15 thg 3, 2019

Du xuân thưởng thức ẩm thực Tây Thiên

Hành hương về núi Tây Thiên (Vĩnh Phúc) du xuân, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của vùng đất này.

Vào xuân, mỗi ngày danh thắng Tây Thiên đón hàng vạn du khách

Đàn đá Lộc Hòa, nhạc cụ chế tác tinh xảo của người tiền sử

Vừa qua, Bộ Đàn đá Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã vinh dự được Chính phủ ký Quyết định công nhận là bảo vật Quốc gia. Hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Bình Phước. Bảo vật Quốc gia Đàn đá Lộc Hòa - bộ nhạc cụ có kỹ thuật chế tác tinh xảo của người tiền sử, với niên đại trên 3.000 năm. Đây là minh chứng tiêu biểu cho sự hiện diện của người cổ xưa trên mảnh đất Bình Phước, chứng minh bề dày truyền thống của những cư dân đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất này.

Đàn đá Lộc Hòa là nhạc cụ có kỹ thuật chế tác tinh xảo của người tiền sử

14 thg 3, 2019

Dấu ấn Việt Nam qua "Nét cũ dấu xưa"

Hơn 130 cổ vật mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến công chúng trong triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" do Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh. 

Phần lớn những hiện vật trong “Nét cũ dấu xưa” thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân, được chia thành nhiều chủ đề khác nhau, gồm: vũ khí, đồ dùng uống trà, ấn chương (con dấu), pháp lam (đồng tráng men), gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu.... Tại triển lãm, ngoài các hiện vật có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam, còn có sự đóng góp của các đồ vật do Trung Quốc và Nhật Bản chế tác.

Hiện vật trưng bày tại triển lãm có rất nhiều loại vũ khí cổ đa dạng về loại hình, kiểu dáng, chất liệu, trong đó đáng chú ý là chiếc qua (thông dụng trong chiến tranh thời cổ với các công dụng lợi hại: đâm, móc, bổ, chém, quét, lia) và kris (một loại đoản kiếm hộ thân, ngoài làm khí giới còn mang ý nghĩa tâm linh mang lại sự may mắn, sức mạnh và quyền lực). Ngoài ra, nhóm cổ vật kim khí còn có bộ sưu tập mũi giáo, qua đồng có niên đại từ 2000 năm đến 2500 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai là những hiện vật quý hiếm chứa đựng thông tin khảo cổ rất giá trị.

Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm trong chuyên đề “Nét cũ dấu xưa” tại bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Vén mây trẩy hội Gầu Tào

Sapa (Lào Cai) vào Xuân, mùa mây kéo đến bảng lảng khắp thôn bản, hẻm núi, người Mông ở xã San Sả Hồ lại nô nức tổ chức hội Gầu Tào. Gầu Tào từ hội của một dòng họ, đến nay đã thành hội chung vui của cả vùng Hoàng Liên Sơn với ý nghĩa cầu tự, cầu mùa. 

Theo truyền thuyết dân gian vùng Sapa kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai... Trong 3 năm hoặc 5 năm liên tiếp sau khi sinh hạ, gia đình đều tổ chức lễ Gầu Tào mời anh em, họ hàng, bà con người Mông đến chia vui và tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ.

Nguồn gốc Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở xã San Sả Hồ bắt đầu từ đó. Sau này, lễ hội được tổ chức thường xuyên và trở thành lễ hội của cộng đồng làng xã. Bởi vậy, Lễ hội Gầu Tào ngoài việc cầu con, còn cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng.

Bà con người Mông vùng Hoàng Liên Sơn nô nức trẩy hội Gầu Tào. Ảnh: Trọng Chính 

Bình yên Eo gió

Không hiểu ai đã đặt cho nơi ấy cái tên đầy bí ẩn và cuốn hút là Eo gió? Chỉ nghe kể lại rằng nhiều người đã bắt được thứ âm thanh đầy ám ảnh vào mỗi cuối chiều, khi ánh hoàng hôn nhuộm vàng mặt nước và từng bầy chim yến xao xác tìm về. Người thì lý giải đơn giản đó chỉ là sự hòa âm của những luồng gió nối đuôi nhau thổi vào vịnh vắng. Trong khi một số người vẫn quả quyết rằng đó là lời thì thầm bí mật nhiều gửi gắm của thiên nhiên. 

Bãi biển Eo gió thuộc địa phận xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bạn chỉ cần đến khu vực cầu Thị Nại, qua ngã ba Nhơn Hội là đã cảm thấy mơ hồ một thứ hơi nước mặn mặn của biển. Và chỉ ít phút sau, khi chạm tới những hàng phi lao tăm tắp nằm bình yên trên cát, chính là lúc bạn đã đến được Eo gió cần tìm.

Trong dãy núi vòng cung trải dài dọc bờ biển Quy Nhơn, Eo gió là điểm đến xa nhất và đặc biệt nhất. Từ con đường đất mòn cũ, lên đến từng bậc thang chơi vơi bên những tay vịn tươi màu nổi bật giữa trời xanh mây trắng, bạn sẽ được ngắm quang cảnh hoàn hảo của Eo gió. Từ trên nhìn xuống, bạn sẽ thấy một dải nước biển nhỏ được tạo hình từ hai dãy núi cao ôm gọn lấy.

Tòa bảo tháp kỳ vĩ của chùa Phật Tích

Dáng vẻ kỳ vĩ của bảo tháp chùa Phật Tích gợi nhớ về thời kỳ hoàng kim của ngôi chùa có lịch sử 1.000 năm này.

Nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Nhìn từ xa, ngôi chùa gây ấn tượng mạnh với tòa bảo tháp cao vút vươn lên từ đỉnh núi.

13 thg 3, 2019

Bờ sông Hoài - điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Hội An

Nằm rìa phố cổ, bờ sông Hoài chảy ngang thành phố Hội An không chỉ là điểm du lịch hút khách, còn là nơi hóng gió yêu thích mỗi sáng, chiều của dân địa phương. Dãy nhà cổ sơn vàng đặc trưng dọc hai bên bờ, hầu hết là hàng quán bán đồ ăn, thức uống trang trí kiểu xưa. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, chọn bàn hướng ra đường, nhìn người qua lại, tận hưởng chút bình yên nơi phố Hội - Ảnh: Vi Yến 

Phở Clinton - cà phê Trudeau - thực đơn Bush ở Sài Gòn

Phở, cà phê cóc hay mít non trộn... là những món mà các nguyên thủ Quốc gia đã thưởng thức trong chuyến thăm Việt Nam tại TP HCM. 

Phở Clinton



Năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam cùng vợ và con gái, Tổng thống Bill Clinton đã phải lòng món phở ở Hà Nội. Vì thế, khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông đã ghé quán phở bên hông chợ Bến Thành để thưởng thức. Về sau, quán đổi tên thành Phở 2000 để đánh dấu cột mốc đáng nhớ khiến nó trở nên nổi tiếng. Lâu dần, người ta quen gọi đây là 'quán phở Clinton' cho dễ nhận dạng.



Kiến trúc Pháp hơn 100 năm trong Đại Nội Huế

Phủ Nội Vụ gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn và những bí ẩn về hầm vàng của vua Minh Mạng. 

Quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ được xây dựng từ năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng, là nơi quản lý, chế tác và lưu giữ các loại vàng bạc, châu báu phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn. Đến năm 1906, công trình được xây dựng lại theo kiến trúc Pháp, ngày nay chỉ còn lại tòa nhà chính hai tầng sót lại sau chiến tranh, vị trí gần cửa Hiển Nhơn thuộc khuôn viên Tử Cấm Thành. 

Chùa Giác Nguyên bên hồ Đa Nhim

Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, chùa Giác Nguyên còn nằm ở một vị thế đẹp, nhìn ra hồ thủy điện Đa Nhim với vẻ đẹp hữu tình. Từ sân chùa, du khách cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh yên bình của thị trấn Đơn Dương với những nếp nhà nhỏ nằm giữa đồi núi, vườn tược…

Nằm trên một ngọn đồi ở thôn Đường Mới, xã Lạc Nghiệp, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chùa Giác Nguyên là một ngôi chùa cổ nổi tiếng với cảnh quan đẹp và kiến trúc độc đáo gần thành phố Đà Lạt