12 thg 11, 2018

10 món ăn hoài không chán khi đến Đà Lạt

Bánh căn, bánh mì xíu mại hay kem bơ là những món ăn luôn được du khách tìm kiếm mỗi khi có dịp khám phá Đà Lạt. 


Bánh mì xíu mại chén

Đây có lẽ là món ăn "thương hiệu" của ẩm thực Đà Lạt mà du khách không nên bỏ qua. Những viên xíu mại thơm ngọt nằm trọn trong chén nước chấm nóng. Chấm miếng bánh mì giòn vào đây rồi chậm rãi đưa vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.

Để hương vị trọn vẹn hơn, bạn có thể xin thêm miếng da heo hoặc cho thêm xíu ớt cay vào chén nước chấm. Suất ăn thường bán theo kiểu: 4.000 đồng một viên xíu mại, 2.000 đồng một ổ bánh mì, ăn bao nhiêu thì tình tiền bấy nhiêu.

Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo như quán chị Thuý ở ấp Ánh Sáng, góc hàng nhỏ ở ngã ba đường Bùi Thị Xuân và Thông Thiên Học. Bạn lang thang quanh khu Hoà Bình cũng sẽ tìm thấy món này. 

Về miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long

Với hệ thống sông rạch chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những vườn trái cây trĩu quả, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang là điểm đến ưa thích của khách quốc tế trong hành trình khám phá sông nước miệt vườn, môi trường sinh thái và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc. 

Thủ phủ trái cây của Việt Nam
 


Là vùng thuộc hạ lưu sông Mê Kông nên ĐBSCL có địa hình sông ngòi chằng chịt. Phù sa sông Mê Kông là nguồn dinh dưỡng chính cho cây trồng, cùng với khí hậu ôn hòa quanh năm là điều kiện rất thích hợp để hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái. Chính những yếu tố tuyệt vời này đã biến ĐBSCL trở thành vựa trái cây lớn nhất nước với nhiều loại như: Chôm chôm, xoài, sầu riêng, nhãn, ổi, xoài, cam, mận…

Có thể kể ra một số vườn trái cây đặc trưng ở vùng ĐBSCL đã làm nên tên tuổi, nổi tiếng xa gần như: vườn trái cây Cái Bè, Vĩnh Kim, Chợ Gạo (Tiền Giang), Cái Mơn (Bến Tre), Cù lao An Bình (Vĩnh Long), Mỹ Khánh (Cần Thơ)…

Vườn Quýt ở Lai Vung Đồng Tháp. Ảnh Đặng Kim Phương

Bưởi Diễn ở Hoàng Nông

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nghề trồng lúa sang làm mô hình trồng cây bưởi Diễn, người dân ở xã Hoàng Nông (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) ngày càng có thu nhập kinh tế cao. 

Xã Hoàng Nông nằm cách trung tâm thị trấn Đại Từ khoảng 13km. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên khi mới đặt chân vào đến đây là xung quanh các khu nhà đều bạt ngàn màu vàng chín mọng của những lứa bưởi Diễn đang chuẩn bị được thu hoạch.

Chúng tôi ghé thăm vườn bưởi Diễn được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên cấp chứng nhận mô hình trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP của hộ nhà anh Nguyễn Văn Chức. Anh Chức cho biết, ban đầu bắt tay trồng cây bưởi Diễn, vợ chồng anh chỉ đơn giản học hỏi từ bạn bè và tự về dưới đất bưởi Diễn ở Hà Nội để mua giống về trồng. Sau đó được cán bộ khuyến nông của xã Hoàng Nông cũng như huyện Đại Từ quan tâm đến mô hình, gia đình anh được cho đi tập huấn về chăm sóc và kỹ thuật để nâng cao an toàn chất lượng sản phẩm và bắt đầu chuyển sang tập trồng theo quy trình VietGAP.

Các hộ dân ở xã Hoàng Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng bưởi Diễn đã đem lại hiệu quả về kinh tế.

Mùa cốm xanh về

Cốm Mễ Trì đi vào những câu hát nằm lòng của nhiều người Hà Nội mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Nhớ mùa thu Hà Nội: “...Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua..”. 

Trải qua hơn 100 năm, nghề cốm ở Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) vẫn duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Đến làng Mễ Trì mùa này, ngay từ cổng làng, chúng ta sẽ nghe tiếng đập cốm chan chát đi kèm đó là hương thơm của cốm tỏa ra từ 50 hộ làng cốm của làng. Những gánh lúa mới gặt còn thơm mùi sữa được thu mua ở các tỉnh lân cận chở về và phơi trong làng. Những hạt lúa tròn mẩy, sóng đều và thơm phức sau khi tuốt hạt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép thì đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. 


Lúa nếp non là nguyên liệu để làm ra những hạt cốm thơm ngọt.

Bánh ống lá dứa, món ăn vặt hấp dẫn

Chỉ với những nguyên liệu hết sức dân dã như bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa, đường và nước cốt dừa đã tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn: Bánh ống lá dứa.

Lạ lẫm từ nguồn gốc đến tên gọi


Gọi là bánh ống vì bánh được làm trong một cái khuôn có hình trụ, ở giữa là que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn để dùng khi hấp bánh. Thường thì một khuôn bánh sẽ có 4 ống đựng bánh, bên trong các ống là một que dài bên dưới có gắn một vòng nhỏ, que này dùng để lấy bánh ra sau khi bánh chín. Bánh chín theo kiểu hấp vì bên dưới nồi là nước nóng với hơi nước luôn bốc lên.

Từ lâu, bánh ống là món ăn vặt không thể thiếu, cũng là đặc sản của người Khmer, nhưng ngày nay đã trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. Những cái bánh có hình ống to bằng cổ tay của trẻ em, với màu xanh bắt mắt giờ là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây và vị ngọt thanh quyện với hương lá dứa thơm ngào ngạt luôn làm nức lòng du khách phương xa.


Dấu ấn văn hóa trên trang phục nam giới người Chăm

Người Chăm là một dân tộc sớm chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau. Mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có trang phục riêng. Mỗi loại trang phục lại mang một dấu ấn văn hóa riêng.

Khăn đội đầu (tanrak)


Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu, người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và túi đựng thuốc hút.

Trang phục của chức sắc tôn giáo người Chăm. 

Cây đại thụ trên 700 năm tuổi giữa lòng thành phố Hưng Yên

Cây đại thụ 700 năm tuổi được hình thành từ 3 thân cây sanh, si, đa. Thân, rễ của 3 loại cây quấn quýt thành thế kiềng 3 chân vững chãi.

Đền Mẫu là danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến. Đền có tên chữ là Hoa Dương linh từ, nằm trên đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Dương Quý Phi, triều nhà Tống, Trung Quốc

11 thg 11, 2018

Chuông thánh đường ngân vang nhà thờ Tân Định

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ. Khi chuông thánh đường ngân vang từng hồi thánh thót, mây trắng lãng đãng trên nền trời xanh thẳm, tháp chuông nhà thờ như in trên bầu trời một vệt hồng, tinh xảo và thơ mộng.

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 19 và có quy mô lớn nhất nhì tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại có một phần của kiến trúc Roman và kiến trúc Baroque. Nhà thờ được sơn màu hồng đặc trưng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng làm nổi bật giữa thành phố, tạo một vẻ lộng lẫy và tươi mới.

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ.

Thưởng thức 'món quà của núi' với người Vân Kiều

Từng mạch nước rỉ ra từ các khe đá trên núi cao, chảy về tới bản Klu (xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) rồi hình thành những hồ nước ấm nằm ngay sát bản làng, thu hút nhiều du khách.

Suối nước nóng Klu qua mấy năm đón khách du lịch vẫn giữ được nét hoang sơ của núi rừng - Ảnh: BÙI MINH TUẤN

Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.

Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.

Lễ hội Hoa dã quỳ khai mạc trên núi lửa Chư Đăng Ya



Tháng 11, cùng với cái nắng cái gió ở Tây Nguyên, dã quỳ bắt đầu vẽ lên muôn bức tranh vàng ẩn hiện trên khắp các sườn đồi… Đó cũng là lúc lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra ở núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). 

Tháng 11 là tháng đẹp nhất ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Đây cũng là mùa dã quỳ rực vàng trên các triền đồi. Trong ảnh: dã quỳ nở trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: DOÃN VINH

Hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên đang trong những ngày khoe sắc thắm. Trong đó, núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.