19 thg 11, 2018

Gió đưa bụi chuối sau hè...

Ầu ơ,
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ...

Mấy câu trên là ca dao, và cũng là lời ru của má, tui nghe từ hồi... ừ, chắc là hồi mới được sanh ra, chưa biết gì luôn. Chắc là nhiều bạn cũng đã từng được nghe giống như tui vậy. Hồi nhỏ chưa biết gì nhưng lời ru buồn bã, xa vắng dễ dàng đưa đứa bé vào giấc ngủ. Lớn lên một chút, hiểu ý nghĩa lời ru, càng thấm thía nỗi cô đơn, chịu đựng của người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, ru con giữa tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè...


Bên trong nhà hàng đèn lồng giữa biệt thự cổ ở Hà Nội

Con đường nhỏ với giàn hoa giấy dẫn vào bên trong sảnh chính của nhà hàng như mở ra một không gian mới, tách khỏi phố thị xô bồ. 


Chính thức khai trương giữa tháng 10/2018, HOME Mộc rực sáng khi phố xá lên đèn, với đủ sắc màu bắt mắt từ những chiếc đèn lồng. 6 giờ tối, đèn đường bật sáng, cũng là lúc HOME Mộc lên đèn, mọi sự chú ý đổ về nhà hàng lung linh ánh đèn lồng sáng một góc phố. Không ít người qua đường phải ngoái nhìn những chiếc đèn lồng rực rỡ giữa màu xanh mát của giàn hoa giấy trước lối vào nhà hàng, và tò mò khi tình cờ nghe thấy tiếng violon vang lên mỗi tối. 

Về chốn bình yên giữa thiền đường trong lòng phố núi

Dù cách trung tâm TP. Pleiku không xa nhưng ít ai biết đến thiền đường Giác Sơn, một chốn an tịnh nằm dưới chân đồi. Bốn mùa chuyển giao, thiền đường luôn được tô điểm bởi hàng trăm loại "kỳ hoa dị thảo", nép mình dưới những tán thông xanh khiến không ít người từng đến đây ngỡ rằng mình vừa lạc lối vào "cõi mơ".

Những bóng cây kơ nia bên hồ Lăk

Hôm nọ ở hồ Lăk (huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk). Đang đi thì đập vào mắt liên tục những bóng cây kơ ni “già” có “trẻ” có. Những tưởng kơ nia – một danh mộc huyền thoại của người Tây Nguyên đã tuyệt chủng nhưng không phải.

Một cây kơ nia cổ thụ bên hồ Lăk. Ảnh: H.V.M 

Kơ nia có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Kơ nia được phân bố rộng rãi tại châu Á, cây có mặt tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Di tích Nguyễn Trung Trực – nét đẹp của sự đa dạng văn hóa

Đến với Di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh tịnh, cảm giác tôn nghiêm, thành kính... mà còn được thắp lên ngọn lửa tự hào từ cuộc đời chiến đấu anh dũng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Lục Tùng 

Đình Nguyễn Trung Trực là cách nói tắt cụm kiến trúc đươc công nhận là di tích cấp Quốc gia gồm: Mộ và ngôi đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại Rạch Giá – thành phố bên bờ biển Tây của tỉnh Kiên Giang. Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn kiến trúc đẹp, mà còn được trải nghiệm, được hòa vào dòng cảm xúc linh thiêng lịch sử, văn hóa... lấp lánh hào khí Nam bộ.

Hoa muồng nở vàng rực phố núi Gia Lai

Những cánh hoa vàng lung linh trong gió, hay khẽ rơi trên mặt hồ làm say mê tâm hồn du khách phương xa.

Bức tranh mùa hoa muồng vàng đẹp rực rỡ nhìn từ trên cao - Ảnh: PHAN NGUYÊN

Cây muồng được trồng nhiều ở đô thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng hay Sài Gòn, nhưng có lẽ những hàng cây muồng mọc hoang dã ở vùng đồi núi Tây Nguyên được cho là đẹp nhất.