2 thg 1, 2018

Sắc phục của người Cống trên rẻo cao

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được những bộ trang phục mang nét riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. 

Giản đơn nữ phục cổ truyền của người Cống

Bộ nữ phục truyền thống của người Cống gồm váy ngắn, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức khác. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo ngắn, loại áo mà cách may cắt, trang trí giống như áo của phụ nữ Lự láng giềng. Áo may xẻ ngực, ống tay áo được trang trí khá đặc biệt, bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Khi mặc, vạt bên trái phủ lên vạt bên phải, rồi dùng dây vải buộc lại. Còn loại áo ngắn may kiểu xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Hai cánh tay đáp những khoanh vải màu suốt từ bả vai xuống cửa tay. Theo các tư liệu hồi cố, đây chính là loại áo cổ truyền của người Cống.

Phụ nữ người Cống sửa soạn trang phục dự hội. 

1 thg 1, 2018

Khám phá hội quán đặc biệt của người Hoa Chợ Lớn

Có tuổi đời gần 300 năm, hội quán Nhị Phủ là một công trình nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ (còn gọi là Miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn) là một hội quán nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn

“Ứng xử” với Mo Mường cần phải cẩn trọng

Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. 

Mo Mường- di sản sử thi dân gian

Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL)tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường.

Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, người Mường thường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ. Qua khảo sát của Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho thấy, có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người: từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, Mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Đến tuổi già sức cạn, mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia.

Trong nghi lễ thực hành Mo Mường thường xuất hiện âm thanh của chiêng Mường. 

Khu bảo tồn tre, trúc Việt dưới chân núi Sơn Trà

Hình ảnh, cảnh quan tre, trúc Việt trong khu vườn Sơn Trà Tịnh Viên. 

Đi dọc tuyến đường du lịch ven biển Trường Sa - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa nổi tiếng xinh đẹp, đến ngã ba cạnh bán đảo Sơn Trà giao nhau với đường Lê Văn Lương, tiếp tục rẽ trái qua bệnh xá Hải quân, qua tiếp hai đoạn cua nữa, người ta sẽ thấy một cánh cổng bằng tre. Đó là “Khu bảo tồn tre, trúc Việt” hay còn gọi là “Sơn Trà Tịnh Viên”.

Về Bản Đôn ngắm khu lan rừng “Troh Bư”

Ông Hưng với tình yêu lan rừng đã thành lập khu bảo tồn lan lớn nhất Việt Nam. 

Troh Bư trong cách gọi của người Ê Đê nghĩa là “lũng cá lóc” chỉ vùng đất xanh tốt, nơi từng có nhiều cá lóc sinh sống. Trải qua bao cuộc bể dâu, vùng đất Troh Bư tốt tươi năm xưa giờ đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước có chung tình yêu với vẻ đẹp hoang sơ của các loại lan rừng. 

Để có được thành quả này, ông Đỗ Tuấn Hưng (SN 1972, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) mất nhiều năm cải tạo, biến mảnh đất hoang sơ thành khu bảo tồn lan rừng lớn nhất Việt Nam.

Nha Trang hoàng hôn đẹp lặng người

Ngắm hoàng hôn rực rỡ ở Nha Trang - đọc câu này, người bản xứ và cả những ai yêu mến xứ trầm hương phần lớn chắc sẽ nhủ thầm "có gì đó sai sai". 

Cao ốc thị thành loáng thoáng xa, dãy tháp trắng cáp treo gần, những xóm bè kế bên... tạo nên một hoàng hôn Nha Trang đẹp nhìn từ Bãi Củi - Ảnh: T.T.HOÃN

Vì, như hầu hết các phố biển trên dải đất hình chữ S mến yêu đều nhìn về Biển Đông, vịnh biển đẹp thứ 29 thế giới này cũng vậy. Nên nói đến thành phố biển thì phải là đón bình minh mới đúng chứ...