2 thg 10, 2018

Bình yên vẻ đẹp làng chài Nghi Tiến

Đến với làng chài nhỏ bình dị này, người ta sẽ được ngắm bình minh rực rỡ với những con thuyền cập bến, nước biển xanh trong vắt, bãi cát mịn nối với rừng cây rì rào cùng nhịp sống bình yên nơi sóng nước. 

Làng chài Nghi Tiến có phong cảnh đẹp mắt với một góc biển nằm lọt thỏm bên mỏm núi phủ cây xanh và những bãi đá xếp chồng lên nhau. Ảnh: Lê Thắng 

Nhộn nhịp làng nghề cá trỏng vào mùa

Đến Quỳnh Phương, Hoàng Mai khoảng từ tháng 4 đến cuối năm dễ dàng bắt gặp những xưởng chế biến hấp, phơi cá trỏng nghi ngút khói và bàn tay lao động thoăn thoắt của người dân làng cá. 

Cá trỏng là đặc sản của vùng biển Quỳnh, vào chính vụ đánh bắt, chế biến từ tháng 4 đến cuối năm. Ảnh: Duy Sơn 

Mùa “săn” ruốc biển ở Cửa Lò

Hiện, đang là mùa ruốc biển, ngoài mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngư dân, những chuyến “săn ruốc” của ngư dân Cửa Lò đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp vào mỗi sớm bình minh. 

Để đánh bắt ruốc, thực ra là xúc ruốc, còn gọi là tép moi, tép biển, những ngư dân Cửa Lò ra biển từ sáng sớm. Ảnh: Trung Hà 

1 thg 10, 2018

Mùa cò trắng di trú về ven bờ Lam giang

Tháng cuối thu cũng là mùa chim cò, chim cói bay về trú chân trên những vùng bãi ngang, lùm cây bên sông. Những ngày này, đi trên cầu Bến Thủy (TP. Vinh) có thể thấy cảnh tượng đẹp mắt, hàng ngàn cò trắng bay rợp một bến sông Lam. 

Mỗi chiều, qua cầu Bến Thủy, có thể ngắm những đàn cò trắng nối nhau bay về bên sông. Ảnh: Sách Nguyễn 

Châu Ấn thuyền và những "phố Nhật" ở Hội An chỉ còn trong tranh vẽ

Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (ở Cồn Bắp, Hội An) có rất nhiều thứ để xem ngắm và trải nghiệm. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là không gian “Châu Ấn thuyền” – phòng tái hiện một phần bức tranh quý hiếm “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” của Nhật Bản.

Châu Ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” bằng tranh động (Gif) trưng bày trong Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An. Ảnh: T.L 

Đến với đấu trường Voi Ré – Hổ Quyền độc nhất trời Nam

Ở kinh thành Huế gần 200 năm qua có tồn tại một đấu trường được ví là "Colosseum phiên bản Việt". Đấu trường mang tên Hổ Quyền - Voi Ré.

Cách thành phố Huế chừng 5km về phía Tây, cụm di tích Hổ Quyền – điện Voi Ré là một trong những quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo.

Đấu trường Hổ Quyền 


Theo sử cũ còn ghi, từ thời vua chúa Nguyễn vào Nam khai hoang, lập ấp đã cho tổ chức những trận đấu “vô tiền khoáng hậu” giữa hai loài vật được xem là “vua núi rừng”: Voi và Hổ.

Nhiều tài liệu ghi chép rằng, vào năm 1892, tại cồn Dã Viên (Huế) vua Minh Mạng cho tổ chức những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhận thấy những trận đấu được tổ chức tại cồn Dã Viên không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (sau một lần nhà vua suýt bị một con hổ tấn công trong lúc đang giao chiến với voi). Vào năm 1830, vua Minh Mạng đã quyết định lựa chọn thôn Trường Đá, phường Thủy Biều (thuộc thành phố Huế ngày nay) để xây dựng một đấu trường kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhà vua cùng các quần thần, dân chúng sẽ đứng ở phía trên cao để thưởng lãm. Đấu trường có tên gọi Hổ Quyền.