13 thg 12, 2018

Vũ hội cồng chiêng sôi động trên phố núi Pleiku

Vừa qua, tại các tuyến đường chính của thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra Lễ hội đường phố - một trong những hoạt động chính của Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. 

Tham gia Lễ hội đường phố có hơn 1.000 nghệ nhân đến từ 26 đoàn của các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai. Lễ hội được bắt đầu từ Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai đi qua các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lai,… rồi về Quảng trường Đại đoàn kết (thành phố Pleiku).

Các nghệ nhân với trang phục truyền thống tham gia Lễ hội đường phố tại Pleiku. 

Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu

Người Cơ Tu sống dọc theo dãy Trường Sơn xưa kia có tập quán sống du canh, du cư. Thức ăn chính của họ là vào rừng để săn, bắn, hái, lượm… Khi bẫy bắt được nhiều chuột rừng, sóc rừng họ dự trữ bằng cách xông khói trên giàn bếp để ăn dần. 

Người Cơ Tu gọi con “sóc thường” là xọng bhrôông và “sóc bay” là ta’tăng. Loại này sinh sống và làm tổ trên cây chuyên ăn trái cây nên thường trú ở khu rừng gần nương rẫy của đồng bào. Chúng rất thích ăn chuối, bắp, dứa… Để bắt sóc, người Cơ Tu chế loại bẫy lồng, trong lồng có gài trái chuối vừa chín tới, sóc nhà ta sống và làm tổ trên cây xuống đất thấy mùi chuối thơm hấp dẫn mò vào ăn là dính bẫy.

Con sóc ở vùng núi huyện Đông Giang chuyên ăn đọt tà vạt nên thịt thơm, ngọt, nên cư dân Trường Sơn chế biến các món như: Sóc nấu cháo, sóc nướng, sóc hông, sóc xào, sóc lam... Người Cơ Tu gài bẫy bắt được nhiều sóc, ăn không hết, đồng bào dự trữ bằng cách cạo lông và mổ bụng bỏ bộ lòng, rửa sạch sẽ để ráo và sắp trong cái trẹt nhỏ xông trên giàn bếp thành sóc xông khói. 

Già Phạm Văn Crới giới thiệu sóc xông khói. 

Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.

Múa Ong eo (Vũ điệu Tẹ Viêr Guông)


Người Khơ Mú thường múa Ong eo hình trong những dịp lễ hội, lễ mừng cơm mới được tổ chức ngay sau khi vừa kết thúc vụ gặt. Ong eo của đồng bào Khơ Mú là điệu múa lắc hông, uốn lượn eo, được mô phỏng theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của người dân nơi đây như: Gặt lúa, bẻ ngô, hái rau, nhổ cỏ, đơm tép, giặt giũ. Điệu múa biểu tượng cho mối cộng cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, từng nhịp điệu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Khi múa Ong eo, người nam thường đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ, trong khi các cô gái với bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, nụ cười duyên dáng, nhịp gót nhún rộn ràng, uốn lượn lưng eo khiến người xem ngẩn ngơ say đắm.

Mùa thu Ba Bể nao lòng khách phương xa...

Nằm trong top 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới, hồ Ba Bể trong tiết Thu se lạnh càng trở nên thơ mộng, quyến rũ say lòng du khách.

Hồ Ba Bể nằm trong vườn Quốc gia Ba Bể (thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn). Được bao quanh bởi hai cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn, hồ tựa như một viên ngọc trong xanh rộng tới 650ha ẩn mình giữa núi rừng.

Rực rỡ mùa ban đỏ ở Nghĩa Lộ

Những ngày này, ban đỏ rực rỡ bật bông thắp sáng các tuyến đường, góc phố miền đất du lịch phía Tây tỉnh Yên Bái này.

Mường Lò những sáng đầu đông

Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Lai Châu

Tết cổ truyền "Hồ sự chà" của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày con rồng cuối tháng 10 âm lịch hàng năm...

Người Hà Nhì cả nước có khoảng 22.000 người và ở tỉnh Lai Châu hiện nay có khoảng 19.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã Thu Lũm, Tá Pạ, Ka Lăng, Mù Cả của huyện đầu nguồn sông Đà - Mường Tè