏ, chị Chi đã học cách chuẩn bị các món ăn. Mở quán bún mắm cua từ năm 1998, quán của chị đã tồn tại hơn 20 năm tại phố núi. "Lúc mới mở hàng, tôi chỉ bán ở vỉa hè. Mãi sau này mới có được không gian thoải mái cho thực khách ngồi ăn", bà chủ chia sẻ. 

Những hồ nước tuyệt đẹp ở Bảy Núi

Không chỉ nổi tiếng với cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ cùng những di tích văn hóa, lịch sử cách mạng hào hùng, Bảy Núi còn có nhiều hồ nước tuyệt đẹp thu hút rất đông du khách, nhất là các bạn trẻ đến đây khám phá, “check-in” và lưu lại những bức ảnh ấn tượng.

Do điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu nên vùng Bảy Núi đến mùa khô thường xuyên thiếu nước. Vì vậy, những giếng khoan, các hồ lớn, như: Soài So, Soài Chek, Tà Pạ, Ô Thum, Ô Tà Sóc (Tri Tôn), Ô Tức Sa, Thủy Liêm, Thanh Long (Tịnh Biên)… được xây dựng với dung tích dự trữ được hàng trăm ngàn mét khối nước vào mùa mưa với mục đích chính là phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân vùng núi và công tác phòng, chống cháy rừng lúc khô hạn. Những người dân sinh sống và trồng trọt quanh các hồ chứa nước cho biết, trước đây họ chỉ làm ruộng, lúa mỗi năm được 1 vụ vào mùa mưa. Từ khi các hồ chứa nước đi vào hoạt động, mọi người bơm nước trong hồ để tưới ruộng lúa, khoai, đậu… vào mùa khô, nên mỗi năm có thể làm 2-3 vụ, từ đó tăng thêm thu nhập.

Bảy Thưa một thời hào hùng

Những ngày này, tại Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú) vô cùng náo nhiệt, đông đảo người dân từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh tề tựu về vùng đất Láng Linh để tưởng nhớ một thời hào hùng của cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy chống Pháp.

Hào khí Nghĩa binh Gia Nghị
Ca dao Nam bộ có câu “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/Nhớ người áo trắng, khăn điều vắt vai”, nhiều người cho rằng, hình ảnh “người áo trắng” là nói đến Trần Văn Thành- một chí sĩ yêu nước, một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào kháng Pháp ở Tây Nam Bộ giai đoạn gần cuối thế kỷ thứ XIX. Áo trắng và khăn điều là y phục đặc trưng của những tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và là quân phục của Nghĩa binh Gia Nghị do Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy lúc bấy giờ. Trần Văn Thành sinh năm 1818 trong một gia đình nông dân tại ấp Bình Phú, làng Bình Thạnh Đông, Tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, Phú Tân). Năm 1840, ông gia nhập quân đội triều Nguyễn, nhờ giỏi võ nghệ, có chữ nghĩa và tài chỉ huy, ông được phong làm suất đội, chỉ huy 50 binh lính. Giai đoạn này, ông lập nhiều công trận, giữ yên bờ cõi, bảo vệ biên giới, trấn áp các cuộc nổi loạn nên được thăng chức Quản cơ, chỉ huy 500 quân sĩ, đồn trú trong địa phận tỉnh An Giang. 

Tượng Quản cơ Trần Văn Thành tại thị trấn Cái Dầu (Châu Phú) 

Hấp dẫn đặc sản từ cây thốt nốt Bảy Núi

Có dịp về vùng Bảy Núi (An Giang), du khách đừng quên thưởng thức các đặc sản hấp dẫn và mua các sản phẩm độc đáo được làm từ cây thốt nốt, như: nước thốt nốt, đường thốt nốt, mứt, chè, bánh bò, thạch thốt nốt, rượu, tranh lá thốt nốt,…