2 thg 2, 2019

Về miền Tây, ăn miến gà 'chửi' Phú Quốc

Thú thật là tôi rất háo hức, nhưng vẫn có gì đó còn “ấm ức” khi đến TT.Dương Đông, Phú Quốc ăn món miến gà của bà Loan.

Một tô miến gà tại quán bà Loan. QUANG VIÊN 

Cô bạn ở đảo ngọc nói ăn bún “quậy”, bún kèn Dương Đông là xưa rồi. Đến đây, ăn miến “chửi” của bà Loan thì mới ấn tượng. Tôi thắc mắc bún “chửi”, phở “quát” là “đặc sản” Hà Nội, không lẽ ở Phú Quốc giờ cũng có sao. Vậy là tôi mang câu hỏi đó tìm đến quán bà Loan gần cổng chợ đêm ở TT.Dương Đông cùng những lời dặn dò kỹ lưỡng từ cô bạn. 

1 thg 2, 2019

Dạo phố nghề Hàng Thiếc, Hà Nội

Phố Hàng Thiếc là một phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Qua thời gian, Hàng Thiếc là một trong ít phố nghề vẫn giữ được nghề truyền thống.

Phố Hàng Thiếc có chiều dài 136 mét, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc tới ngã 3 Hàng Thiếc – Hàng Nón, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Du ngoạn lòng hồ Hòa Bình

Cách Hà Nội chỉ hơn 70 km về phía Tây, hồ Hòa Bình là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam với dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước. Được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện, nơi đây được nhiều người coi là “Hạ Long trên núi” với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. 

Thời gian đẹp nhất để đến hồ Hòa Bình là dịp cuối năm khi mực nước lên cao nhất. Từ thành phố Hòa Bình, có nhiều cách để đến với lòng hồ thủy điện. Nếu bắt đầu bằng đường thủy, có thể đi từ cảng Bích Hạ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km hoặc cảng 3 cấp thuộc phường Thái Bình nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi tại bến cảng Thung Nai thuộc địa phận huyện Cao Phong. Còn để vừa được nhìn ngắm hồ Hòa Bình từ trên cao, vừa được quan sát cảnh quan tuyệt đẹp dọc đường nên chọn bến xa hơn nằm cạnh đường 6 là Bãi Sang thuộc địa phận xã Tòng Đậu huyện Mai Châu. 

Một góc hồ thủy điện Hòa Bình nhìn từ con đường đến Bãi Sang thuộc xã Tòng Đậu huyện Mai Châu.

Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản triều Nguyễn

Nhằm tôn vinh các giá trị về kinh thành Thăng Long của di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn, triển lãm mang chủ đề “Hoàng thành Thăng Long trong Mộc bản triều Nguyễn” đã diễn ra tại Hà Nội trong dịp chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần XIV. 

Triển lãm chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long trong Mộc bản triều nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4 - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức.

Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp nghiên cứu, tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm, qua đó tôn vinh các giá trị của di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn, cũng như phát huy giá trị văn hóa lịch sử của di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, lịch sử xây dựng Hoàng thành Thăng Long được ghi chép rất rõ trong các bộ cổ sử, trong các mộc bản triều Nguyễn được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 4. Triển lãm chọn lựa và giới thiệu bộ sưu tập mộc bản triều Nguyễn bao gồm 60 phiên bản mộc bản, tài liệu, hình ảnh chứa đựng những tư liệu giá trị về kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ.

Sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long qua mộc bản triều Nguyễn.

Rực rỡ mùa hoa Tớ dày Mù Cang Chải

Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái làm mê đắm lòng người bởi vẻ đẹp thuần khiết, lung linh của một loài hoa rừng mang tên độc đáo - Hoa Tớ dày.

Tớ dày là loại cây thân gỗ, thuộc họ hoa đào, chỉ mọc và nở hoa ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển. Người Mông ở Mù Cang Chải gọi là “Pằng Tớ dày” nghĩa là “Hoa đào rừng”

Chùa Từ Hiếu - ngôi cổ tự độc đáo xứ Huế

Ẩn mình trong một rừng thông, chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân) là ngôi cổ tự độc đáo của TP. Huế. Chùa còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo.

Lối vào chùa