1 thg 5, 2018

Chợ Xã Tây

Thiệt ra tui đâu có quan tâm tới việc đi chợ Xã Tây, vì... có biết đi chợ đâu, hơn nữa chợ này ở Sài Gòn - Chợ Lớn lận, đâu phải ở Biên Hòa. Điều làm tui tò mò là cái tên chợ: Xã Tây.


Nhiều người đều biết rằng Dinh Xã Tây ngày xưa là tòa nhà UBND TPHCM bây giờ, trong cụm từ đó xã nghĩa là thị xã, còn Tây ý chỉ người Pháp. Dinh Xã Tây là dinh thự thị xã của người Pháp. Và ai cũng biết là Dinh Xã Tây (thời Pháp) hay Tòa Đô chánh (thời VNCH) hay UBND TPHCM (thời nay) nằm ở đường Lê Thánh Tôn, quận 1. Nhưng cái chợ Xã Tây thì nằm tuốt ở quận 5, Chợ Lớn lận. Chợ Xã Tây phải nằm gần dinh Xã Tây chớ, lẽ nào xa như vậy?

Vẻ đẹp hoang sơ của hang đá giữa hồ bản Vẽ

Hang đá Thằm Kèo, trong tiếng Thái có nghĩa là "tấm gương soi" giữa hồ Bản Vẽ thuộc địa phận xã Hữu Khuông (Tương Dương - Nghệ An) còn hoang sơ nhưng ẩn chứa trong nó một vẻ đẹp tiềm ẩn. 

Hang đá Thằm Kèo ở một địa điểm gọi là Khe Hộc, cách trung tâm xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương gần nửa giờ ngồi xuồng máy. Trong ảnh là ngọn núi Pu Hộc, trong tiếng thái nghĩa là sự rậm rạp. Ảnh: Hữu Vi 

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

Di sản địa chất trong sử thi của người M’nông

Với diện tích trải dài qua 6 huyện, thị xã, nên trong khu vực Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô có rất nhiều điểm địa chất tiêu biểu liên quan đến các hoạt động địa chất, hình thành núi lửa. Các điểm địa chất này có nhiều giá trị về mặt khoa học, tự nhiên, lịch sử văn hóa. Đáng nói nữa là từ ngàn xưa, sự hình thành các điểm di sản địa chất này đều được phản ánh qua những câu sử thi (Ót N’drong) của người M’nông.

Điển hình về sự tích núi Nâm Nung, trong sử thi M’nông kể rằng, vào thời đó, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên giữa các thần núi. Trong các trận chiến đó, thần núi Nâm Nung luôn giành chiến thắng và khiến cho các thần núi khác phải khuất phục. Thần núi Nâm Nung luôn mang bên mình chiếc tù và được làm bằng sừng con min (trâu rừng) dùng để kêu gọi, thúc giục quân lính xông trận. Trong các vị thần thì có thần núi Nâm Kar (núi lửa đèo 52) là nữ thần đầy uy lực, không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của thần núi Nâm Nung.

Chợ phiên của đồng bào Mông ở Ðắk R’măng

Hiện nay, ở huyện Đắk Glong, đồng bào dân tộc Mông ở xã Đắk R’măng có trên 600 hộ sinh sống, chủ yếu làm nương rẫy. Người Mông di cư mang theo nhiều phong tục truyền thống và được giữ gìn, phát huy trên vùng quê mới. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông là chợ phiên.

Ngày trước, tại huyện Đắk Glong có hai chợ phiên lớn nhất là chợ phiên ở xã Đắk Som và chợ phiên ở xã Đắk R’măng. Tuy nhiên, bây giờ chỉ có chợ phiên ở xã Đắk R’măng là được duy trì và được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố.

Chợ phiên của người Mông chỉ tổ chức vào một ngày chủ nhật hàng tuần. Đồng bào, thương lái từ nhiều nơi đổ về trưng bày các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực như chè, thịt dê, thịt trâu… 

Ở chợ phiên, nhiều nhất vẫn là các mặt hàng váy áo thổ cẩm truyền thống của người Mông 

'Lạc lối' giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Cuối tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương bừng tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích.

Cách Hà Nội khoảng 120 km về phía tây nam, vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, việc di chuyển tới đây khá thuận lợi. Không chỉ là nơi tham quan, nghỉ dưỡng với hang động người xưa, cây trò ngàn năm hay trung tâm cứu hộ linh trưởng, vài năm gần đây rừng Cúc Phương còn được nhiều người biết đến với đặc sản là những đàn bướm bay ngợp trời vào mỗi dịp cuối xuân, đầu hạ. Ảnh: Hàn Việt Anh