12 thg 11, 2018

Bánh ống lá dứa, món ăn vặt hấp dẫn

Chỉ với những nguyên liệu hết sức dân dã như bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa, đường và nước cốt dừa đã tạo nên một món ăn vặt hấp dẫn: Bánh ống lá dứa.

Lạ lẫm từ nguồn gốc đến tên gọi


Gọi là bánh ống vì bánh được làm trong một cái khuôn có hình trụ, ở giữa là que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn để dùng khi hấp bánh. Thường thì một khuôn bánh sẽ có 4 ống đựng bánh, bên trong các ống là một que dài bên dưới có gắn một vòng nhỏ, que này dùng để lấy bánh ra sau khi bánh chín. Bánh chín theo kiểu hấp vì bên dưới nồi là nước nóng với hơi nước luôn bốc lên.

Từ lâu, bánh ống là món ăn vặt không thể thiếu, cũng là đặc sản của người Khmer, nhưng ngày nay đã trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. Những cái bánh có hình ống to bằng cổ tay của trẻ em, với màu xanh bắt mắt giờ là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây và vị ngọt thanh quyện với hương lá dứa thơm ngào ngạt luôn làm nức lòng du khách phương xa.


Dấu ấn văn hóa trên trang phục nam giới người Chăm

Người Chăm là một dân tộc sớm chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau. Mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có trang phục riêng. Mỗi loại trang phục lại mang một dấu ấn văn hóa riêng.

Khăn đội đầu (tanrak)


Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu, người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và túi đựng thuốc hút.

Trang phục của chức sắc tôn giáo người Chăm. 

Cây đại thụ trên 700 năm tuổi giữa lòng thành phố Hưng Yên

Cây đại thụ 700 năm tuổi được hình thành từ 3 thân cây sanh, si, đa. Thân, rễ của 3 loại cây quấn quýt thành thế kiềng 3 chân vững chãi.

Đền Mẫu là danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến. Đền có tên chữ là Hoa Dương linh từ, nằm trên đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Dương Quý Phi, triều nhà Tống, Trung Quốc

11 thg 11, 2018

Chuông thánh đường ngân vang nhà thờ Tân Định

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ. Khi chuông thánh đường ngân vang từng hồi thánh thót, mây trắng lãng đãng trên nền trời xanh thẳm, tháp chuông nhà thờ như in trên bầu trời một vệt hồng, tinh xảo và thơ mộng.

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 19 và có quy mô lớn nhất nhì tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại có một phần của kiến trúc Roman và kiến trúc Baroque. Nhà thờ được sơn màu hồng đặc trưng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng làm nổi bật giữa thành phố, tạo một vẻ lộng lẫy và tươi mới.

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ.

Thưởng thức 'món quà của núi' với người Vân Kiều

Từng mạch nước rỉ ra từ các khe đá trên núi cao, chảy về tới bản Klu (xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị) rồi hình thành những hồ nước ấm nằm ngay sát bản làng, thu hút nhiều du khách.

Suối nước nóng Klu qua mấy năm đón khách du lịch vẫn giữ được nét hoang sơ của núi rừng - Ảnh: BÙI MINH TUẤN

Người Vân Kiều ở vùng này gọi đó là món quà của núi. Để tạ ơn núi rừng đã ban tặng món quà kỳ diệu này, người trong bản cùng xắn tay bảo vệ, nâng niu nguồn suối quý.

Gần một năm nay, nguồn suối này được chính cộng đồng người Vân Kiều xây dựng thành một điểm đến du lịch cộng đồng thú vị mà độc đáo lạ thường.

Lễ hội Hoa dã quỳ khai mạc trên núi lửa Chư Đăng Ya



Tháng 11, cùng với cái nắng cái gió ở Tây Nguyên, dã quỳ bắt đầu vẽ lên muôn bức tranh vàng ẩn hiện trên khắp các sườn đồi… Đó cũng là lúc lễ hội Hoa dã quỳ diễn ra ở núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). 

Tháng 11 là tháng đẹp nhất ở các tỉnh miền núi Tây Nguyên. Đây cũng là mùa dã quỳ rực vàng trên các triền đồi. Trong ảnh: dã quỳ nở trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: DOÃN VINH

Hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng của Tây Nguyên đang trong những ngày khoe sắc thắm. Trong đó, núi lửa Chư Đăng Ya được mệnh danh là thiên đường của hoa dã quỳ.