27 thg 3, 2017

Tháng 3 - mùa hoa ban rừng nở rộ

Hoa ban rừng cùng với khăn piêu, váy cóm là những mảnh ghép gần gũi trong văn hóa người Thái ở Tây Bắc.

Tháng 3, khi nắng ấm dần cũng là lúc Tây Bắc chìm trong sắc trắng hoa ban. Trên quốc lộ 6 đi Sơn La, Điện Biên, bên vách núi cheo leo... hoa ban đã nở rộ. 

Đồi cỏ lau thơ mộng gây 'sốt' ở đảo Bình Ba

Ngoài những cảnh đẹp biển trời vốn có, đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa) từ tháng 3 trở đi còn có bãi cỏ lau trổ bông thơ mộng như tranh vẽ.

Đồi cỏ lau nằm ở gần Hòn Rùa - khu vực núi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng như con rùa, ngập tràn những bông lau màu phớt hồng, tạo điểm nhấn cho cảnh biển trời xanh ngắt ở Bình Ba. Ảnh: Yến Ngọc. 

Hoa nhĩ cán nhuộm tím dòng kênh Đồng Tháp

Hàng triệu nhánh hoa nhĩ cán nhỏ xíu vươn lên khỏi mặt nước và nở rộ khiến con kênh nội đồng Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) như một tấm thảm tím thẫm.

Nhĩ cán tím hay còn gọi là rong ly tím là hoa của một loại rong sống ở vùng nước ngập mặn Tây Nam, đặc biệt là tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên tại Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp. 

'Hiệp sĩ' Ba Lan trên đất Việt: Xung phong đến Việt Nam

Ngày 19-3-2017 này là tròn 20 năm ngày mất của kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky (1944-1997, tên gọi thân mật là Kazik) - “hiệp sĩ” của những di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. 

Kazik bên tháp Chăm ở Mỹ Sơn những năm 1980. 

Những câu chuyện 30 năm trước được lần giở sau đây cho chúng ta thấy sự đóng góp to lớn của Kazik như thế nào để trùng tu và giờ đây Mỹ Sơn, Hội An và Huế nổi tiếng khắp thế giới.

Đẹp ngỡ ngàng cung đường biên giới Bắc Phong Sinh - Quảng Ninh

Bắc Phong Sinh đẹp mê hoặc du khách với những cung đường uốn lượn qua núi đồi xanh ngát hùng vĩ.

Từ quốc lộ 18 đi lên Bắc Phong Sinh khoảng 18km.

Khám phá danh thắng núi Bà Đen

Núi Bà Đen từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch gắn liền với truyền thuyết Bà Đen, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm. 

Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m. Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…

Núi Bà Đen cùng với Núi Heo và Núi Phụng đã tạo nên quần thể di tích văn hóa lịch sử Núi Bà với khung cảnh hữu tình, lại thêm nhiều hang động để du khách khám phá. Hàng thế kỷ qua, núi Bà Đen nổi tiếng khắp Nam Bộ bởi vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc vốn có. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm khám phá và chinh phục mới của giới trẻ. Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam Bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.

Núi Bà Đen là điểm du lịch nổi tiếng của Tây Ninh, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm.

26 thg 3, 2017

Thác Đầu lâu

Người ta đang bàn tán về Đảo Đầu lâu của khỉ đột Kong làm tui nhớ tới nơi mình đã đi qua là thác Đầu lâu, ở Phú Quốc. Ờ, đảo Đầu lâu thì không có thiệt, còn thác Đầu lâu thì có thiệt đó nha, vì tui đã tới đó rồi mà. Ở đó không có những sinh vật to lớn dễ sợ như trong phim Kong - Đảo Đầu lâu nhưng cũng rất... dễ sợ! Ừ, đẹp dễ sợ!


Đi trên những tảng đá ven bờ suối để lên ngọn

Chuyến đi cách đây đã 10 năm rồi, cùng các anh em, bạn bè thân thiết nên giờ tui cũng không nhớ kỹ, chỉ ghi lại đây những điều ấn tượng mà thôi.

Kinh Tàu Hủ

Ông Bùi Đức Tịnh ghi nhận rằng kinh Tàu Hủ vốn mang tên Cổ Hủ hay Củ Hủ vì khúc kinh chỗ này phình ra rồi thắt lại giống như cổ hủ heo, cổ hủ dừa. Ở Long Xuyên cũng có một con kinh mang tên Tàu Hủ, có người gọi là Củ Hủ. Điều ghi nhận của ông Bùi Đức rất hữu lý. Xin lý giải thêm. Trước hết phải viết cổ hũ mới đúngvì từ ghép này vốn chỉ cái cổ của cái hũ (theo Đại Nam quốc âm tự vị). Các vật có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ, như cổ hũ cau, cổ hũ dừa, cổ hũ heo,… Tiếp theo, ta thấy từ ngữ này dùng để chỉ hình dáng của lòng sông, rạch và đã trở thành địa danh, giống như cổ cò (cổ con cò), cổ lịch (cổ con lịch) đã trở thành địa danh (rạch Cổ Cò ở Nhà Bè và Duyên Hải, sông Cổ Lịch ở Cửu Long). Mặt khác, trong hai từ ngữ cổ hũ và tàu hủ, đối với người Nam Bộ có một yếu tố đồng âm: hũ và hủ phát âm như nhau. Trong trường hợp này, từ ngữ nào quen thuộc hơn (ở đây tàu hủ quen thuộc hơn cổ hũ), sẽ thay thế từ ngữ kia: (trái) sầu riêng thay thế đu-riêng, (cái) lục bình thay thế độc bình, (cái) bồ cào thay thế bừa cào… Hơn nữa, kinh Tàu Hủ, trong Gia Định thành thông chí được gọi là sông An Thông, tục danh sông Sài Gòn và được mô tả là “quanh xa mà hẹp nhỏ, khuất khúc, nước cạn” (Tập thượng , quyển I, tờ 22b – 23a).

Kinh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tháng 3/2017. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Các chị em 'chết mê' với ốc ruốc tháng 3

Những con ốc ruốc đủ màu sắc luộc xong lấy gai chanh lể ăn vừa beo béo, vừa ngọt lại vừa cay là món khoái khẩu của chị em phụ nữ. Vừa ăn chơi, vừa tán chuyện xua tan cái nóng đầu mùa… 

Ốc ruốc bày bán ở vùng biển Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Bây giờ đang là mùa biển yên, những dân chài vùng biển ngang thuộc các xã Đức Phong, Đức Minh, huyện Mộ Đức hay Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi lại kéo nhau đi bắt ốc ruốc.

Ngọt mềm bánh gai lá dừa Quảng Xương

Món bánh gai lá dừa của người Thanh Hóa ở huyện Quảng Xương là món ăn đặc biệt khi tới vùng đất Bắc Trung Bộ này. Cái lạ của món bánh này là cách gói bánh, tựa như chiếc bánh chưng, với những khuôn lá dừa cho chiếc bánh vuông vắn và vị ngon đặc biệt.

Bánh gai ở vùng Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa cũng như bánh gai ở các vùng miền khác trong cả nước, làm từ lá gai, bột nếp, mật mía, đỗ xanh và dừa. 

Chiếc bánh được tạo hình vuông vắn tựa như chiếc bánh chưng. Ảnh: Hoàng Huế