14 thg 11, 2017

Thành cổ Ngọc Vừng

Xã đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn) là vùng đất có bề dày lịch sử, còn lưu giữ nhiều dấu tích của thương cảng Vân Đồn cổ, thành cổ Ngọc Vừng. Tuy nhiên, di tích thành cổ Ngọc Vừng dường như đã bị quên lãng, chưa được đưa vào khai thác giá trị văn hoá, lịch sử để phục vụ du lịch. 

Thành cổ Ngọc Vừng nằm ở thôn Bình Ngọc nay đã bị bào mòn khá nhiều vì mưa nắng. 

Di tích thành cổ Ngọc Vừng nằm ở ven bãi biển Trường Chinh thuộc thôn Bình Ngọc, xã Ngọc Vừng, cách thị trấn Cái Rồng 29km, cách TP Hạ Long 34km. Theo hồ sơ lý lịch di tích "Thành cổ Ngọc Vừng" do Bảo tàng Quảng Ninh lập tháng 10-2011, Thành cổ được xây từ thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) nên nhân dân quen gọi là thành nhà Mạc. Đến thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) thành được xây lại và được đặt tên là Bảo Tĩnh Hải. Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" thành có chu vi 134 trượng 8 thước, cao 5 thước, được bố trí 1 quản vệ, 150 binh sĩ và có 3 thuyền chiến lớn. Quy đổi ra đơn vị tính ngày nay, thành có hình vuông, mỗi cạnh dài 130m, cao khoảng 2m, chiều rộng mặt thành khoảng 4m.

13 thg 11, 2017

Độc đáo làng “cao niên” Triêm Tây

Từ phố cổ Hội An qua cầu Cẩm Kim, chúng tôi gặp ngay con đường men theo lạch nước Bến Quế dẫn vào thôn Triêm Tây. Một miền xanh mát hiện ra bên bến sông quê. Dưới hàng tre lao xao gió, những ngôi nhà mái ngói ẩn hiện bên những lối đi có tên Chè Tàu, Me Xanh…

Mới chỉ ba năm trước, làng Triêm Tây (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) còn đứng trước nguy cơ bị xóa tên trên bản đồ hành chính do nạn sạt lở quá dữ dội, may nhờ một kiến trúc sư Việt kiều Pháp tiếc ngôi làng xinh đẹp nên đã làm kè sinh thái bảo vệ Triêm Tây trước những con nước lớn. Tiếp đó, UNESCO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã phối hợp đào tạo cho dân làng những kỹ năng cần thiết để phát triển bền vững du lịch cộng đồng. Cũng như phần lớn làng mạc miền Trung, Triêm Tây chỉ còn người già vì giới trẻ đã ra thành phố gần hết. Nhưng không sao, du khách nước ngoài lại tỏ ra thích thú khi được các lão nông tri điền dẫn đi thăm thú.


Làng nhìn từ trên cao

Thành cổ Ngọc Vừng có từ thời Nguyễn

Sở dĩ phải khẳng định như vậy, khơi lại vấn đề bởi vì lâu nay, nhiều người quen gọi là thành nhà Mạc mà không có một căn cứ lịch sử nào.

Di tích thành cổ Ngọc Vừng có tên cổ là Bảo Tĩnh Hải (đồn Tĩnh Hải), nằm ở ven bãi biển Trường Chinh thuộc thôn Bình Ngọc, xã Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), cách thị trấn Cái Rồng 29 km, cách thành phố Hạ Long 34 km.


Các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt ngang và mặt đứng của Thành cổ Ngọc Vừng. 

Ti Tốp – Hòn đảo ghi dấu tình hữu nghị Việt – Nga

Là một hòn đảo nằm trên Vịnh Hạ Long, từ lâu Ti Tốp đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình tham quan Vịnh của mình.

Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình, đảo Ti Tốp là nơi ghi dấu tình hữu nghị Việt - Nga. Tên hòn đảo này là do Bác Hồ đặt theo tên nhà du hành vũ trụ người Nga: Ghéc - Man Ti Tốp, nhân dịp ông cùng Bác Hồ đến thăm Vịnh Hạ Long và dừng chân tại đảo vào năm 1962.


Du khách tham quan tượng đài Anh hùng vũ trụ G.M Ti Tốp trên đảo Ti Tốp, Vịnh Hạ Long. 

Sông Moóc - "Sa Pa thu nhỏ"

Nằm ở lưng chừng núi, bản Sông Moóc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được bao bọc bởi núi cao, mây phủ, chập chùng ruộng bậc thang dát một màu lúa chín, thấp thoáng những ngôi nhà cổ và thác nước hiền hòa xa xa... Cảnh quan trong lành, yên bình, hoang sơ đặc trưng này, được du khách, "phượt thủ" ví là "Sa Pa thu nhỏ" của vùng cao Bình Liêu.

Sông Moóc, "bản lưng chừng núi..." với cảnh quan nên thơ, không khí trong lành. 

Bản Sông Moóc có diện tích tự nhiên trên 375ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 69ha. Nằm ở độ cao trên 1000m, toàn bộ bản nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè-Cao Ba Lanh. Do đó, bản Sông Moóc phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m, nhưng nơi cao nhất lại hơn mực nước biển trên 700m.

Da trâu gác bếp - món ăn lạ lùng của Hòa Bình

Nói tới các món ăn từ trâu, thường người ta chỉ nghĩ tới thịt trâu tươi hoặc thịt trâu gác bếp,… Nhưng chẳng mấy ai biết rằng, da trâu cũng được coi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nếu có dịp được thưởng thức canh da trâu hay nộm da trâu, chắc hẳn thực khách nào cũng thốt lên lời khen ngợi.

Chính bởi đặc điểm dai, cứng và đanh, nên da trâu thường được biết đến là nguyên liệu làm mặt trống. Thế nhưng, qua bàn tay chế biến khéo léo của người Mường, da trâu lại có vị giòn, đậm đà rất ngon.

Sau khi làm thịt những chú trâu, bà con người Mường thường giữ lại phần da, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, bám màu khói của các loại củi gỗ nên đen sì, cứng và khô. Thoạt đầu, nhìn những miếng da trâu gác bếp ấy, chẳng ai nghĩ đó lại là đặc sản của vùng cao. 

Tuy được gác trong bếp nhiều tháng nhưng da trâu vẫn giữ được vị đặc trưng.