2 thg 2, 2019

Gia Lai - Về miền hoang dã

Trước 1975, Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung được xem như tiền đồn của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở Vùng 2 chiến thuật trên cao nguyên Trung phần. Vùng đất bazan đầy nắng gió, bụi đỏ và ầm ào bom đạn chiến tranh ngày nào giờ đã lột xác trở thành một phố núi giàu có với bạt ngàn cao su, cà phê, đồi chè… và là điểm đến lí tưởng cho những ai muốn khám phá di sản cồng chiêng Tây Nguyên và những thắng cảnh hoang sơ, kì vĩ.

Điểm hẹn ở Tây Nguyên

Trong kí ức của nhiều người, thời chiến tranh, Pleiku (nay là thủ phủ của tỉnh Gia Lai) được ví là cái “thị xã của lính”; còn bây giờ Gia Lai được gọi là “vùng du lịch không tốn tiền vé”, vì ở đây thiên nhiên hoang sơ giàu có, phóng khoáng với mọi vẻ đẹp từ hồ, thác, núi, rừng… sẵn sàng chờ du khách đến tự do khám phá mà không phải trả tiền.

Ông Hoàng Resort và tuyệt phẩm nghỉ dưỡng giữa biển mây

Trong mỗi nét kiến trúc của Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel- “đứa con thứ ba” của ông hoàng resort Bill Bensley và Tập đoàn Sun Group đặt tại Sa Pa- đều có hình bóng một Sa Pa hoàng kim thời xưa cũ: sang trọng, bặt thiệp nhưng cũng vô cùng bí ẩn. 

Tôi gặp Bill Bensley trước ngày khai trương khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel chỉ khoảng một tuần. Vừa trò chuyện với chúng tôi, Bill Bensley vừa sắp đặt những món đồ cổ mà ông khuân về từ khắp nơi trên thế giới, vào những không gian vốn cũng đã khá nhiều đồ đạc của khách sạn. Mớ đồ hỗn độn khiến ông nhiều lúc phát cáu, khi nhân viên khách sạn chưa hiểu ý mình. Nhưng với ông, “more is never enough- nhiều không bao giờ là đủ”.

Xin chào Bill Bensley. Có vẻ như mọi thứ đã hòm hòm. Nhưng vẫn còn rất nhiều đồ cổ vừa mới được chuyển tới… 


Săn nấm tràm ở Phú Quốc: Liều mình băng rừng lội suối vì của hiếm

Nấm tràm được người dân Phú Quốc nâng niu bởi vòng đời của nó quá ngắn, mưa ít khó mọc, mưa nhiều khó sống. Vì điều đặc biệt đó, chúng tôi quyết băng rừng tìm nấm để trải nghiệm cảm giác đi tìm của hiếm.

Nấm tràm có màu tím rất đẹp 

Về miền Tây, ăn miến gà 'chửi' Phú Quốc

Thú thật là tôi rất háo hức, nhưng vẫn có gì đó còn “ấm ức” khi đến TT.Dương Đông, Phú Quốc ăn món miến gà của bà Loan.

Một tô miến gà tại quán bà Loan. QUANG VIÊN 

Cô bạn ở đảo ngọc nói ăn bún “quậy”, bún kèn Dương Đông là xưa rồi. Đến đây, ăn miến “chửi” của bà Loan thì mới ấn tượng. Tôi thắc mắc bún “chửi”, phở “quát” là “đặc sản” Hà Nội, không lẽ ở Phú Quốc giờ cũng có sao. Vậy là tôi mang câu hỏi đó tìm đến quán bà Loan gần cổng chợ đêm ở TT.Dương Đông cùng những lời dặn dò kỹ lưỡng từ cô bạn. 

1 thg 2, 2019

Dạo phố nghề Hàng Thiếc, Hà Nội

Phố Hàng Thiếc là một phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Qua thời gian, Hàng Thiếc là một trong ít phố nghề vẫn giữ được nghề truyền thống.

Phố Hàng Thiếc có chiều dài 136 mét, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc tới ngã 3 Hàng Thiếc – Hàng Nón, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Du ngoạn lòng hồ Hòa Bình

Cách Hà Nội chỉ hơn 70 km về phía Tây, hồ Hòa Bình là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam với dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước. Được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện, nơi đây được nhiều người coi là “Hạ Long trên núi” với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. 

Thời gian đẹp nhất để đến hồ Hòa Bình là dịp cuối năm khi mực nước lên cao nhất. Từ thành phố Hòa Bình, có nhiều cách để đến với lòng hồ thủy điện. Nếu bắt đầu bằng đường thủy, có thể đi từ cảng Bích Hạ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km hoặc cảng 3 cấp thuộc phường Thái Bình nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi tại bến cảng Thung Nai thuộc địa phận huyện Cao Phong. Còn để vừa được nhìn ngắm hồ Hòa Bình từ trên cao, vừa được quan sát cảnh quan tuyệt đẹp dọc đường nên chọn bến xa hơn nằm cạnh đường 6 là Bãi Sang thuộc địa phận xã Tòng Đậu huyện Mai Châu. 

Một góc hồ thủy điện Hòa Bình nhìn từ con đường đến Bãi Sang thuộc xã Tòng Đậu huyện Mai Châu.