2 thg 3, 2017

Độc đáo lễ cúng Vía của người Mường

Từ xa xưa, trong tín ngưỡng của người Mường Hòa Bình đã tồn tại tục cúng vía đầu năm. Đây là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Quan niệm về vía của đồng bào Mường

Tập quán sinh sống của người Mường thường ở theo các chòm núi, hoặc ven các bìa rừng nơi có các con sông, con suối. Họ sống gần gũi với thiên nhiên nên cũng sớm hình thành cho mình các hình thái sinh hoạt văn hóa khác nhau. Và cứ từ đời này sang đời khác, các giá trị văn hóa của dân tộc luôn được họ giữ gìn, nâng niu.

Trong vô số các phong tục của đồng bào, tục cúng vía là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tìm về cội nguồn. Người Mường họ tin vào những điều “siêu nhiêu”, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu hồn vía bị lưu lạc thì thầy Mo sẽ là người có quyền năng, đứng trước cửa nhà để gọi về. 

Mâm cúng trong lễ "Vía" của đồng bào Mường. 

Lễ đầy tháng của người Tày Hà Giang

Lễ đầy tháng là một trong những nghi lễ trong gia đình của đồng bào Tày xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đây là nghi lễ báo cáo với tổ tiên công nhận là con, cháu trong gia tộc, trong dòng họ và trong gia đình. 

Nghi lễ đầy tháng của người Tày

Theo quan niệm của người Tày , khi đứa trẻ đầy tháng, người ta tổ chức lễ ăn mừng. Lễ này người Tày ở Chiêm Hóa, Chợ Đồn, Ba Bể...gọi là "lẩu ma nhét" (đám cưới con chó nhỏ), ở Bảo lạc gọi là " món dè" (đầy tháng); hay một vài nơi ở Hà Giang con gọi là "lẩu bươn,oóc bươn" (ra tháng) - cũng có nghĩa là đầy tháng. Người Tày ở Kim Ngọc thì gọi lễ đầy tháng là " vằn đáy bươn " (ngày đầy tháng). "vằn đáy bươn" của người Tày ở Kim Ngọc cũng được tổ chức rất to để chúc mừng gia đình có thêm một thành viên.

Các lễ vật trong cúng tế: Các lễ vật trong lễ đầy tháng là các sản phẩm nông nghiệp của gia đình. Các lễ vật này dâng lên để tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã che chở và phù hộ cho đứa bé sinh ra được khỏe mạnh. Trong lễ đầy tháng, đặt bên cạnh mâm cúng chính còn có các mâm của các gia đình hai bên nội ngoại mang đến cúng tế mừng cho đứa trẻ chính thức được công nhận là một thành viên trong gia đình. 

Lễ cúng cổng bon làng của người M’Nông

Lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) của người M’nông được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống. Lễ thường được tiến hành trong vòng 1 ngày, tại bên cổng ra vào bon làng. Mục đích của lễ cúng là để cầu xin các thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả năm, từ đầu mùa mưa năm nay đến đầu mùa mưa năm sau. 

Già làng thổi nung và kêu gọi con cháu. 

Trước khi tổ chức, già làng thông báo cho các chủ hộ gia đình đến họp bàn định ngày tổ chức lễ, phân công công việc, định phần đóng góp của mỗi gia đình.

1 thg 3, 2017

Vạn Thủy Tú - một chút thắc mắc

Ở Phan Thiết, trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng có một nơi gọi là dinh Vạn Thủy Tú. Theo các tài liệu cổ, dinh này được tạo lập vào năm 1762 để thờ cá Ông, và tại đây có trưng bày bộ xương cá Ông (cá voi) dài 22 met, được xác định là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Đây là điểm tham quan của du khách khi đến Phan Thiết, người ta đã nói đến nhiều nên xin không kể nữa, chỉ đăng vài hình cho vui thôi.


Về Châu Me ăn mực phủ trộn xoài

Mực phủ và xoài xanh giòn sừn sựt trong miệng. Hương của rau thơm hòa cùng vị cay của tiêu, ớt, tỏi lẫn với vị mặn của mắm, muối và vị ngọt từ đường, mực phủ quyện với vị chua của xoài lưu mãi nơi đầu lưỡi. Món gỏi mực phủ trộn xoài xanh làm nhiều người ngỡ ngàng khi được thưởng thức.

Món gỏi mực phủ trộn xoài xanh

Mưa lũ dầm dề rồi cũng dứt, anh bạn điện thoại gọi mời: “Về biển Châu Me chơi đi! Nắng đẹp lắm”. Và, quả thật, nắng mùa này trên bãi biển Châu Me, xã Phổ Châu (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm mê đắm lòng người. Nắng vàng rải lên cát trắng như lớp son mỏng phớt trên làn da thiếu nữ. 

Bánh ngải xứ Lạng

Bánh ngải xanh sẫm lại và thơm rất khẽ khàng mùi lá ngải, thứ lá thuốc dân gian vẫn quen dùng để chữa bệnh, là món ăn dân dã, một món quà ẩm thực của Lạng Sơn.

Chuyên gia ẩm thực người TP.HCM Chiêm Thành Long ngắm rất kỹ miếng bánh ngải xanh sậm đến mức gần như đen của một thí sinh trong vòng chung kết Chiếc thìa vàng 2016, một cuộc thi dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp trên toàn quốc. 

“Em đã xử lý không tốt màu sắc của bánh ngải”, ông Long nói. Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn có lời khen thí sinh đã rất chủ động trong việc đem đến một món ăn truyền thống với một hình thức điệu đà hơn xưa. Miếng bánh được bày kèm với đường caramel và mứt phết trong lòng đĩa. 

Theo ông Chiêm Thành Long, bánh ngải thường được gói bằng lá dong hay lá chuối. Lớp lá trong gói bánh ngải gói mặt phải vào trong, lớp lá ngoài lại quay mặt phải ra ngoài cho đẹp. Trên nền xanh lá đó, màu xanh của bánh ngải đậm hơn nhiều, sẫm hơn nhiều nhưng vẫn có cảm giác rất mới như một điểm nhấn. 

Du khách đắm mình ngắm hoa nhĩ cán tím tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Sau một thời gian ngắn được biết đến, hoa nhĩ cán tím nở tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp đã có một sức hút lớn đối với du khách gần xa; tạo nên một không gian ngút ngàn, thu hút đông du khách đến tham quan. 

Đây là địa điểm đáng quan tâm dành cho những ai có nhu cầu tham quan, du lịch thời điểm này. 

Hoa nhĩ cán tím ở Vườn Quốc gia Tràm Chim 

Lần đầu tiên, hoa nhĩ cán tím nở rộ thành một dãy dài khoảng 1km trên kênh nội đồng của Vườn Quốc gia với màu tím mộc mạc xen lẫn giữa màu xanh của rừng tràm.

Hà Giang: Miền đất của những cung đường

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc luôn hấp dẫn du khách bởi khí hậu quanh năm mát mẻ cùng vẻ đẹp nguyên sơ mà hùng vĩ.

Thẩm Mã buổi ban mai.

Biệt thự Bảo Đại bên biển Đồ Sơn

Biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là một kiến trúc đẹp có vị trí đắc địa, với tầm nhìn bao quát về phía biển.

Biệt thự Bảo Đại – còn gọi là Lầu Bảo Đại ở Đồ Sơn là một trong những dinh thự của vua Bảo Đại ở nhiều miền trên đất nước, như Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột. Nhưng biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là dinh thự duy nhất ở miền Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử gắn liền với vị vua cuối cùng trong triều đại phong kiến ở Việt Nam.

Ngắm ngôi chùa cổ có vẻ đẹp bất tử với thời gian

Ngôi chùa mang trong mình những nét đẹp cổ kính, linh thiêng và dường như bất tử với thời gian khiến ai tới thăm cũng ngỡ như mình đang trở lại không gian của vài trăm năm về trước.

Chùa Nôm nằm cách không xa làng Nôm (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), chỉ cần bước chân qua 9 nhịp cầu rồng làm bằng đá xanh với tuổi đời hơn 200 năm bắc qua sông Nguyệt Đức là ngôi chùa với vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng đã hiện ra trước mắt.