15 thg 6, 2017

Chùa một bên, và... chợ một bên

Chùa là nơi thanh tịnh, chợ là chốn ồn ào, hai đặc điểm này khiến cho việc chợ ở kế bên chùa thiệt là vô lý. Thế nhưng trên thực tế việc này vẫn thường xảy ra. Đó là trường hợp chùa (hoặc miếu) là điểm đến nổi tiếng về tâm linh hoặc danh lam thu hút khách thập phương, khi ấy người ta họp chợ kế bên chùa để bán đồ lưu niệm hoặc cây thuốc, vị thuốc. Chợ ở đường lên chùa Cổ Thạch là một ví dụ.

Một gian hàng bán sản vật rừng, đá (được cho là linh thiêng)... ở chợ cạnh chùa Cô Thạch

Say đắm cung đường chữ S huyền thoại ở Mộc Châu

Vân Hồ, Mộc Châu không chỉ có những đồi chè uốn lượn dưới nắng vàng, những vườn đào, vườn mận mùa nở hoa đẹp mê hồn mà còn có một cung đường say lòng người - cung đường chữ S. 

Cung đường chữ S thuộc xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La), những du khách và phượt thủ vẫn quen gọi là cung đường chữ S Mộc Châu, do xưa thuộc huyện Mộc Châu, nay tách huyện Vân Hồ và Mộc Châu. 

Toàn cảnh cung đường chữ S huyền thoại. Ảnh: Hoàng Huế 

Cung đường uốn lượn hình chữ S theo những đoạn dốc vừa phải, mang vẻ đẹp mềm mại và không gập ghềnh, nguy hiểm như những đoạn đèo dốc trứ danh.

Điểm đến “bí ẩn nhất” Côn Đảo chỉ dân địa phương mới biết

Vịnh Đầm Tre, Côn Đảo trên bản đồ nhìn rất rõ, tìm kiếm Google cũng dễ thấy thông tin, nhưng để chinh phục và khám phá nó không phải dễ dàng. 

Vịnh Đầm Tre thuộc Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn (Côn Đảo) khoảng 17km về hướng bắc. Để đến được đây, bạn nên xuất phát từ cầu tàu 914 theo hướng bắc về sân bay Cỏ Ống, đến hướng rẽ sân bay, các bạn rẽ phải đi bãi biển Dong. 

Đảo Phú Quý - nơi lưu giữ cả trái tim phượt thủ

Trong chuyến đi bụi ở Phú Quý (Bình Thuận), tôi cảm nhận được sự chân thật của người dân đảo, hiểu được những phong tục ở đảo mà tôi chưa thấy ở bất kỳ nơi nào đã đi qua. 

Tôi cùng anh bạn chung chiếc xe máy chạy xuống Phan Thiết để bắt tàu ra Phú Quý, đã đặt vé trước một tháng. 15h30 chúng tôi tới cảng Phan Thiết và chỉ cách giờ tàu chạy 30 phút, chỉ kịp ghé nhà một cụ ông ở đầu cổng gửi lại chiếc xe máy và lấy vé lên tàu. Biển động nên sóng mạnh, tôi không ngủ được nhiều nên đi ra mạn thuyền. May mắn là hoàng hôn vừa tới, đó là lần đầu tiên tôi ngắm được hoàng hôn ngay giữa biển. 

Cồn Cỏ - nàng công chúa ngủ quên giữa biển cả

Cồn Cỏ là một huyện đảo mới thành lập của tỉnh Quảng Trị, trước kia đây là đảo quân sự - vị trí chiến lược trong cuộc chiến giành thống nhất từ hai bờ vĩ tuyến 17.

Sau chuyến xe khách gần 12 tiếng tới Quảng Trị, từ cảng Cửa Việt, chúng tôi bắt tàu ra đảo. Trời Quảng Trị tháng 5 đón chúng tôi bằng cái nắng gay gắt, trời trong không một gợn mây và biển xanh rất đỗi dịu dàng. Hành trình của chúng tôi bắt đầu từ cảng Cửa Việt. 

14 thg 6, 2017

Chuyện bánh cóng

Hổng phải tui cố ý, nhưng ngẫu nhiên mà mấy bài viết gần đây toàn nói về đồ ăn Nam bộ, và đều là phát âm không gõ gàng - ủa lộn, rõ ràng - về tên món ăn, thậm chí là sai chánh tả. Như là cá rô bí đọc thành cá gô bí (đọc r thành g), rồi tới món bún mà chả biết viết đúng là bún gỏi và - dà hay già (đọc lẫn lộn v - d - gi), và bánh tằm đọc thành bánh tầm (ă, â không phân biệt). Hic, giờ lại nói tới một món bánh mà thường được đọc lẫn lộn bánh cóng hoặc bánh cống (o, ô không phân biệt).

Bánh cóng (hoặc cống) là một món ăn khá quen thuộc ở miền Tây Nam bộ (Sài Gòn cũng có, bởi vì Sài Gòn thứ gì cũng có). Bánh được làm từ bột gạo, thịt heo, hành lá xắt nhỏ, đậu xanh luộc chín trộn đều với nước dừa, cho gia vị muối, đường, bột ngọt vào..., đổ bột và các gia vị trên vào một cái khuôn, để một hai con tép đất trên mặt rồi cho vô chảo dầu đang sôi ngập mặt bánh đến khi chín vàng thì vớt ra. Bánh ăn với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.

Lần đầu tiên tui ăn bánh cóng là ở Long Xuyên, ăn ở nhà người bà con, và họ kêu nó là bánh cống. Bánh đây nè.