12 thg 4, 2018

Bích họa phố Phùng Hưng

Những bức bích họa tuyệt đẹp hiện là điểm check in của nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ ở các làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), dưới chân cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp)…và gần đây là phố bích họa Phùng Hưng ngay trong lòng Hà Nội.

Tiếp nối thành công của dự án làng bích họa Tam Thanh tại Tam Kỳ (Quảng Nam), Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc - Korea Foundation đã tiếp tục phối hợp với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc – UN – Habitat, UBND Quận Hoàn Kiếm thực hiện dự án bích họa trên đường Phùng Hưng.

Đây là Dự án do các nghệ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam thực hiện tại 19 vòm cầu trên phố Phùng Hưng từ đoạn giao với Lê Văn Linh lên phố Hàng Cót. Mỗi một tác phẩm ở đây đều truyền tải thông điệp về một Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến đang đứng trước những đổi thay to lớn, song vẫn luôn gìn giữ những truyền thống và tinh hoa văn hóa để ghi dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Họa sỹ người Hàn Quốc gấp rút hoàn thành tác phẩm của mình trước khi lễ khai trương phố bích họa Phùng Hưng diễn ra.

11 thg 4, 2018

Tháng Tư, nhớ khổ qua rừng...

Không phải nhớ khổ qua rứng vì tháng Tư mới "tới mùa" khổ qua rừng đâu, mà vì chuyện khác...

Tháng Tư 1975, toàn dân (miền Nam) đồng lòng... bị ghẻ ngứa! Thôi miễn bàn cái câu hỏi "Ai đem ghẻ ngứa sang sông/Để cho ghẻ ngứa xổ lồng nó bay" đi nghen, chỉ nhắc lại câu hỏi "Làm sao trị ghẻ ngứa?"

Thời đó, sau chiến thắng vẻ vang, miền Nam làm gì có thuốc men để trị ghẻ ngứa, mà có đi nữa cũng chẳng có tiền để mua. Ở Long Khánh, người lớn tuổi biểu người nhỏ vô rẫy, vô rừng hái lá khổ qua rừng về nấu nước tắm. Khổ qua rừng mọc hoang dại đầy trong rẩy, tha hồ mà hái lá. Kể ra cũng công hiệu lắm, ông bà ta tài thiệt! Kể lại chuyện hồi xưa rằng người ta đi hái cả bao lá khổ qua rừng, đem về tắm trị ghẻ để thấy rằng nó chả có giá trị gì ráo, chả ai thèm ăn cả trái lẫn đọt.

Lẩu khổ qua rừng. Ảnh Doanh nhân SG

Nhịp trống Cơ tu

Trống vừa là nhạc cụ, vừa là tín hiệu thông báo những hoạt động lễ hội, sinh hoạt trong buôn làng. Ở những ngôi nhà làng truyền thống luôn có những chiếc trống lớn nhỏ đặt trên giá, khi cần thì đồng bào mang ra dùng.

Người Cơ-tu có 3 loại trống khác nhau, trống lớn gọi là k’thu, cha gơr bơh, trống trung là pâr lư, trống nhỏ char gơr katươi. Mặt trống làm từ da sơn dương, da mang, vì các loại da này rất mỏng, tiếng trống mới vang. Da trâu, da bò ít khi dùng vì quá dày, trống không kêu.

Dây mây già, dài đến 20-30m, người ta chọn ra đoạn tốt nhất để làm dây kéo căng mặt trống. Tang trống làm bằng những loại gỗ tốt. Trống lớn khi đánh âm vang vọng, trống nhỏ làm nhịp điệu, phụ hoạ. Trống thường dùng để đánh hoà âm với chiêng làm nhịp điệu trong các vũ điệu tập thể.

Say sưa trong điệu trống. 

Trải nghiệm “chuyến tàu cafe” độc nhất vô nhị ở Đà Lạt

Quán cà phê độc đáo mô phỏng chuyến xe lửa bằng gỗ là chốn dừng chân lý tưởng cho du khách khi tham quan Đường hầm đất sét ở Đà Lạt.

Quán cà phê độc đáo mang tên FGO mô phỏng một chuyến tàu là điểm dừng chân hấp dẫn khi du khách khám phá Đường hầm đất sét ở Đà Lạt - nơi có nhà ga xe lửa cổ nhất Đông Dương

Xuân về thưởng thức lộc rừng Tây Bắc

Trong tiết trời ấm áp, thời điểm này, đồng bào ở vùng cao Tây Bắc, nơi gần núi, gần rừng thường lên núi hái lộc rừng.

Mùa này, người ta hay đi hái rau đắng cải, một loại rau dại hay mọc ven rừng, ven suối và cả trên núi cao. Gọi là đắng cải vì loại rau này có vị đắng ngắt, khi tiết trời có sấm nó lại càng đắng hơn

An toàn khu Định Hóa - điểm đến hấp dẫn ở Thái Nguyên

Di tích lịch sử ATK (Định Hóa- Thái Nguyên) là một địa chỉ quan trọng giáo dục lòng yêu nước và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Lán ở của Bác Hồ trên đỉnh đồi Khau Tý

10 thg 4, 2018

Ngôi làng trăm tuổi bị lãng quên ở Đồng Văn

Những ngôi nhà trình tường ở làng Thiên Hương, Đồng Văn, Hà Giang hầu hết đều là nhà cổ trên 100 năm.


Theo chân chú Thân, nhiếp ảnh gia ở Đồng Văn, tôi đến làng Mã Pắng hay còn gọi là làng Thiên Hương. Đường vào làng, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Những ngọn núi cao lên tít tận trời mây khiến tôi nghĩ nó là “cổng trời” của Đồng Văn. Khi phóng tầm mắt nhìn ra xa, thu vào là những con đường nhỏ nằm trên ụ núi. 

Tôi nghe người bản địa bảo sông Nho Quế chạy từ Trung Quốc, rồi đi qua Lũng Cú và đoạn đường vào làng Thiên Hương chính là thượng nguồn của nó. 

Bãi đá ở cuối đường Lông Ngỗng

Bãi đá ở Cửa Hiền. Ảnh: PV 

Tôi muốn gọi con đường ven chân núi Mộ Dạ chạy ra cửa Hiền (Diễn Châu, Nghệ An) là đường Lông Ngỗng. 

Bởi theo truyền thuyết, vua An Dương Vương khi bị quân thù truy đuổi, trốn thoát khỏi thành Cổ Loa, mang theo công chúa Mỵ Châu sau lưng ngựa. Hai cha con chạy về đến đây thì thì kiệt đường, trước mặt là biển rồi. Thần Kim Quy hiện lên, nói: “Giặc ở sau lưng nhà ngươi đó!”. Vua liền quay lại, rút gươm chém chết con gái mình.

Người Cơ Tu “săn tìm kho báu”

Điệu múa “tung tung ya yá". 

Cái nắng tháng Ba chói chang của xứ nóng miền Trung như tan biến khi chúng tôi “lạc” vào buôn làng xanh rợp bóng cây của đồng bào Cơ Tu ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, được các bà các chị, các chàng trai cô gái, già làng, trưởng bản ra đón từ đầu làng. Làm du lịch cộng đồng được người Cơ Tu ví như hành trình săn tìm và đánh thức kho báu. Và kho báu ấy hẳn không thể thiếu vắng sự chào đón nồng ấm từ những người con của núi rừng.

Khách nhà lá

Khung cảnh rất đặc biệt sau mùa gặt tại bản Hạ Thành. 

Đến Hà Giang, du khách tự ví mình là khách của núi với Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, nhưng ít người biết rằng, ngay sát nách TP. Hà Giang, chỉ cách 15km, có bản Tha và Hạ Thành thuộc xã Phương Độ với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên. 

Hai bản nằm lưng chừng bên con Suối Tiên quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá bỗng, một loại cá thuộc họ cá hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có giá trị kinh tế cao.